Phương thức lây lan chủ yếu của bệnh Newcastle

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 31 - 44)

Nguồn: (Acha et al., 1987)

Khả năng truyền dọc từ trứng nhiễm bệnh ở đường sinh dục mẹ vẫn chưa được làm rõ (Beard et al., 1984). Gà mái nhiễm virus Newcastle chủng Velogen có thể ngừng đẻ nhưng gà mái nhiễm chủng Lentogen vẫn tiếp tục đẻ. Phôi nhiễm bệnh trước khi nở thường bị chết, nhưng vẫn có thể nở khi virus khơng có độc lực.

Trên bề mặt trứng bị nhiễm virus Newcastle thì sau khi nở, gà có thể mắc bệnh do virus từ phân bám vào vỏ trứng và sống trong thời gian ấp trứng.

Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường tập trung vào vụ đông xuân. Bệnh lây lan nhanh và mạnh. Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết cao.

Chất chứa và bài xuất virus

Trong cơ thể gà bệnh, hầu hết các cơ quan phủ tạng đều chứa virus. Sau 44h gây nhiễm, có thể tìm thấy virus ở thận, lách, túi Fabricius, đường hô hấp, tụy và não. Máu có chứa virus nhưng khơng thường xun.

Virus được bài xuất qua phân, nước mắt, nước mũi. Cơ thể bài xuất virus bắt đầu từ 20-24h trước khi xuất hiện triệu chứng lâm sàng và kéo dài suốt thời kỳ mắc bệnh cho đến khi ra khỏi và chết. Gà lành bệnh sẽ trở thành vật mang trùng và bài xuất virus ra môi trường xung quanh trong khoảng 2 tuần có khi kéo dài đến 5 tuần (Lancaster, 1966).

Cơ chế sinh bệnh

Gà là lồi mẫn cảm nhất, vịt có thể bị nhiễm bệnh nhưng có biểu hiện lâm sàng rất ít hoặc khơng có.

Ở gà, bệnh lý của bệnh Newcastle được xác định chủ yếu dựa vào chủng virus gây bệnh, liều gây nhiễm, đường gây nhiễm, lứa tuổi và các điều kiện mơi trường. Nhìn chung, đối với gà con, bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính và nặng. Các chủng virus cường độc khi gây nhiễm có thể làm chết gà con mặc dù chưa biểu hiện triệu chứng và chỉ biểu hiện ở những gà trưởng thành. Đường nhiễm virus chủ yếu là đường hô hấp và đường tiêu hố, gây ra các triệu chứng hơ hấp. Nếu tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch hay tiêm vào não thì gà có thể xuất hiện các dấu hiệu thần kinh.

Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, bước đầu tiên là virus tiếp cận các tế bào vật chủ nhờ sự giúp đỡ của các polypeptid HN. Màng tế bào sẽ hấp phụ virus nhờ hoạt động bề mặt của protein F và phức hợp nuclecapsid xâm nhập vào tế bào vật chủ. Virus nhân lên tại nguyên sinh chất của tế bào vật chủ. Tại đây diễn ra quá trình tổng hợp ARN và protein của virus. Protein F của virus được tổng hợp đầu tiên là F0, khơng có chức năng, sau đó nhờ men proteaza của tế bào vật chủ cắt thành F1 và F2. Với protein HN của một số chủng virus sau khi được tổng hợp cũng đòi hỏi sự phân cắt sau khi giải mã. Protein của virus sau khi được tổng hợp sẽ được vận chuyển đến gần màng tế bào rồi kết hợp với ARN của virus và hình thành virus hoàn chỉnh rời khỏi tế bào.

Virus nhân lên trong nguyên sinh chất đạt mức tối đa sau 5-6 giờ gây nhiễm. Sau 3-4 giờ gây nhiễm, có thể phát hiện được kháng nguyên đặc hiệu bằng phản ứng kết hợp bổ thể hoặc phản ứng miễn dịch huỳnh quang. Khi hàm lượng virus tăng lên gây hiện tượng nhiễm trùng huyết, gây viêm hoại tử nội mô các cơ quan, gây tổn thương thành huyết quản.

Virus không tác động trực tiếp đến phổi nhưng gây hiện tượng khó thở do virus làm rối loạn hệ tuần hồn và trung khu hơ hấp của hệ thần kinh trung ương.

2.2.5. Triệu chứng

Tùy thuộc vào chủng virus và độc lực của chúng mà bệnh do virus Newcastle gây ra có thể chia thành các dạng khác nhau. Thời gian nung bệnh thường dao động từ 2-15 ngày (trung bình là 5-6 ngày). Thời gian nung bệnh dài hay ngắn phụ thuộc vào chủng virus, số lượng virus, con đường xâm nhập, lứa tuổi, sức đề kháng của con vật. Ngồi ra, nó cịn phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống và các hiện tượng nhiễm trùng kế phát khác.

