TT Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân (%) 1 Công ty TNHH 779 890 1.040 114,25 116,85 115,54 2 Công ty cổ phần 501 565 599 112,77 106,02 109,34 3 DNTN 84 91 106 108,33 116,48 112,33 Cộng 1.364 1.546 1.745 113,34 112,87 113,10
Nguồn: Chi cục Thuế Tp Việt Trì - Phú Thọ (2015-2017)
Bảng 4.5. Số doanh nghiệp được cấp mã số thuế mới giai đoạn 2015 - 2017 giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Bình quân (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Công ty TNHH 118 126 136 106,77 107,43 107,36 2. Công ty cổ phần 82 96 116 117,07 120,83 118,94 3. DNTN 9 12 18 133,33 150,00 141,42 4. Hợp tác xã - - - Cộng 209 234 270 111,96 115,38 113,66
Nguồn: Chi cục Thuế Tp Việt Trì - Phú Thọ (2015-2017)
Qua bảng 4.6 dưới đây cho ta thấy số doanh nghiệp ngoài quốc doanh giải thể, phá sản, bỏ trốn tăng lên qua các năm từbăn 2015 đến năm 2017. Năm 2016 tăng thêm 63 doanh nghiệp nữa so với năm 2015, tăng 88,73%; năm 2017 tăng
thêm 35 doanh nghiệp so với năm 2016, tăng 26,12%. Nguyên nhân dẫn đến hiện
tượng này là do sự mất ổn định của nền tài chính thế giới dẫn đến suy giảm kinh tế toàn cầu, qua đó tác động đến tình hình kinh tế trong nước, Chính Phủ cắt giảm chi tiêu công để giữổn định kinh tế. Điều này khiến các DN gặp nhiều khó
khăn trong việc sản xuất, kinh doanh đặc biệt là các DN. Một nguyên nhân khác là do tình hình lạm phát, giá nguyên liệu đầu vào trong nước tăng cao khiến việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Mặt khác, các DN phải giải thểcòn do năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo các DN còn thấp, không thể tiếp tục duy trì việc sản xuất, kinh doanh, cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại. Một sốDN được thành lập không phải vì mục đích sản xuất kinh doanh mà chỉ để bán hoá đơn
kiếm lợi nên khi nền kinh tế gặp khó, nhu cầu "giao dịch" giảm khiến các DN này tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể. Bảng 4.6. Số doanh nghiệp giải thể, phá sản, bỏ trốn giai đoạn 2015 - 2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 So sánh (%) Bình quân (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1. Công ty TNHH 40 80 100 200,00 125,00 158,11 2. Công ty cổ phần 25 45 58 180,00 128,89 152,32 3. DNTN 6 9 11 150,00 122,22 135,40 Cộng 71 134 169 188,73 126,12 154,28
Nguồn: Chi cục Thuế Tp Việt Trì - Phú Thọ (2015-2017)
4.1.2.2. Đặc điểm về nguồn vốn
Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ xung để thực hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh; Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình dộ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp nhỏ rất chật hẹp. Không có chiến lược và
định hướng phát triển dài hạn nên phát triển thiếu tính bền vững, dẫn đến hoạt
động SXKD của nhiều doanh nghiệp không ổn định dẫn đến rủi ro. Việc tiếp cận nguồn vốn vay, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn khó khăn, hạn chế tốc độ đầu tư phát triển. Tính liên kết, hợp tác trong SXKD còn yếu.
