- Bình ổn kinh tế vĩ mô: yếu tố quyết định và đảm bảo cho sự tăng trưởng không ngừng của thị trường bán lẻ chính là sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Tại các nước có tình hình tài chính, tiền tệ ổn định cộng với sự ổn định và hoàn thiện của hệ thống pháp luật liên quan thì các thành viên tham gia sẽ có nhiều cơ hội để phát triển một cách bình đẳng và toàn diện. Bình ổn kinh tế vĩ mô là vấn đề không hề đơn giản, song để thực hiện được điều đó thì vai trò của Chính phủ là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển vững mạnh nền tài chính, tiền tệ của đất nước.
- Đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng tăng giá ảo đối với thị trường bất động sản. Bởi vì tình trạng tăng giá ảo đối bất động sản do các nhà đầu cơ gây ra, gây ảnh hưởng khó khăn cho nhiều người dân có nhu cầu nhà ở thực sự, đồng thời gây khó khăn cho NH trong việc thẩm định giá nhà, đất thế chấp để cho KH vay vốn, giá ảo khiến cho việc định giá cao hơn giá trị thực của chúng, gây ra rủi ro giá trị tài sản tương lai giảm, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay của NH.
- Về hệ thống quản lý hành chính: Chính phủ cần đẩy mạnh việc triển khai dự án quản lý hành chính bằng công nghệ thông tin hiện đại để có thể quản lý toàn bộ thông tin về việc làm, nhân thân,… của mọi cá nhân trong xã hội. Khi cơ quan quản lý có hệ thống quản lý thông tin cá nhân tốt từ các cơ quan hành chính, NH sẽ dễ dàng triển khai các sản phẩm cho vay không có đảm bảo bằng
tài sản đối với các đối tượng như cán bộ quản lý, cán bộ công nhân viên, học sinh sinh viên, du học, hợp tác lao động,… Thông qua hệ thống thông tin hiện đại, NH xác định một cách nhanh chóng và chính xác nguồn thu nhập, uy tín cá nhân và quản lý được cá nhân vay vốn có thể giúp NH giảm thiểu chi phí điều tra, đơn giản thủ tục hồ sơ, tiết kiệm chi phí giấy tờ, giải tỏa được những rào cản khoảng cách giữa người đi vay và người cho vay,…
- Hoàn thiện hệ thống các văn bản luật như các Luật như Luật các TCTD, Luật Chứng khoán, Luật về nhà ở, Luật đất đai, Luật dân sự, Luật kinh tế,… nhằm tạo hành lang pháp lý an toàn, vững chắc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NH và người đi vay. Chính phủ cần có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của NH trong trường hợp người đi vay không thanh toán được nợ; đồng thời các cơ quan thực thi pháp luật cũng phải chú ý giải quyết các vụ tranh chấp, hỗ trợ NH thu hồi nợ tồn đọng; nghiên cứu cho ra quy trình xử lý tài sản thế chấp một cách nhanh chóng giúp cho NH xử lý nợ nhanh trong trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp.
- Phòng công chứng và phòng đăng ký giao dịch đảm bảo là hai bộ phận có vai trò quan trọng, hỗ trợ NH xác minh hành vi thế chấp, cầm cố tài sản giữa KH và NH (là cơ sở pháp lý cho việc kiện tụng sau này nếu có), do vậy Chính phủ cần có biện pháp nâng cao tinh thần trách nhiệm của bộ phận này.