Khái niệm quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn (Trang 26 - 29)

thương mại

2.1.4.1. Khái niệm quản lý

Quản lý nói chung theo nghĩa tiếng Anh là Administration vừa có nghĩa là (hành chính, chính quyền). Xét về từ ngữ, thuật ngữ “Quản lý” có thể hiểu là hai quá trình hợp vào với nhau, quá trình “quản” là sự coi sóc, gìn giữ, duy trì ở trạng thới ổn định, quá trình “lý” là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa đối tượng chịu quản lý phát triển. Khái niệm “ hoạt động quản lý” là một khái niệm rất chung chung, tổng quát. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm này.

Chẳng hạn, theo Quan điểm quản lý hành chính của Henry Fayol, trong “Quản lý công nghiệp và quản lý tổng quát, 1916” Henry Fayal định nghĩa “Quản lý là sự dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Đó chính là năm chức năng cơ bản của quản lý”. Foyol cho rằng năng suất lao động của con người trong một tổ chức tùy thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản lý. Việc sắp xếp, tổ chức được Foyol gọi là quản lý hành chính, ông cho rằng quản lý hành chính là sự tổng hợp bao trùm để tạo ra sức mạnh cho mọi tổ chức. Ông cho rằng thành công của nhà quản lý không phải nhờ vào phẩm chất cá nhân mà nhờ vào những phương pháp đã áp dụng và những nguyên tắc chỉ đạo hành động của người quản lý đó (Peter S.Rose, 2001).

Thuyết quản lý khoa học của Frederick Winslow Taylor, dựa trên nhận thức bản chất của người lao động là lười biếng, động cơ lao động của họ là kinh tế, bản thân họ không có đóng góp gì cho tổ chức ngoài sức lao động của họ, các nhà quản lý am hiểu công việc hơn công nhân. Vì vậy Taylor cho rằng một trong những công việc quan trọng mà nhà quản trị cần phải làm là đảm bảo công nhân của họ làm những công việc lặp đi lặp lại một cách nhàm chán nhưng với hiệu quả cao nhất. Để làm được điều đó nhà quản trị phải dạy cho công nhân biết cách làm việc và dùng những kích thích kinh tế như tiền lương, tiền thường để động viên công nhân.

Quan điểm quản lý quá trình của Harold Koontz, cho rằng quản lý là một quá trình liên tục của các chức năng quản lý, đó là hoạch định, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo, kiểm tra và phản hồi. Các chức năng này được gọi là chức năng chung của quản lý. Bất kỳ lĩnh vực nào từ đơn giản đến phức tạp, trong lĩnh vực sản xuất hay lĩnh vực dich vụ thì bản chất quản lý cũng không thay đổi, đó là việc thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý.

Quan điểm quản lý tình huống ngẫu nhiên của Fiedler, chủ trương rằng muốn quản lý hiệu quả thì phải căn cứ vào tình huống cụ thể để vận dụng phối hợp các quan điểm quản lý. Ông cho rằng: quản lý học như cuộc đời, không thể dựa trên những nguyên tắc đơn giản. Bởi vì các yếu tố như tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, tâm lý…làm cho đối tượng chịu quản lý có sự cá biệt hóa. Quan điểm tình huống ngẫu nhiên đòi hỏi nhà quản lý phải linh hoạt, bởi vì các tổ chức, hoạt động khác nhau về kích thước, mục tiêu, nhiệm vụ nên khó có thể áp dụng nguyên tắc quản lý chung, khái quát nào (Peter S.Rose, 2001).

Lý thuyết quản lý Kaizen, Kaizen tiếng Nhật là “cải tiến” “cải thiện”. Cốt lõi của quản lý Kaizen là những cải tiến nhỏ, cải tiến từng bước giúp tận dụng những tài nguyên sẵn có như nguồn lực, vật tư, thiết bị mà không tốn kém tiền của. Kaizen chú trọng tới quá trình thực hiện công việc, cải tiến quá trình để thực hiện để có được kết quả tốt hơn. Mặt khác Kaizen hướng về con người và những nỗ lực của con người, nhấn mạnh vai trò của người quản lý trong việc khuyến khích các nỗ lực của người chịu quản lý để cải tiến quy trình làm việc. Điều này khác so với quan điểm quản lý phương Tây chủ yếu chú trọng đến kết quả.

Từ những khái niệm trên có thể thấy rằng thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến và được nhiều tác giả đề cập đến. Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu này, có thể hiểu khái niệm quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý) đến khách thể (đối tượng quản lý) về bằng hệ thống luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.

