Kết quả ảnh hưởng tốc độ khuấy trộn đến quá trình chiết tách các chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 76 - 77)

chất chống ôxi hoá từ lá tía tô

Sự đảo trộn nguyên liệu và dung môi có ảnh hưởng nhiều đến chiết tách các hoạt chất sinh học từ nguyên liệu thực vật. Điều này giúp cho nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau nhiều hơn, làm tăng quá trình khuếch tán chất hòa tan vào dung môi, tăng hiệu quả trích ly. Tuy nhiên, nếu tốc độ khuấy trộn quá mạnh có thể dẫn đến tác dụng ngược lại, cản trở quá trình trích ly chất hòa tan. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tốc độ khuấy được trình bày tại hình 4.9.

Hình 4.9. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy trộn đến quá trình chiết tách các chất chống ôxy hóa từ lá tía tô

(Chú thích: Những cột có màu giống nhau có các chữ cái khác nhau thì khác nhau có nghĩa ở mức ý nghĩa α = 5%) (phụ lục )

Qua kết quả phân tích thống kê cho thấy tốc độ khuấy trộn nguyên liệu khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến hiệu suất thu nhận các chất chống oxy hóa. Khi tăng dần tốc độ khuấy hiệu suất chiết tách tăng bởi nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau nhiều hơn, làm tăng quá trình khuếch tán chất hòa tan vào dung môi, tăng hiệu quả chiết tách, đạt cao nhất ở tốc độ khuấy 300 vòng/phút và có xu hướng giảm ở tốc độ 400 vòng/phút do tốc độ khuấy trộn quá mạnh có thể dẫn đến tác dụng ngược lại, cản trở quá trình trích ly chất hòa tan.

Từ kết quả thu được trong hình 4.9 cho thấy tốc độ khuấy trộn phù hợp nhất cho quá trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô là 300 vòng/phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu quy trình chiết tách các chất chống oxy hóa từ lá tía tô (Trang 76 - 77)