Bệnh tiến triển theo 3 dạng chính: thể quá cấp tính, thể cấp tính và mạn tính. - Thể quá cấp tính: được gây ra bởi chủng virus có độc lực rất cao. Ở thể này thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh tiến triển nhanh, con vật ủ rũ, chết sau vài giờ mà chưa kịp biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

- Thể cấp tính: đây là thể bệnh phổ biến nhất. Trong đàn xuất hiện một số con ủ rũ kém hoạt động, bỏ ăn lơng xù lên, cánh xõa như khốc áo tơi. Gà bệnh sốt 42,5-43°C, gà con chậm chạp tụ tập lại thành đám, gà lớn thích đứng một mình, con trống thơi gáy, gà mái ngừng đẻ.

Gà bệnh hắt hơi, vảy mổ có biểu hiện khó thở, phải vướn cổ há mỏ ra để thở do ở niêm mạc hầu họng có nhiều fibrin màu xám xẫm. Xung quanh mắt và đầu bị phù thũng.

Gà bị rối loạn tiêu hóa: bỏ ăn, uống nước nhiều, thức ăn không tiêu, nhão ra do lên men, sờ tay vào diều như sờ vào túi bột. Khi cầm chân gà dốc ngược lên từ miệng chảy ra nước nhớt mùi chua khắm khó chịu. Lúc đầu, phân con vật cịn đặc có thể lẫn máu, màu nâu sẫm, sau lỗng dần có màu trắng do có chứa nhiều muối urat.

Lơng đi gà bẩn, dính bết phân. Gà bị run cơ, ngoẹo đầu ngoẹo cổ, liệt chân và cánh, có biểu hiện tư thế opisthotonus. Thể bệnh này gà thường chết sau vài ngày do bại huyết.

-Thể mạn tính: thường xuất hiện ở cuối ổ dịch với các bệnh do rối loạn hệ thần kinh trung ương. Gà có những biểu hiện khơng bình thường: vặn đầu ra sau, đang đi bỗng dừng lại, đi giật lùi hay đi vịng trịn… Khi bị kích động thì đột nhiên ngã lăn ra, lên cơn động kinh co giật. Gà giảm tỉ lệ đẻ, kéo dài trong vài tuần. Bệnh mạn tính thường kéo dài vài ngày đến vài tuần. Gà chết do đói và kiệt sức. Nếu được chăm sóc gà có thể qua khỏi nhưng vẫn để lại di chứng thần kinh trong một thời gian dài. Gà lành bệnh được miễn dịch suốt đời.

Các thể của bệnh Newcastle

Theo (Beard et al., 1984), dựa vào triệu chứng lâm sàng đã chia bệnh

Newcastle thành 5 thể bệnh:

- Thể Doyle: do Doyle tìm ra năm 1927 còn được gọi là thể nội tạng, do chủng virus độc lực cao gây nên (Visceotropic Velogenic Newcastle Disease- VVND). Bệnh thường xảy ra ở thể cấp tính, gây chết nhiều ở gà mọi lứa tuổi. Bệnh tích xuất huyết đường tiêu hóa rất đặc trưng.

- Thể Beach: được Beach phát hiện ra năm 1942, còn gọi là thể thần kinh, do virus có độc lực cao gây nên (Neurotropic Velogenic ND-NVND). Bệnh xảy ra ở thể cấp tính gây chết gà ở mọi lứa tuổi. Bệnh tích đặc trưng ở đường hơ hấp, ngồi ra gà cũng có triệu chứng thần kinh. Tỷ lệ đẻ giảm rõ rệt, gà hầu như khơng có hiện tượng ỉa chảy. Tỷ lệ chết khoảng 50% ở đàn gà trưởng thành và 90% ở gà con.

- Thể Baudette: do Baudette tìm ra và mơ tả vào năm 1946 với biểu hiện bệnh lý nhẹ hơn NVDV, thường gây chết gà con, do chủng virus nhóm Mesogen gây ra.

- Thể Hitchner: do Hitchner mô tả năm 1948 với triệu chứng bệnh tích khơng rõ ràng, do virus nhóm Lentogen gây ra.

- Thể đường ruột khơng có triệu chứng: gà khơng có biểu hiện triệu chứng, do virus nhóm Lentogen gây ra.

2.2.6. Bệnh tích

Bệnh tích đại thể

- Thể quá cấp tính: Bệnh tích khơng rõ ràng, chỉ thấy xuất huyết ở ngoại tâm mạc, màng ngực và niêm mạc đường hơ hấp.