Quản lý bao gồm các yếu tố: Chủ thể quản lý, đối tượng quản lý. Muốn tăng cường hoạt động quản lý, chủ thể quản lý cần xác định rõ chủ thể, đối tượng quản lý, phải thực hiện tác động phù hợp đến đối tượng quản lý hướng tới mục tiêu hiệu quả (Peter S.Rose, 2001).

hoạch) là chức năng quan trọng nhất của hoạt động quản lý, nhằm định ra chương trình, mục tiêu, chiến lược mà hoạt động quản lý cần đạt được. Thứ hai: tổ chức, là chức năng nhằm hình thành nhóm chuyên môn hóa, các phân hệ tạo nên hệ thống, đồng thời điều khiển hoạt động chung của nhóm, của phân hệ trong hệ thống, tổ chức. Thứ ba: kiểm tra, là chức năng nhằm kịp thời phát hiện những sai sót trong quá trình hoạt động và các cơ hội đột biến trong hệ thống. Thứ tư: điều chỉnh, là chức năng sửa chữa các sai sót nảy sinh, tạo ra thế cân bằng mới trong hoạt động, tận dụng các cơ hội thúc đẩy tổ chức phát triển nhanh chóng. Bốn chức năng này thực chất là một chuỗi công việc thực hiện liên tiếp nhau theo một cấu trúc vòng khép kín, gọi là chu trình quản lý. Trong quá trình quản lý, chu trình này luôn lặp lại.

2.1.4.2. Khái niệm quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Thực chất NHTM cũng là một tổ chức hoàn chỉnh, hoạt động quản lý chung của NHTM và hoạt động quản lý riêng đối với từng mảng nghiệp vụ của NHTM cũng không tách rời các quan điểm và công việc chung như trên. Do đó, Quản lý hoạt động tại một tổ chức là NHTM nói chung và quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của NHTM là: Sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của các cấp Quản lý đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân thông qua chính sách, quy định, hướng dẫn nhằm tạo ra môi trường, điều kiện thuận lợi phát triển cho vay nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng, lợi nhuận, hạn chế rủi ro. Quản lý cho vay KHCN cũng có đầy đủ những chức năng của hoạt động quản lý. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, chức năng hoạch định trong quản lý hoạt động cho vay KHCN là xây dựng định hướng chính sách, quy trình hướng dẫn cho vay đối với khách hàng cá nhân, xây dựng chiến lược về sản phẩm, đưa ra mục tiêu chiến lược, xây dựng các chỉ tiêu trung gian, chương trình hành động để cụ thể hóa cách thức hoàn thành chỉ tiêu, qua đó đạt được hiệu quả trong công tác quản lý cho vay KHCN. Hoạch định trong quản lý hoạt động cho vay KHCN là chức năng quan trọng nhất trong quy trình quản lý, bởi vì nó gắn liền với chương trình hành động trong tương lai của NHTM, chi phối các chức năng khác của hoạt động quản lý cho vay (Peter S.Rose, 2001).

chức bộ máy quản lý để thực hiện theo các mục tiêu, chương trình hành động được hoạch định trong chức năng quản lý hoạt động cho vay KHCN, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế phối hợp, hoạt động của từng cơ quan, bộ phận chuyên môn. Chức năng này góp phần tiêu chuẩn hóa công việc, chuyên môn hóa lao động trong bộ máy quản lý hoạt động cho vay KHCN tại NHTM, thiết lập một hệ thống các vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận đó có thể phối hợp tốt nhất với nhau để thực hiện mục tiêu của quản lý.

Thứ ba, chức năng kiểm tra trong quản lý hoạt động cho vay KHCN là chức năng giúp nhà quản lý phát hiện những sai sót trong quá trình triển khai cho vay, kịp tìm ra những ách tắc trong hoạt động, tận dụng những nguồn lực trong tổ chức để sớm hoàn thành mục tiêu. Đây là chức năng cơ bản và quan trọng trong hoạt động quản lý, góp phần theo dõi, giám sát, đánh giá diễn biến và kết quả hoạt động so sánh với định hướng chính sách, quy trình hướng dẫn cho vay, tiêu chuẩn sản phẩm cho vay, tiêu chuẩn hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân trong hệ thống quản lý cho vay. Ngoài ra, công tác kiểm tra tại NHTM góp phần quan trọng trong kiểm soát rủi ro, tăng cường hoạt động quản lý cho vay.

Thứ tư, chức năng điều chỉnh trong quản lý hoạt động cho vay KHCN là khơi thông ách tắc, các trì trệ của hoạt động cho vay, khai thác có hiệu quả các tiềm năng của các bộ phận, các cá nhân trong bộ máy quản lý cho vay. Việc điều chỉnh có thể xảy ra ở mọi khâu, mọi chỗ, có thể điều chỉnh từ cơ cấu, cơ chế, chương trình hành động… của hoạt động cho vay KHCN. Tuy nhiên việc điều chỉnh yêu cầu cần tính cẩn trọng cao không làm sai lệch mục tiêu ban đầu của hoạt động. Ngoài ra, việc điều chỉnh tại NHTM phụ thuộc vào quy định, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng trung ương, thông lệ quốc tế (Peter S.Rose, 2001).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh khu công nghiệp tiên sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)