Qua bảng số liệu 4.7 dưới đây ta thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp rất hạn chế, số doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 10 tỷ chiến tỷ lệđa số
chiến 17,4%, số doanh nghiệp doanh nghiệp có nguồn vốn trên 20 tỷ chỉ
chiếm 2%. từ nguồn vốn hạn chế do vậy việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ chưa dám đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; do nguồn vốn hạn hẹp dẫn đến muốn mở rộng sản xuất kinh doanh phải huy động các nguồn vốn vay, do phải trả phần chi phí lãi vay quá lớn nên hiệu quả sản xuất
kinh doanh chưa cao, lợi nhuận đạt thấp,…
Bảng 4.7. Tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2017
Đơn vị: NNT Loại hình doanh nghiệp Tổng số điều tra Nguồn vốn dưới 10 Nguồn vốn từ 10-20 Nguồn vốn Trên 20 Công Ty TNHH 81 77 4 0 Công Ty cổ phần 60 36 21 3 DN tư nhân 8 8 0 HTX 1 1 0 Tổng cộng 150 121 26 3
Nguồn: Theo kết quảđiều tra (2017)
Qua bảng số liệu trên ta thấy quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp rất hạn chế, số doanh nghiệp có nguồn vốn dưới 10 tỷ chiến tỷ lệ đa số chiếm 80,6%, số doanh nghiệp doanh nghiệp có nguồn vốn từ 10 đến 20 tỷ chiến 17,4%, số doanh nghiệp doanh nghiệp có nguồn vốn trên 20 tỷ chỉ chiếm 2%. từ nguồn vốn hạn chế do vậy việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhỏ lẻ chưa dám đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; do nguồn vốn hạn hẹp dẫn đến muốn mở rộng sản xuất kinh doanh phải huy động các nguồn vốn vay, do phải trả phần chi phí lãi vay quá lớn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa
cao, lợi nhuận đạt thấp,…
Giai đoạn năm 2015 - 2017, việc thực hiện liên thông điện tử hai thủ
tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một thủ tục “thủ tục đăng ký
doanh nghiệp” đã đạt được những kết quảđó là: * Đối với doanh nghiệp
+ Giảm thiểu tối đa thời gian và chi phí để doanh nghiệp gia nhập thị trường: có thể thấy rằng, xuyên suốt quá trình phối hợp giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế đề hướng tới một mục tiêu cao nhất là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục gia nhập thị
trường (từ năm 2008 đến năm 2014: 5 ngày làm việc và hiện nay chỉ còn tối
đa 3 ngày làm việc).
+ Nâng cao sự công khai, minh bạch thông tin pháp lý về doanh nghiệp:
Thông tin pháp lý được chiết xuất từ cơ sở dữ liệu quốc gia vềđăng ký doanh
nghiệp, cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đã cho phép tất cả
các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn với các thông tin pháp lý về doanh nghiệp thông qua một đầu mối thông tin duy nhất và có giá trị pháp lý, thay thếphương thức tiếp cận thông tin truyền thống là cơ chế :xin – cho”. Điều này giúp minh bạch hóa môi trường kinh doanh, góp phần đem
lại sự an toàn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như nâng cao
hiệu quả giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp.
+ Được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ công hiện đại: Thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, người dân, doanh nghiệp có thể
khai thác và sử dụng các tiện ích, dịch vụ công trực tuyến cũng như tra cứu các thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp một cách thuận lợi và kịp thời, qua đó, giảm thiểu các chi phí cũng như rủi ro cho doanh nghiệp.
* Đối với công tác quản lý nhà nước
+ Khung pháp lý về việc phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế đã cơ bản được hoàn thiện: Trong quá trình phối hợp giữa hai cơ quan, vấn đề hoàn thiện về khung khổ pháp lý luôn là một trong những vấn đềđược ưu tiên hàng đầu. Khung khổpháp lý là cơ sở để
các bên triển khai cơ chế phối hợp cũng như để hệ thống công nghệ thông tin của hai bên triển khai nâng cấp ứng dụng.
+ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp thông qua việc hiện đại hóa, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình phối hợp công tác.
+ Tạo được hình ảnh cơ quan nhà nước thân thiện, phục vụ, đổi mới.