- Thể cấp tính: Xác chết gầy, mào yếm tím bầm. Xoang mũi và miệng chứa nhiều dịch nhớt màu đục. Có thể thấy niêm mạc miệng, hầu họng, khí quản bị viêm xuất huyết, và có phủ màng giả fibrin. Túi khí sưng dày, một số trường hợp quan sát thấy rõ tổ chức liên kết vùng đầu, vùng cổ bị thủy thũng, thâm nhiễm dịch thẩm xuất màu vàng dễ đơng đặc như gelatin.

Bệnh tích tập trung ở đường tiêu hóa: niêm mạc dạ dày tuyến xuất huyết thành những chấm màu đỏ to bằng đầu đinh ghim, tương ứng với các lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Trường hợp bệnh nặng và kéo dài có hiện tượng xuất huyết thành đám thành vệt chặn trước và chặn sau dạ dày tuyến. Dạ dày cơ khi bóc lớp sừng keratin cũng bị xuất huyết thâm nhiễm dịch thẩm xuất kiểu gelatin. Niêm mạc ruột non viêm, xuất huyết loét hình cúc áo.

Lách hoại tử, gan xuất huyết hoại tử có một số đám thối hóa mỡ màu vàng nhạt. Thận hơi sưng, trên bề mặt thận có sọc trắng do tịch tụ nhiều muối urat. Dịch hoàn, buồng trứng bị xuất huyết thành từng đám từng vệt.

Xuất huyết ở các màng thanh dịch như: bao tim, xoang ngực, bề mặt xương ức. Não viêm, xuất huyết.

Bệnh tích vi thể

Thay đổi tùy theo chủng virus, loài vật mắc bệnh, con đường xâm nhập và một số yếu tố khác.

- Hệ thần kinh: viêm não và viêm cột sống khơng có mủ, có nốt hoại tử ở dây thần kinh đệm, xâm nhiễm tế bào lympho ở xung quanh mạch quản, tế bào biểu mô trương to.

- Mạch quản: sung huyết, phù thũng, xuất huyết, hoại tử mô huyết quản. - Hệ lympho: Tế bào lympho bị phá hủy hoặc hình thành khơng bào ở miền vỏ và miền tủy của lách và tuyến ức. Các tế bào miền tủy túi Fabricius cũng bị phá hủy.

- Hệ tiêu hóa: xuất huyết và hoại tử tế bào niêm mạc ruột.

- Hệ hô hấp: niêm mạc đường hô hấp trên bị sung huyết, phù thũng. Túi khí bị phù thũng, tăng sinh dày lên, xâm nhiễm tế bào.

- Hệ sinh dục: khơng hình thành vỏ trứng trong ống dẫn trứng, hình thành các nang lympho.

- Các cơ quan khác: hoại tử ở gan, lách, xuất huyết túi mật, tim.

2.2.7. Chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Newcastle với một số bệnh:

- Bệnh thương hàn gà: lách thường sưng to hơn bình thường. Ở gan, lách thấy có nhiều ổ hoại tử màu trắng.

- Bệnh tụ huyết trùng: Trên bề mặt gan có các điểm hoại tử to bằng đầu đinh ghim màu trắng xám hoặc màu vàng nhạt. Khi kiểm tra vi khuẩn học có thể dễ dàng xác định sự có mặt của vi khuẩn Pasteurella trong bệnh phẩm.

- Bệnh cúm gà: sử dụng phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (phản ứng HI) để chẩn đoán phân biệt.

Chẩn đoán virus học

Đối với gia cầm sống, lấy bệnh phẩm là phân, chất chứa đường tiêu hóa hoặc dịch ngốy ổ khớp, dịch ngốy khí quản. Khi gia cầm mới chết, lấy bệnh phẩm là não, gan, lách, phổi. Sau khi lấy bệnh phẩm, đem nghiền với nước sinh lý tạo thành huyễn dịch 1/10, xử lý kháng sinh để ở nhiệt độ phòng 1-2 giờ, ly tâm 1000 vòng/ phút trong 10 phút rồi lấy nước trong ở trên.

- Gây bệnh cho gà: Gà phải khỏe mạnh, khơng nằm trong vùng có dịch và chưa tiêm vaccine. Tiêm 1ml vào dưới da hay bắp thịt. Mỗi mẫu đem tiêm cho 2- 3 gà, sau 3-5 ngày sẽ xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Sau 7-10 ngày gà chết mổ khám thấy bệnh tích giống với như gà mắc bệnh ngồi tự nhiên.

- Gây bệnh cho phôi: dùng phôi gà 9-11 ngày tuổi tốt nhất lấy phôi của đàn gà SPF (Specific Pathogen Free) hoặc gà khơng có kháng thể Newcastle. Tiêm 0,2 ml mẫu/phôi vào xoang niệu mô. Phôi chết sau 4-7 ngày, để lạnh ở 4°C rồi thu lấy nước trứng, kiểm tra bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin test-HA), nếu bệnh phẩm có virus, phản ứng HA dương tính. Kiểm tra bệnh tích của phơi xem có xuất huyết hay khơng.

