Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp của một số địa phương
phương trong nước
Ngành thuế hiện nay đang thực hiện quản lý thuế theo các quy trình và qui
định áp dụng chung cho toàn ngành, tuy nhiên việc vận dụng thực hiện tại mỗi
địa phương lại có những phương pháp và cách tiếp cận khác nhau. Nhưng mục
2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế tại Chi cục Thuế thị xã Phú Thọ
Nhằm thực hiện thắng lợi chương trình cải cách hiện đại ngành Thuế, chống thất thu cho NSNN, vừa qua Chi cục Thuế thị xã Phú Thọ đã quyết liệt triển khai tuần lễ “Hướng dẫn quyết toán thuế năm 2016” từ ngày 24/02/2017
đến ngày 01/3/2017. Trong khuôn khổ các hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của tuần lễ“Hướng dẫn Quyết toán thuế năm 2016”, Chi cục Thuế đã tiến hành nhiều hoạt động đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế (NNT) trong việc thực hiện quyết toán thuế như: treo băng rôn, khẩu hiệu tại trụ sở Chi cục Thuế và một số tuyến phố; tăng cường công chức hỗ trợNNT thông qua điện thoại và trực tiếp tại cơ quan thuế.
Cùng với các hoạt động trên, tùy thuộc vào đặc điểm tình hình thực tiễn
trên địa bàn do mình quản lý thu thuế, Chi cục Thuế đã phân nhóm NNT để tổ
chức các lớp tập huấn, theo đó Chi cục tổ chức Hội nghị “Hướng dẫn quyết toán thuếnăm 2016” cho các công ty, doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp
trên địa bàn với tổng số 03 Hội nghị và 442 tổ chức nộp thuế tham gia. Nội dung tập huấn tập trung vào các vấn đề liên quan đến quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu nội dung mới sửa đổi, bổ xung của Luật sửa đổi, bổ
xung một sốđiều Luật thuế Giá trịgia tăng và Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, đã giải đáp vướng mắc cho NNT tại Hội nghị với 50 phiếu yêu cầu. Với sự chuẩn bị chu đáo, các hội nghị tập huấn bước đầu đã được cộng
đồng các doanh nghiệp ủng hộ, ghi nhận. Tuần lễ “Hướng dẫn quyết toán thuế năm 2016” đã góp phần thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính thuế, nâng cao hiệu quả quản lý thuế và hỗ trợ NNT nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuếđể thực hiện quyết toán thuế TNDN một cách tốt hơn.
Ngoài ra, Chi cục Thuế thị xã Phú Thọ còn phối hợp với Báo Phú Thọ tổ
chức buổi giao lưu trực tuyến với Người nộp thuếtrên địa bàn thị xã qua địa chỉ trang điện tử Báo Phú Thọ (www.baophutho.com.vn) để hướng dẫn cụ thể và giải đáp những thắc mắc của người nộp thuế về công tác quyết toán thuế TNDN
và hướng dẫn chính sách thuế mới có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016.
Như vậy, để thực hiện tốt công tác quản lý thuế, Chi cục Thuế thị xã Phú Thọđã rất chú trọng tới công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT, coi công tác này là
Do đó, Chi cục Thuế đã mạnh dạn đầu tư, triển khai các phương pháp tuyên
truyền và hỗ trợ NNT một cách đồng bộ, quyết liệt.
2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
- Về công tác quản lý đăng ký thuế: Cục Thuếđã xây dựng 02 cổng thông
tin điện tử để tiếp nhận hồsơ đăng ký thuế; trong đó 01 cổng kết nối với Sở Kế
hoạch Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc để tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký
thuếđối với doanh nghiệp; 01 cổng trực tiếp trên Trang thông tin điện tử của Cục Thuếđể tiếp nhận hồsơ đăng ký thuếđối với cá nhân. Với những hình thức này, các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế không phải đến trực tiếp cơ quan thuế để
thực hiện thủ tục đăng ký thuế. Do đó đã tiết kiệm chi phí đi lại và giảm thiểu thời gian cho NNT.
- Về kê khai, nộp thuế: Cục thuế áp dụng hình thức khai thuếđiện tử (khai thuế qua mạng Internet) cho các DN, tổ chức kinh tế do cơ quan Cục Thuế quản lý. Với hình thức kê khai thuếnày, người nộp thuế có thểở tại nhà hoặc tại trụ sở DN để gửi hồsơ khai thuế, cũng như gửi bất kỳ thời điểm nào cho cơ quan thuế.
Đến nay, Cục Thuếđã triển khai cho 100% sốDN trên địa bàn tỉnh.
Đối với công tác thu nộp thuế, Cục Thuế đã phối hợp thực hiện ủy nhiệm
thu cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tổ chức thu nộp tiền thuế, phí, lệ
phí thuộc NSNN. Thay vì phải đến KBNN, người nộp thuế có thể đến các điểm giao dịch, các chi nhánh của các ngân hàng thương mại này trên địa bàn các huyện, thành phố trong tỉnh để nộp tiền thuế.
- Công tác kiểm tra thuế: Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro vào công tác phân tích HSKT, lựa chọn đối tượng phải tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Sử dụng các phần mềm tin học để tích hợp dữ liệu, phân tích các chỉ tiêu rủi ro, xác lập phạm vi và kế hoạch kiểm tra. Chuyển từ kiểm tra toàn diện sang kiểm
tra theo chuyên đềnhư: kiểm tra theo lĩnh vực xây dựng cơ bản, lĩnh vực thương
mại, lĩnh vực dịch vụ…; kiểm tra theo nhóm đối tượng như: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhiều năm liên tục...
- Công tác quản lý nợ thuế: Ứng dụng phần mềm tin học vào công tác quản lý đảm bảo đầy đủ, chính xác về số thuế còn nợ. Công tác phân loại, đánh
giá các khoản nợ thuế được dựa trên cơ sở kỹ thuật đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp với tính chất của từng khoản nợ. Đối với NNT có ý thức tuân thủnghĩa vụ thuế nhưng gặp khó khăn tạm thời, cho phép đăng ký nộp dần, nộp
phân kỳ những khoản nợ thuế phù hợp với tình hình tài chính đảm bảo vừa thu hồi được tiền thuế, đồng thời hỗ trợ tháo gỡ khó khăn theo chủ trương chung Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ trong thời gian qua.
- Về tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế: Đa dạng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợngười nộp thuếtrên Báo, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, qua điện thoại, trên website Cục Thuế, qua Email của DN đăng ký với cơ quan thuế hoặc trực tiếp tại bộ phận “một cửa”. Trong đó tập trung khai thác các hình thức hiện
đại (website, Email) nhằm tăng tính tiện dụng và khả năng tương tác giữa cơ
quan thuế với người nộp thuế. Và công tác hỗ trợ NNT từng bước xã hội hóa thông qua việc phát triển hệ thống Đại lý thuế để hỗ trợ người nộp thuế trong thực hiện các thủ tục về thuế.
2.2.2. Bài học rút ra từ kinh nghiệm cho thành phố Việt Trì trong quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp