Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trê địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố

4.1.4. Thực trạng quản lý nợ và cưỡng chế thuế

Công tác thu nợvà cưỡng chế thuế là một khâu quan trọng trong hệ thống quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai - tự nộp thuế và trong công tác quản lý thuế hiện đại. Vì vậy, Chi cục đã triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý nợ thuế nhằm đôn đốc thu hồi kịp thời cho ngân sách và hạn chế

thấp nhất số nợ mới phát sinh. Đồng thời, Chi cục cũng đã tích cực triển khai

đồng bộ các biện pháp quản lý nợ, từ việc giao chỉ tiêu thu nợ cho từng đơn vị, rà soát, phân loại nợ, nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền ban hành những cơ chếđể có cơ sở xử lý các khoản nợ thuế còn vướng mắc về chính sách, đôn đốc nhắc nhở doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích, nhắc nhở người nộp thuế thực hiện nghiêm nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời cũng phải áp dụng các biện pháp chế tài mạnh để bảo đảm hạn chế việc phát sinh thêm nợ.

Qua bảng số liệu 4.12 ta thấy, năm 2015 số doanh nghiệp nợ thuế TNDN giảm 32 doanh nghiệp tương ứng 6,8% so với năm 2014 đồng thời số thuế

TNDN nợ lại có xu hướng giảm, cụ thể giảm 898 triệu đồng, tương ứng giảm

30,6% và năm 2016 số doanh nghiệp nợ thuế TNDN giảm 38 doanh nghiệp

tương ướng 8,7% so với năm 2015 đồng thời số thuế TNDN nợ lại có xu hướng giảm, cụ thể giảm 235 triệu đồng, tương ứng giảm 11,6%. Nguyên nhân là do,

trong năm 2015 và năm 2016 Chi cục đã áp dụng đồng bộ, quyết liệt các biện

pháp đểđẩy mạnh đôn đốc thu hồi nợ thuếtheo quy định, đồng thời phối hợp với

các cơ quan chức năng liên quan thực hiện tương đối tốt các biện pháp cưỡng chế

Năm 2015 số DN nợ thuế TNDN giảm 23 DN, tương ứng với 4,7% tuy nhiên, số nợ thuế TNDN cũng tăng 641 triệu đồng tương ứng 27,9%. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợđọng thuếtrong năm 2015 chủ yếu là do bối cảnh tình hình kinh tếtrong nước, trong tỉnh, thành phố có những diễn biến phức tạp, giá đầu vào nhiều mặt hàng tăng làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất cầm chừng hoặc tạm ngừng sản xuất, bỏ kinh doanh. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, tài chính, nên không có khảnăng thực hiện nghĩa vụ thuếđúng hạn. Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật về thuế của một số doanh nghiệp chưa cao cũng là nguyên

nhân dẫn đến hiện tượng nợđọng, chây ỳ, thiếu hợp tác với cơ quan thuế…

Bảng 4.12. Tình hình quản lý nợ Thuế Thu nhập doanh nghiệp giai đoạn 2015 – 2017 Chỉ tiêu Số tiền thuế (Tỷđồng) So sánh (%) Bình quân (%) 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 Số DN nợ thuế TNDN 440 402 365 91,3 90,7 91,1 Số thuế TNDN nợ 2,04 1,80 1,46 88,4 81,1 84,5 Nợ thuế TNDN có khảnăng thu 1,85 0,96 0,89 51,8 92,7 69,4 Nợ thuế TNDN không có khả năng

thu 0,19 0,84 0,61 442 72.6 179,2

Số thuế TNDN nợđã thu trong năm 0,95 1,16 1,89 122,1 163 141,1 Số thuếTNDN được giãn nộp 0 0 0 0 0 0 Tỷ lệ (%) nợ thuế TNDN trên tổng

số thu NS 0,44 0,36 0,27 115 75 78,3

Tỷ lệ (%) thu nợ thuế TNDN trên số

thu từ DN 0,81 0,87 1,35 107,4 155 129,1

Tổng thu ngân sách 460,2 497,6 534,8 108,1 107,4 107,8 Số thu từ DN 116,8 132,3 140 113,2 105,8 109,5 Nguồn: Chi cục Thuế TP Việt Trì - Phú Thọ (2015 - 2017)

Trong năm 2016, bằng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế như: Gọi điện thoại, gửi thư điện tử; Giấy mời làm việc tại trụ sở cơ quan thuế, đi đến đơn vị

để thu thập thông tin liên quan đến nợ thuế và xác minh thông tin tài khoản; Thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp và các biệp pháp đôn đốc khác; Trong

năm 2016 đã phối hợp các cơ quan chức năng có liên quan (như ngân hàng, tổ

chức tín dụng…) thu được số tiền thuế nợ là: 101.406 triệu đồng.

Năm 2017 số doanh nghiệp nợ thuế đã giảm 37 doanh nghiệp tương ứng 9.3% so với năm 2016. Công tác thu tiền nợ thuếđã được Chi cục triển khai đồng bộ các biện pháp do vậy đã đạt được những kết quảnhư sau:

Đã ban hành thông báo 100% mẫu 07/QLN đến người nộp thuế có số

thuế nợ; áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản của các doanh nghiệp mở tại các tổ chức tín dụng, kho bạc; Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Đề nghị

thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,… thu được số tiền thuế nợ là: 140 tỷđồng (Tổng cục thuế, 2015).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, công tác quản lý nợ và

cưỡng chế nợ thuế vẫn còn có những tồn tại đó là: Việc áp dụng các biện pháp

cưỡng chế nợ thuế trong những năm qua chủ yếu mới áp dụng các biện pháp phạt chậm nộp; phối hợp với Ngân hàng thương mại hoặc bên thứ ba có nắm tiền, tài sản của doanh nghiệp nợ để thu nợ. Tuy nhiên, hiệu quả không cao vì việc cắt tiền thuế nợ thông qua tài khoản Ngân hàng không được xếp hàng đầu. Việc áp dụng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn, thông báo hóa đơn không còn giá trị cũng bị hạn chế.

Nguyên nhân của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Chưa có biện pháp mạnh để thu hồi tiền nợ thuế, sự phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ

quan chức năng khác trong công tác cưỡng chế thuế đôi khi còn chưa đồng bộ, nhịp nhàng, còn có sự chồng chéo trong cách quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trê địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)