Giai đoạn năm 2015 - 2017, việc thực hiện liên thông điện tử hai thủ
tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thành một thủ tục “thủ tục đăng ký
doanh nghiệp” còn một số tồn tại, hạn chếnhư sau:
+ Cơ sở dữ liệu quốc gia vềđăng ký doanh nghiêph và cơ sở dữ liệu tại hệ thống thông tin thuế vẫn chưa hoàn toàn được đồng bộ như: Một bộ phận dữ liệu đăng ký doanh nghiệp chuyển đổi từcác cơ sở dữ liệu địa phương vào
cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp còn thiếu thông tin, sai tình trạng hoạt động của doanh nghiệp; Một số doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo hình thức thu hồi bắt buộc,
nhưng tại cơ quan thuế không tiến hành xử lý được do còn nợ thuế nên cũng
đã đến việc chênh lệch và không thống nhất được số liệu doanh nghiệp; một số doanh nghiệp thực tế không còn hoạt động hoặc không còn tồn tại trong một thời gian dài, tuy nhiên do quy định của ngành thuế trong xử lý thu hồi nợ
nên các doanh nghiệp nói trên dù đã qua thực hiện rà soát nhưng cũng không
thẻ xử lý chấm dứt được đã tới số lượng doanh nghiệp ngày một tăng cao.
+ Công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng
ký thành lập vẫn còn bất cập: Công tác cung cấp, trao đổi thông tin của doanh nghiệp và xử lý doanh nghiệp có vi phạm giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, kịp thời; Việc phối hợp giữa cơ quan nhà nước trên địa bàn trong việc quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành
lập chưa được quan tâm và thực hiện đầy đủ thể hiện ở số lượng doanh nghiệp có vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa nhiều, số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra liên ngành còn ít, số lượng doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện vi phạm trong quá trình hoạt động bị phát hiện chưa nhiều.
4.1.3. Thực trạng quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế
Cùng với công cuộc cải cách, hiện đại hóa của toàn Ngành thuế, việc thực hiện quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế phục vụ cho công tác quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì cũng ngày càng được hiện
đại hóa và nâng cao chất lượng.
Trong những năm qua, Chi cục Thuế thành phố Việt Trì đã áp dụng có hiệu quả phần mềm ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế cho tất cả các doanh nghiệp
trên địa bàn. Đây là phần mềm được ngành Thuế xây dựng và cấp miễn phí cho doanh nghiệp, phần mềm này được xây dựng trên cơ sở thống nhất về mẫu tờ khai, hướng dẫn kê khai cho doanh nghiệp và các nguyên tắc về xử lý số liệu, tránh nhầm lẫn. Đồng thời Chi cục đã triển khai hướng dẫn khai thuế qua mạng
đối với tất cả các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kê khai thuế, góp phần giảm thời gian kê khai thuế của doanh nghiệp, giúp cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành thuế của doanh nghiệp được tốt hơn.
Bảng 4.8. Kết quả thu ngân sách của Chi cục Thuế Việt Trì giai đoạn năm 2015 – 2017
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
KH (tỷ.đ) TH (tỷ.đ) TH/KH (%) KH (tỷ.đ) TH (tỷ.đ) TH/KH (%) KH (tỷ.đ) TH (tỷ.đ) TH/KH (%) Thuế NQD 137 139,7 102 138,5 145 105 155 159,7 103 ThuếSDĐPNN 2,5 3,2 128 2,4 3,2 133 3,2 3,7 115 Thu tiền SD Đất 132 142,5 108 126 170,7 135 125 148 118,5 Thu thuế TNCN 8,5 9,7 115 6 10,7 177 8,2 20,4 249 Tiền thuê đất 23 27 117 26 28,3 109 27 31,7 117,5 Thu phí, lệ phí 6,8 22,3 328 6,8 11,6 171 7,3 15,5 171,9 Thu LP trước bạ 63 69,7 111 71 77,4 109 73,5 108,6 147,9 Thu khác NS 3,1 40,3 1297 10,8 44,1 408 12 41,5 346,6 Thu CĐTX 0,7 5,8 835 1 6,6 666 2 6 300 Tổng cộng 376,6 460,2 122 388,5 497,6 128 415,7 534,8 128,7
Nguồn: Chi cục Thuế TP Việt Trì - Phú Thọ (2015-2017)
Qua số liệu thu của ba năm từ năm 2015 đến năm 2017 thấy rằng: Tỷ lệ giao thu năm sau đều tăng cao so với năm trước, năm 2015tăng 0,3% so với năm 2014, năm 2016 tăng 0,3% so với năm 2015, năm 2017 tăng 0,7% so với năm
2016; Về việc thực hiện kế hoạch thu hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế
hoạch, tỷ lệhoàn thành ngày càng tăng cao. Mặc dù số thu ngân sách chỉđáp ứng một phần trong cân đối thu - chi ngân sách thành phố nhưng đã góp phần làm
tăng tính tuân thủ pháp luật, công bằng xã hội và góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Việt Trì.
