Tình hình nghiên cứu về hợp chất polyphenol, flavonoid trong lá tía tô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 37 - 39)

FLAVONOID TRONG LÁ TÍA TÔ

Năm 2008, Linghua Meng và các cộng sự khảo sát hoạt tính chống oxy hóa và các hợp chất polyphenolic trong lá tía tô tại Nhật Bản và Trung Quốc. Các hoạt chất chống oxy có trong lá tía tô gồm có dẫn xuất axit cinnamic (axit tartaric coumaroyl, axit caffeic, axit rosmarinic), flavonoids (apigenin 7-O- caffeoylglucoside, scutellarein 7-O-diglucuronide, luteolin 7-O-diglucuronide, apigenin 7-O-diglucuronide, luteolin 7-O-glucuronide, scutellarein 7-O- glucuronide) và anthocyanin (cis-shisonin, shisonin, malonylshisonin, cyanidin 3-O-(E)-caffeoylglucoside-5-O-malonylglucoside). Tổng hảm lượng phenolic từ các mẫu ( 4-29 µmol/100 ml) và giá trị TEAC tính (23-167 mmol TE / 100 mL) khẳng định các hoạt động chống oxy hóa cao của các chiết xuất. Phân tích DAD- HPLC (Detector Diod Array High Performance Liquid Chromatography) xác định tổng hàm lượng anthocyanin có trong các mẫu từ 2,9 - 4,0 µmol/100 ml, tổng hàm lượng các dẫn xuất cinnamic từ 5 - 11 µmol/100ml và tổng hàm lượng flavon từ 12-18,5 µmol/100 ml.

Năm 2014, Nguyễn Thị Hoàng Lan và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu công nghệ trích ly tinh dầu từ lá tía tô. Các điều kiện tối ưu của quy trình là lá tía tô được làm héo tới độ ẩm 20% và đem đi xay mịn. Nguyên liệu được đem đi trích ly 3 lần bằng dung môi ethanol 96% với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/18 (g/ml) nhiệt độ trích ly là 50% trong 12 giờ. Sản phẩm tinh dầu thu được có thành phần chính perilla aldehyde 37,38%, Myristicne 26,39%, Limonene 5,95%.

Năm 2015, Hoàng Thị Yến và cộng sự đã khảo sát nghiên cứu tách chiết các hợp chất polyphenol có tính chống oxy từ cây sim. Với các điều kiện tách chiết tối ưu cho phép thu được dịch chiết có khả năng kháng oxy hóa cao nhất

với nồng độ etanol 65%, nhiệt độ 45oC và thời gian là 30 phút. Ở điều kiện này, dịch chiết thu được có hàm lượng polyphenol tổng số là 76,42 mg GAE/g chất khô và khả năng chống oxy hóa 1408,99 µM TE/g chất khô.

Năm 2017, Nguyễn Thị Ngọc Thúy và cộng sự đã khảo sát ảnh hưởng của dung môi và pH đến quá trình trích ly các hợp chất có khả năng kháng oxy hóa từ tía tô. Kết quả thực nghiệm trích ly các hoạt chất từ tía tô bằng phương pháp ngâm chiết cho thấy, dung môi là ethanol 60% với tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/35 (w/v) trong điều kiện trích ly tốt nhất là pH 3. Dịch chiết thu nhận ở điều kiện tối ưu có hàm lượng polyphenol, flavonoid và khả năng kháng oxy hóa lần lượt là 0,781 ± 0,005 g acid gallic/100g chất khô, 0,308 ± 0,001g quercetin/100 g chất khô; 125,091 ± 0,211 mg vitamin C/L.

Để chiết tách và tinh sạch RA, người ta thường sử dụng dung môi hữu cơ để chiết tách các hợp chất phenolic bao gồm cả rosmarinic axit trong thực vật. Ngoài ra, một số tác giả đã sử dụng chưng cất lôi cuốn hơi nước và carbon dioxide siêu tới hạn ( SC- CO2) để chiết tách rosmarinic axit từ thực vật. Phương pháp này có hạn chế do chưng cất lôi cuốn hơi nước làm oxy hóa polyphenolic vì nhiệt độ sử dụng chiết tách cao; SC-CO2 có tính kỵ nước cao nên việc chiết tách polyphenolic gặp khó khăn. Một số nhà khoa học đã sử dụng lọc màng để cô đặc chọn lọc rosmarinic axit từ dịch chiết của húng chanh hoặc sử dụng phương pháp thẩm tích điện từ để thu hồi và tinh chế rosmarinic axit từ hương thảo. Tuy nhiên, phương pháp này được đánh giá là chưa thích hợp khi sử dụng để thu hồi và tinh chế rosmarinic axit từ cả dung dịch nước và chất khô của hương thảo. Nguyên nhân chính là do sự cân bằng hằng số phân ly cho rosmarinic axit thấp nên độ dẫn điện thấp (Zhang X et al., 2009).

Zhu và cộng sự (2014) đã tiến hành tách axít rosmarinic từ lá tía tô bằng kỹ thuật siêu phân tử và chiết xuất bởi dung môi. Phức hợp siêu phân tử được hình thành giữa flavocomelin (C28H32O15) và dịch chiết lá tía tô, phần nổi trên bề mặt chứa axít rosmarinic được tách ra. Dịch chiết axít rosmarinic được tinh chế từng phần bằng etyl axetat. Hàm lượng phenolic tổng số trong dịch chiết axít rosmarinic là 433,9 µg/mg axít gallic, hoạt tính kháng oxy hóa 5,5 µg/ml, hoạt tính kháng dị ứng 52,9 µg/ml và ngăn cản hoạt tính enzyme α-glucosidase 0,23 mg/ml. Dịch chiết axít rosmarinic có khả năng cao trong điều trị tiểu đường và dị ứng do ngăn cản hoạt tính enzyme α-glucosidase.

Trên thế giới, đã có một số bài nghiên cứu về các hoạt chất chống oxy có trong lá tía tô nhưng chủ yếu là khảo sát hoạt tính chống oxy hóa từ lá tía tô. Tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 37 - 39)