Đáp ứng miễn dịch chống virus newcastle

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 39 - 42)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Đáp ứng miễn dịch chống virus newcastle

2.3.1. Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu

Hệ thống miễn dịch khơng đặc hiệu là hàng rào phịng thủ đầu tiên chống lại bất cứ vật ngoại lai nào xâm nhập vào cơ thể. Chức năng này được thể hiện qua các cơ chế:

Các hàng rào vật lý, hóa học: gồm da, màng nhày, khu hệ sinh vật thường trú, các lông mao, axit trong dạ dày và các men tiêu hóa protein.

Các yếu tố kháng khuẩn có trong dịch tiết của cơ thể: gồm các enzyme, Interferon , các yếu tố gây hoại tử mô bào, tế bào thực bào (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).

2.3.2. Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu

Đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào

Trong miễn dịch trung gian tế bào, có sự tham gia của các tế bào lympho T, B và các đại thực bào. Tế bào lympho T nhận biết kháng nguyên lạ sau khi nó được các tế bào trình diện kháng nguyên xử lý và trình diện. Tế bào lympho B thành thục trong các túi Fabricius nhận biết các kháng ngun hịa tan và trình diện chúng trên bề mặt. Các tế bào TCD4 (T hỗ trợ) nhận biết các tế bào có kháng nguyên gắn với các MHC lớp II, tiết ra các lymphokin kích thích tế bào B hoạt hóa bình thành tương bào sản xuất kháng thể tiêu diệt kháng nguyên. Các tế bào TCD8 (T gây độc) có tác dụng gây dung giải các tế bào có mang kháng nguyên gắn với MHC lớp I. Các tế bào T diệt tự nhiên có khả năng nhận biết nhiều loại kháng nguyên ngoại lai và trong kháng nguyên của chính cơ thể vật chủ đã bị biến đổi, đóng vai trị quan trọng trong tuần tra miễn dịch và tiêu hủy các tế bào lạ (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).

Đáp ứng miễn dịch dịch thể

Các globulin miễn dịch (Immunoglobulin-Ig) hay kháng thể được tiết ra bởi các tế bào lympho B (sau khi được hoạt hóa trở thành tương bào) là thành phần chính của miễn dịch dịch thể. Kháng thể có trong các dịch của cơ thể và được định lượng trong huyết thanh hoặc huyết tương. Ở gia cầm có các lớp Ig chính là IgM, IgG (Y) và IgA.

Đáp ứng miễn dịch của gia cầm bắt đầu bằng sự sản xuất IgM. Sau đó đáp ứng miễn dịch chuyển sang sản xuất IgG. Đây là kháng thể chính sinh ra trong miễn dịch thứ phát và chiếm ưu thế trong máu của gia cầm. Kháng thể liên kết

một cách đặc hiệu với kháng nguyên và trung hòa kháng nguyên, đặc biệt đối với các kháng nguyên là virus. Những virus bị trung hịa khơng thể bám vào điểm tiếp nhận trên bề mặt của tế bào đích và bị ngăn cản tái tổ hợp. Đối với mầm bệnh là vi khuẩn, có thể nhân lên ngồi tế bào và bị phá hủy bởi thể thực bào. Kháng thể bao quanh bề mặt mầm bệnh cũng có thể hoạt hóa bổ thể và sản xuất protein bổ thể mới. Protein bổ thể gắn với receptor của thể thực bào, kích thích cho sự thực bào phân hủy mầm bệnh (Nguyễn Bá Hiên và cs., 2012).

Trí nhớ miễn dịch và đáp ứng miễn dịch thứ phát: đáp ứng miễn dịch tiên phát xuất hiện khi tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên, có độ dài miễn dịch ngắn, kết quả là tạo ra một nhóm các tế bào lympho T nhớ có tác dụng làm cho đáp ứng miễn dịch khi bị phơi nhiễm lần sau với cùng loại kháng nguyên được tăng cường mạnh hơn. Đáp ứng miễn dịch này có sự tham gia ngay từ đầu của các tế bào T nhớ. Kháng thể được sản xuất ra nhanh hơn, nhiều hơn và đáp ứng miễn dịch kéo dài hơn so với đáp ứng miễn dịch tiên phát. Cơ thể gia cầm tạo được trạng thái miễn dịch đối với kháng ngun đó và trí nhớ miễn dịch được duy trì. Đây chính là cơ sở của việc tiêm phòng vaccin và nhắc lại sau một thời gia ở gia cầm.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kháng thể: - Bản chất kháng nguyên.

- Đường xâm nhập của kháng nguyên. - Liều lượng kháng nguyên.

- Số lần đưa kháng nguyên vào cơ thể. - Chất bổ trợ kháng nguyên.

- Trạng thái sức khỏe, dinh dưỡng, cân đối axit amin trong khẩu phần, các yếu tố stress có hại.