- Gây nhiễm cho môi trường tế bào: thường dùng để gây nhiễm vào môi trường tế bào xơ phơi gà một lớp. Nếu bệnh phẩm có virus, sau 72 giờ gây nhiễm virus sẽ gây bệnh tích tế bào. Lấy dịch ni cấy tế bào làm phản ứng HA sẽ cho kết quả dương tính.

Chẩn đốn huyết thanh học

Có thể sử dụng nhiều phản ứng khác nhau như: phản ứng kết tủa khuếch tán trên thạch, ELISA, phản ứng trung hòa, nhưng phổ biến nhất là phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI) để phát hiện kháng thể trong huyết thanh. Ngồi ra cịn có thể sử dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đốn bệnh.

2.2.8. Phịng bệnh Newcastle

Bệnh Newcastle là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu. Có thể dùng kháng huyết thanh để điều trị kết hợp dùng thuốc trợ sức, trợ lực, đảm bảo cân bằng chất điện giải, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Biện pháp dùng vaccine can thiệp trực tiếp vào ổ dịch cũng cho kết quả tốt, giúp bảo vệ những con chưa bị bệnh và nhanh chóng dập tắt ổ dịch.

Theo quyết định số 05/2011/TT-Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, tại điều 11 khoản 4 trong thơng tư hướng dẫn các biện pháp phịng chống bệnh Newcastle ở gia cầm quy định:

-Tiêu hủy gà mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

-Tiêm phòng gà khỏe mạnh trong ổ dịch và khu vực xung quanh. -Vệ sinh, phun hóa chất khử trùng, tuần 2 lần.

Vệ sinh phịng bệnh

Virus Newcastle có khả năng lây lan trực tiếp giữa gà bệnh và gà lành, vì vậy biện pháp tốt nhất là không để cho gà khỏe tiếp xúc với mầm bệnh. Cần cách ly, vệ sinh tiêu độc chuồng trại, hạn chế và ngăn chặn sự tiếp xúc với đàn gà bệnh.

Biện pháp này có thể thực hiện tốt ở các xí nghiệp ni gà cơng nghiệp , còn ở khu vực chăn ni gia đình thì khó thực hiện vì việc nghiêm cấm vận chuyển và khoanh vùng địa dư có gà bị bệnh là rất khó khăn (Nguyễn Như Thanh và cs., 2001).

- Khi chưa có dịch xảy ra:

+ Hạn chế người đi lại, người thăm quan tại các cơ sở chăn nuôi tập trung. + Gà và trứng mua về phải đảm bảo chắc chắn từ nơi khơng có bệnh.

+ Gà mới nhập phải nuôi cách ly 10-15 ngày nếu khỏe mạnh mới được phép nhập đàn.

+ Không mang gà bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch. - Khi có dịch xảy ra:

+ Trường hợp gà mắc bệnh, để dập tắt dịch nhanh chóng cần xử lý số gà mắc bệnh và nghi nhiễm bệnh, tẩy uế chuồng trại và tiêm vaccine phòng bệnh vào thẳng ổ dịch, cách ly số còn lại.

+ Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kỹ.

+ Không mang gà bệnh và sản phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.

Dựa vào đặc tính của virus Newcastle, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, tạo khả năng miễn dịch chống lại bệnh một cách đặc hiệu, (Allan et al., 1978). Meulemans 1980, đã đề cập đến các loại vaccine Newcastle và việc sử dụng vaccine Newcastle để khống chế bệnh.

- Vaccine đông khô chủng Lasota:

+ Đặc điểm : Là một loại vaccine sống làm bằng chủng rất yếu Lasota. Được pha thêm chất bổ trợ và làm ở dạng đông khô. Hầu hết các vaccine được dùng là các chủng virus Newcastle Lentogen hoặc Mesogen, chúng được đưa vào cơ thể theo đường thích hợp, virus được nhân lên và kích thích cơ thể sản sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện trong huyết thanh từ 6-10 ngày hoặc sớm hơn. Ở gà đẻ, nó ít làm giảm sản lượng trứng. Vaccine này gây miễn dịch mạnh và bền vững, chỉ dùng cho gà dưới 2 tháng tuổi.

+ Cách sử dùng: Lần 1 vào 7 ngày tuổi. Lần 2 vào 21 ngày tuổi. Lần 3 vào 35 ngày tuổi. Phương pháp sử dụng bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc cho uống.

- Vaccine Newcastle nhược độc đông khô chủng M (Hệ 1):

+ Đặc điểm: Là một vaccine sống chế từ chủng có độc lực vừa (Muktes - war Mesogen). Chủng này gây miễn dịch bền, nhưng có thể gây bệnh cho gà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất kháng thể IGY tinh khiết dùng để phòng và trị bệnh newcastle (ND) (Trang 31 - 44)