Dịch tễ học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 29 - 33)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Một vài nét khái quát về virus newcastle

2.2.4. Dịch tễ học

Loài vật mắc bệnh

+ Trong tự nhiên: Gà là loại động vật cảm thụ nhất đối với bệnh. Gà mọi giống, mọi lứa tuổi đều mắc bệnh. Bồ câu, chim sẻ, chim cút và một số chim trời cũng cảm thụ với bệnh. Vịt và ngỗng có thể bị nhiễm nhưng không hoặc ít có biểu hiện lâm sàng. Người cũng có thể nhiễm virus Newcastle, thời gian nung bệnh từ 1-4 ngày, biểu hiện viêm kết mạc mắt, đôi khi cả sốt và nhức đầu (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).

Theo Lu Y.S. (1986) từ năm 1970-1985 có 396 ổ dịch Newcastle ở Đài Loan trong đó có 93% là ở gà, 82% gà mắc bệnh dưới 2 tháng tuổi, virus gây bệnh thuộc chủng Velogen hướng nội tạng và thần kinh.

Tại Newxealand, (Tisdale, 1988) đã phát hiện được kháng thể ngăn trở ngưng kết hồng cầu đối với virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loại này khơng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng vẫn phân lập được virus Newcastle thuộc nhóm Lentogen.

(Pearson et al., 1987) báo cáo kết quả nghiên cứu chủng virus PMV-1 phân lập từ chim bồ câu có triệu chứng liệt, vẹo cổ, run rẩy, mất thăng bằng và chết.

Theo (Kaleta and Baldauf, 1988) cho biết có đến 241 lồi của 27 trong số 50 bộ chim có thể mắc bệnh Newcastle.

Theo (Sharaway, 1994) chim cút ít mẫn cảm với virus Newcastle hơn gà, thời gian ủ bệnh trung bình từ 5-6 ngày. Triệu chứng bệnh thay đổi tùy theo độc

lực của chúng gây bệnh. Nếu nhiễm virus độc lực cao, chim cút có biểu hiện ủ rũ, khó thở, bệnh kéo dài vài ngày rồi chết.

Khả năng gây bệnh cho gà của virus Newcastle phụ thuộc vào: chủng virus, con đường xâm nhập, số lượng virus, điều kiện môi trường sống và sức đề kháng của con vật. Gà con thường mắc bệnh ở thể cấp tính nhiều hơn gà trưởng thành.

Ngồi ra, người và một số động vật có vú khác như chuột, chó… cũng mắc bệnh. Ở người thời gian nung bệnh từ 1-4 ngày với các triệu chứng lâm sàng ở mắt: một hoặc cả hai mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mí mắt phù thũng, xuất huyết kết mạc mắt, đơi khi sốt và đau đầu.

Suarez-Hernander M. (1987) đã tiến hành khảo sát huyết thanh học của virus Newcastle ở những công nhân chăn gà. Kháng thể HI với virus bệnh

Newcastle đã được tìm ra ở 73/277 (26,3%) người làm việc trực tiếp ở trại gà và 110/230 (47,8%) người làm việc gián tiếp.

+ Trong phịng thí nghiệm: Thường dùng gà giò để gây bệnh, sau khi tiêm truyền virus, gà sẽ có triệu chứng- bệnh tích giống như gà mắc bệnh trong tự nhiên. Có thể dùng chim bồ câu để gây bệnh tích bằng cách tiêm virus vào bắp thịt, sau 6-8 ngày bồ câu bị tê liệt và chết sau 15-16 ngày. Ngồi ra, cũng có thể dùng chuột bạch để gây bệnh bằng cách tiêm virus vào óc hay phúc mạc, sau 3-6 ngày thì chuột chết (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).

Con đường xâm nhập và phương thức truyền lây

Theo (Alexander, 1988), virus có trong thức ăn, nước uống hay phân theo đường tiêu hóa (miệng, hầu, thực quản) hoặc qua khơng khí theo đường hơ hấp khi gia cầm hít thở sẽ xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Mức độ truyền lây phụ thuộc vào độc lực của virus, con đường xâm nhập, liều lượng lây nhiễm và sức đề kháng của gia cầm. Bệnh còn lây truyền qua đường vận chuyển các sản phẩm của gia cầm như thịt, xác chết, thức ăn thừa hoặc tiếp xúc giữa các gia cầm ni với chim hoang dã.

Gà có thể nhiễm bệnh khi uống nước có mầm bệnh. Những nơi có nguồn nước công cộng là nơi dễ tiềm tàng mầm bệnh.