2.3.3. Miễn dịch chống bệnh Newcastle

Đối với gia cầm non, hệ thống miễn dịch phát triển chưa hồn thiện, vì vậy, chúng khơng có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh một cách chủ động và đặc hiệu. Gà mái có kháng thể kháng virus Newcastle sẽ truyền kháng thể đặc hiệu cho gà con qua lòng đỏ. Đây là kháng thể thụ động, là cơ sở tạo miễn dịch thụ động ở gà con. Mức kháng thể ở gà con 1 ngày tuổi liên quan trực tiếp đến lượng kháng thể của đàn bố mẹ.

Hàm lượng kháng thể thụ động ở gà con có xu hướng giảm dần theo thời gian, lượng kháng thể thụ động kháng virus Newcastle của gà con sẽ giảm đi 1 nửa sau 4-5 ngày tuổi và chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn 15-24 ngày tuổi.

Thông qua việc nghiên cứu kháng thể thụ động của gà con sẽ cho phép xác định thời điểm và số lần dùng vaccine thích hợp để bảo hộ được đàn gà không mắc bệnh Newcastle. Cũng như nhiều bệnh khác, miễn dịch thụ động ở gà có thể gây trở ngại cho sự kích thích đáp ứng miễn dịch chủ động. Vì thế mà việc chọn lựa thời điểm thích hợp để dùng vaccine cho gà con tới nay vẫn là vấn đề phức tạp. Do vậy, trong chương trình tiêm phịng vaccine cần phải tính tốn thời điểm tiêm phịng mũi vaccine đầu tiên để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi cho kháng nguyên virus Newcastle vào cơ thể, nó sẽ kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Miễn dịch qua trung gian qua tế bào

Đáp ứng miễn dịch sớm nhất của cơ thể đối với virus Newcastle là miễn dịch qua trung gian tế bào. Theo (Timms et al., 1977) miễn dịch qua trung gian tế bào xuất hiện chỉ sau 2-3 ngày sau khi cơ thể được tiếp xúc với virus vaccine sống. Điều này giải thích tại sao những đàn gà đã sử dụng vaccine có bảo hộ với các chủng cường độc trước khi đo được hàm lượng kháng thể. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó đã kết luận rằng miễn dịch qua trung gian tế bào không bảo hộ được gà chống lại những virus cường độc tự nhiên.

Theo (Timms et al., 1977), đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đối với Newcastle không rõ nét bằng đáp ứng miễn dịch dịch thể.

Miễn dịch dịch thể

Hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle được đánh giá bằng phản ứng trung hoà virus. Kháng thể trung hoà xuất hiện song song với kháng thể gây ngăn trở ngưng kết hồng cầu nhưng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu thường được sử dụng để đánh giá hàm lượng kháng thể hơn phản ứng trung hoà virus, đặc biệt trong việc đánh giá hiệu giá kháng thể của gà sau khi sử dụng vaccine.

Trong quá trình đáp ứng miễn dịch dịch thể đối với virus Newcastle, sự hình thành kháng thể cũng tuân theo quy luật chung. Khi virus Newcastle xâm nhập cơ thể, kháng thể không sinh ra ngay lập tức mà phải có một thời gian tiềm tàng. Sau 6-10 ngày, kháng thể mới xuất hiện và tăng dần, đạt mức cao nhất sau khoảng 3-4 tuần, sau đó giảm dần và biến mất sau một thời gian.

Thời gian tồn tại của kháng thể dài hay ngắn, hàm lượng kháng thể tồn tại nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào chủng virus. Khi gà bị nhiễm chủng virus độc lực càng cao mà khỏi bệnh thì lượng kháng thể tồn tại rất lâu có khi đến 1 năm, cịn những chủng virus có độc lực thấp như các virus nhóm Lentogen thì thời gian tồn tại kháng thể rất ngắn. Hàm lượng kháng thể kháng virus Newcastle tồn tại trong cơ thể một thời gian rồi bị đào thải, nên khi xác định được hàm lượng kháng thể giảm xuống thì phải tiêm phòng nhắc lại để tạo trạng thái miễn dịch cao cho cơ thể.

Virus Newcastle lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch sơ cấp. Trong quá trình này, lớp kháng thể tạo ra ban đầu chủ yếu là IgM, sau đó là lớp IgG được tạo ra yếu hay trung bình. Khi virus xâm nhập lại lần thứ hai sẽ tạo ra đáp ứng miễn dịch thứ cấp, trong quá trình này lớp kháng thể được tạo ra chủ yếu là IgG, còn lớp IgM chỉ có lượng rất ít.

Cùng với các lớp globulin miễn dịch có trong huyết thanh do tương bào của các tổ chức lympho, lá lách sản xuất ra, còn có vai trị quan trọng của các lớp globulin miễn dịch cục bộ do các tương bào của tổ chức lympho dưới niêm mạc tiết ra, đổ vào màng nhầy đệm ở đường hơ hấp trên và đường tiêu hố của gà, tạo ra miễn dịch cục bộ cho cơ thể. Các globulin miễn dịch ở đường hô hấp trên và đường tiêu hoá xuất hiện cùng thời điểm với kháng thể dịch thể và chủ yếu là lớp IgA và một số ít IgG (PLAN, 2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 39 - 42)