- Thay đổi các chính sách lãi suất, ưu đãi, kế hoạch nguồn vốn đối với hoạt động cho vay KHCN.
- Thực hiện các nghiệp vụ hoán đổi, giảm thiểu rủi ro (Nguyễn Thị Mai Phương, 2015).
2.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ngân hàng thương mại
2.1.6.1. Các yếu tố khách quan
a. Môi trường về kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nước
NHTM là một tổ chức trung gian tài chính, làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Do vậy, những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các Ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình
sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, nhu cầu vay vốn tăng, làm cho các NHTM dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình. Đồng thời, khả năng nợ xấu có thể giảm, vì năng lực tài chính của các cá nhân cũng được nâng cao.
Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM như: Nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM (Trần Thanh Sơn, 2016).
b. Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.Thực tiễn cho thấy, sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua, đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế (Trần Thanh Sơn, 2016).
c. Đối thủ cạnh tranh
Các Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động quản lý của mình vượt đối thủ cạnh tranh. KHCN là đích ngắm của rất nhiều Ngân hàng hàng do lợi nhuận của bộ phận khách hàng này mang lại cao do vậy các KHCN sẽ có lựa chọn khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó việc quản lý cho vay KHCN cần phải tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là điều vô cùng quan trọng (Trần Thanh Sơn, 2016).
2.1.6.2. Các yếu tố chủ quan
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố liên quan đến việc quản lý các khách hàng KHCN: hạn mức cho vay đối với một khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí, phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn, xử lý các khoản vay có vấn đề...tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ đến việc quản lý hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng. Nếu như tất cả những yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trong việc quản lý hoạt động cho vay, đảm bảo được chất lượng tín dụng. Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc quản lý hoạt động cho vay (Trần Thanh Sơn, 2016).
b. Năng lực quản trị, năng lực điều hành của lãnh đạo ngân hàng
Năng lực quản trị điều hành, trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Một Ngân hàng có Ban điều hành gồm những lãnh đạo có năng lực sẽ tạo thành một tổ chức có sự phân công nhiệm vụ giữa các Khối, Phòng ban để hoạt động sao cho có hiệu quả nhất, vận hành linh hoạt, phù hợp, đáp ứng những nhu cầu phát sinh đa dạng của khách hàng, đồng thời công tác quản lý cũng trở nên chặt chẽ hơn. Thêm vào đó, năng lực quản trị tốt sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được những rủi ro phát sinh, giảm thiểu các chi phí khác bằng việc xây dựng hệ thống chính kiểm soát, phòng ngừa rủi ro. Có thể nói, đây là nhân tố vô cùng quan trọng, tác động trực tiếp đến tính hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN (Trần Thanh Sơn, 2016).
c. Cơ sở vật chất, mạng lưới giao dịch
Một hệ thống chi nhánh, điểm giao dịch có độ bao phủ trên phạm vi lớn với cơ sở vật chất hiện đại, thuận tiện trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ Ngân hàng sẽ là một lợi thế không nhỏ trong bối cảnh sự cạnh tranh phát triển khách hàng mới giữa các Ngân hàng đang ngày một gay gắt. Nếu cơ sở vật chất hiện đại, mạng lưới giao dịch phong phú thì sẽ to ra sự thuận lợi cho khách hàng đến vay vốn, giảm thiểu thời gian chờ đợi xét duyệt…tạo lòng tin của khách hàng vào Ngân hàng. Hệ thống phần mềm lõi tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân vừa phù hợp với nhu cầu của khách hàng vừa đa dạng và có nhiều tiện ích gia tăng… Trên thực tế, tại Việt Nam hiện nay, các NHTM chú
trọng bán lẻ đều đang không ngừng xây dựng một cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị chất lượng cao và những điểm giao dịch nằm tại những vị trí thuận tiện, phục vụ khách hàng tốt nhất có thể (Trần Thanh Sơn, 2016).
d. Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Chính là phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một Ngân hàng. Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống như ngày nay, thì ngành Ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình, nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống. Năng lực công nghệ của Ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới, gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các Ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi Ngân hàng. Với một hệ thống công nghệ hiện đại sẽ giúp tăng tính bảo mật thông tin, công tác quản lý tín dụng cũng như việc tính toán lợi nhuận, dự báo những rủi ro có thể xảy ra sẽ đạt hiệu quả tối ưu hơn (Trần Thanh Sơn, 2016).
e. Trình độ, chuyên môn của nhân viên ngân hàng
Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất kỳ hoạt động nào của các NHTM. Phân khúc KHCN cạnh tranh ngày càng gay gắt thì càng đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao, để đáp ứng kịp thời đối với những nhu cầu ngày càng đa dạng của KHCN. Việc đào tạo và sử dụng nhân lực có sự đồng bộ về trình độ, chuyên môn, đặc biệt là