Theo (Lancaster et al., 1975) đã liệt kê những phương thức lây lan chủ yếu của bệnh Newcastle như sau:

(1) Sự vận chuyển chim sống như buôn bán gia cầm, chim cảnh, bồ câu, chim hoang dã

(2) Tiếp xúc giữa những động vật khác (3) Di chuyển người và phương tiện (4) Luân chuyển sản phẩm gia cầm (5) Truyền lây qua đường khơng khí (6) Thức ăn gia cầm bị vấy nhiễm (7) Nước uống

(8) Vaccine.

Hình 2.2. Phương thức lây lan chủ yếu của bệnh Newcastle

Nguồn: (Acha et al., 1987)

Khả năng truyền dọc từ trứng nhiễm bệnh ở đường sinh dục mẹ vẫn chưa được làm rõ (Beard et al., 1984). Gà mái nhiễm virus Newcastle chủng Velogen có thể ngừng đẻ nhưng gà mái nhiễm chủng Lentogen vẫn tiếp tục đẻ. Phôi nhiễm bệnh trước khi nở thường bị chết, nhưng vẫn có thể nở khi virus khơng có độc lực.

Trên bề mặt trứng bị nhiễm virus Newcastle thì sau khi nở, gà có thể mắc bệnh do virus từ phân bám vào vỏ trứng và sống trong thời gian ấp trứng.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân. Bệnh lây lan nhanh và mạnh. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao.

Chất chứa và bài xuất virus

Trong cơ thể gà bệnh, hầu hết các cơ quan phủ tạng đều chứa virus. Sau 44h gây nhiễm, có thể tìm thấy virus ở thận, lách, túi Fabricius, đường hô hấp, tụy và não. Máu có chứa virus nhưng khơng thường xun.

Virus được bài xuất qua phân, nước mắt, nước mũi. Cơ thể bài xuất virus bắt đầu từ 20-24h trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng và kéo dài suốt thời kỳ mắc bệnh cho đến khi ra khỏi và chết. Gà lành bệnh sẽ trở thành vật mang trùng và bài xuất virus ra môi trường xung quanh trong khoảng 2 tuần có khi kéo dài đến 5 tuần (Lancaster, 1966).

Cơ chế sinh bệnh

Gà là lồi mẫn cảm nhất, vịt có thể bị nhiễm bệnh nhưng có biểu hiện lâm sàng rất ít hoặc khơng có.

Ở gà, bệnh lý của bệnh Newcastle được xác định chủ yếu dựa vào chủng virus gây bệnh, liều gây nhiễm, đường gây nhiễm, lứa tuổi và các điều kiện mơi trường. Nhìn chung, đối với gà con, bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính và nặng. Các chủng virus cường độc khi gây nhiễm có thể làm chết gà con mặc dù chưa biểu hiện triệu chứng và chỉ biểu hiện ở những gà trưởng thành. Đường nhiễm virus chủ yếu là đường hô hấp và đường tiêu hố, gây ra các triệu chứng hơ hấp. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hay tiêm vào não thì gà có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, bước đầu tiên là virus tiếp cận các tế bào vật chủ nhờ sự giúp đỡ của các polypeptid HN. Màng tế bào sẽ hấp phụ virus nhờ hoạt động bề mặt của protein F và phức hợp nuclecapsid xâm nhập vào tế bào vật chủ. Virus nhân lên tại nguyên sinh chất của tế bào vật chủ. Tại đây diễn ra quá trình tổng hợp ARN và protein của virus. Protein F của virus được tổng hợp đầu tiên là F0, khơng có chức năng, sau đó nhờ men proteaza của tế bào vật chủ cắt thành F1 và F2. Với protein HN của một số chủng virus sau khi được tổng hợp cũng đòi hỏi sự phân cắt sau khi giải mã. Protein của virus sau khi được tổng hợp sẽ được vận chuyển đến gần màng tế bào rồi kết hợp với ARN của virus và hình thành virus hoàn chỉnh rời khỏi tế bào.

Virus nhân lên trong nguyên sinh chất đạt mức tối đa sau 5-6 giờ gây nhiễm. Sau 3-4 giờ gây nhiễm, có thể phát hiện được kháng nguyên đặc hiệu bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Khi hàm lượng virus tăng lên gây hiện tượng nhiễm trùng huyết, gây viêm hoại tử nội mô các cơ quan, gây tổn thương thành huyết quản.

Virus không tác động trực tiếp đến phổi nhưng gây hiện tượng khó thở do virus làm rối loạn hệ tuần hồn và trung khu hơ hấp của hệ thần kinh trung ương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 29 - 33)