Phần 3 Đặc điểm công ty và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp bao gồm các số liệu về tình hình chung của Công ty như: tình hình nhân sự, kết quả kinh doanh và các báo cáo liên quan đến số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, số hồ sơ được giải quyết, hồ sơ tồn động hay là các quy định về quy trình giám đinh, bồi thường của công ty. Những dữ liệu thứ cấp này được thu thập từ các phòng, ban trong công ty. Ngoài ra, một số dữ liệu liên quan về vấn đề nghiên cứu cũng được thu tập từ các tạp chí, website để phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
hỏi để phỏng vấn trực tiếp khách hàng tham gia bảo hiểm để thu thập các ý kiến đánh giá của khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ của công ty, chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ, cơ sở vật chất của công ty. Những dữ liệu này sẽ là căn cứ quan trọng trong việc đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật cất xe cơ giới của công ty trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp cần thiết trong thời gian tới. Trong nghiên cứu này, 100 khách hàng được phóng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Phương pháp thang đo Likert 5 mức độ được dử dụng để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm vất chất xe cơ giới. Bằng cách sử dụng các lựa chọn để trả lời phân vùng phạm vi từ không hài lòng (mức 1) đến rất hài lòng (mức 5) đối với từng thang đo nghiên cứu chi tiết bảng hỏi ở phục lục.
3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các dữ liệu thu thập được nhập vào Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu cần thiết phục vụ cho việc phân tích. Để phân tích dữ liệu, đề tài sử dụng một số kỹ thuật sau:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Kỹ thuật được dùng để thống kê, mô tả các điểm cơ bản về thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty thông qua các số liệu tương đối, số tuyệt đối, giá trị trung bình.v.v. Ngoài ra, các hình thức bảng, sơ đồ, biểu đồ cũng được sử dụng để thể hiện các dữ liệu nghiên cứu nhằm phản ánh được thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
+Phương pháp so sánh: Trong nghiên cữu này, phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh tình hình biến động các chỉ tiêu nghiên cứu thông qua các năm như số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm, số hồ sơ được giải quyết, số còn tồn động, doanh thu từ bảo hiể.v.v Qua đó, sẽ thấy được sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới của công ty trong những năm gần đây. Ngoài ra, kỹ thuật so sánh còn được dùng để so sánh một số chỉ tiêu nghiên cứu của công ty với các công ty khác có cùng nghành kinh doanh.