So với các sắc thuế khác thì thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có
đối tượng nộp thuế và phạm vi áp dụng rộng, do đó việc quản lý hết đối tượng nộp thuế, tránh bỏsót đối tượng dẫn đến thất thoát tiền thuế thực sự là một thách thức đối với ngành thuế. Để quản lý đối tượng nộp thuế hiệu quả thì việc làm cân thiết trước tiên là phải thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra.
Công tác quản lý, cấp mã số thuế, kê khai thuế, theo dõi biến động đối
tượng nộp thuế đã được Chi cục Thuế Việt Trì hiện đại hóa bằng công nghệ
thông tin, cùng với việc thường xuyên kiểm tra, rà soát phát hiện các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để
đưa vào diện quản lý kê khai thuế. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày càng chặt chẽ và có những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã
nộp, nộp đúng hạn tăng lên cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ý thức chấp hành kê khai thuế của người nộp thuế nâng lên rõ rệt.
Bảng 4.9. Tổng hợp tình hình nộp hồsơ quyết toán thuế TNDN
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2015 2016 2017
1 Sốlượt nộp hồsơ khai thuế Lượt 1.364 1.546 1.745 2
Sốlượt nộp tờkhai đúng hạn Lượt 1.323 1.500 1.710
3 Tỷ lệ % 97 97 98
Nguồn: Chi cục Thuế Tp Việt Trì - Phú Thọ (2015-2017)
4.1.3.1. Quản lý thông tin về người nộp thuế
Trong quản lý thuế hiện nay, thông tin vềngười nộp thuếđược xác định là
cơ sở, là xuất phát điểm cho mọi hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế. Hệ
thống thông tin cơ sở dữ liệu vềngười nộp thuếđược khai thác sử dụng trong hầu hết các nghiệp vụ quản lý thuếnhư: công tác đăng ký thuế; công tác xử lý tờ khai thuế, kế toán thuế, hoàn thuế; công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế; công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Từ thông tin về người nộp thuế, cơ quan thuế xử lý bằng các nghiệp vụ của mình như: phân tích, đối chiếu, so sánh,… tìm ra các lỗi vi phạm, các hành vi gian lận, trốn lậu thuế của người nộp thuế, qua đó sẽ đánh
giá mức độ tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, phân loại đối tượng nộp thuế
theo các mức độ khác nhau để có biện pháp quản lý thuế thích hợp cho từng loại
đối tượng. Xây dựng hệ thống quản lý thông tin sử dụng các ứng dụng dùng chung cho toàn ngành thuế. Ứng dụng quản lý mã số thuế giúp cập nhật thông tin của người nộp thuế, đưa thông tin người nộp thuế trên mạng internet, giúp cho việc tra cứu thông tin trên toàn quốc.
4.1.3.2. Quản lý căn cứ tính Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Quản lý căn cứ tính thuế luôn là vấn đề phức tạp, nan giải, vì đứng trên lợi ích của doanh nghiệp thì căn cứ tính thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp là nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của bản thân doanh nghiệp. Còn ở góc độ quản lý, căn cứ tính thuế là căn cứ quan trọng để đảm bảo thu đúng, đủ và kịp thời thuế vào NSNN.
Công tác quản lý căn cứ tính thuế được thể hiện ở các nội dung cụ thể sau: