Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trê địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận các thể chế, chính sách đó là sử dụng phương pháp tiếp cận hệ

thống, tập trung vào hệ thống Luật pháp và các sắc thuếđược qui định trong Luật thuế của Việt Nam.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh chính

xác về thực trạng của vấn đề cần nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Đề tài

được sử dụng từ hai nguồn dữ liệu đó là thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp.

a. Thu thập thông tin thứ cấp

Thu thập thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn đó là:

+ Nguồn số liệu được lấy từcác chương trình phần mềm ứng dụng của cơ

quan thuếnhư:

- TPR: Chương trình phân tích rủi ro người nộp thuế; - TMS: Chương trình quản lý thuế tập trung;

- QTT: Chương trình phân tích tình trạng người nộp thuế; - TINC: Chương trình quản lý thông tin vềngười nộp thuế; - QHS: Chương trình quản lý hồsơ (hồsơ đến, hồsơ đi); - QLAC: Chương trình quản lý ấn chỉ;

- QLTN: Chương trình quản lý thu nợ;

- BCTC: Chương trình phân tích Báo cáo tài chính.

+ Các ấn phẩm, bài viết hay công trình nghiên cứu của các nhà khoa học,

các cơ quan chuyên môn đăng trên tạp chí của Bộ Tài chính, Ngành Thuế hay trên các Website của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.

+ Những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội cơ bản của thành phố Việt

Trì do các cơ quan chức năng của thành phố cung cấp hoặc thu thập từ Website

Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì cùng các Sở, ban, ngành có liên quan. + Các báo cáo, tài liệu đã ban hành của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Phú Thọ và Chi cục thuế thành phố Việt Trì.

+ Các báo cáo tổng kết công tác quản lý thuế và kết quả thu thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Chi cục thuế thành phố Việt Trì.

+ Kế thừa số liệu từ các công trình nghiên cứu khoa học đã có liên quan đến đề tài luận văn.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả

nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì để rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì.

b. Thu thập số liệu sơ cấp * Đối tượng khảo sát

Tại địa bàn thành phố Việt Trì, tác giả chọn đối tượng khảo sát là NNT và

cơ quan quản lý thuế (Chi cục Thuế thành phố Việt Trì); tham khảo ý kiến của các chuyên gia (Cục Thuế tỉnh Phú Thọ).

* Cơ sở chọn mẫu

Tác giả chọn mẫu đại diện cho từng địa bàn xã, phường quản lý; ngành nghề kinh doanh; loại hình doanh nghiệp (chọn 81 NNT là công ty TNHH, 60 công ty cổ phần, 08 doanh nghiệp tư nhân, 01 hợp tác xã).

* Mẫu điều tra

- Chọn 4 loại hình doanh nghiệp để điều tra đó là công ty TNHH, công ty

cổ phần, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Những doanh nghiệp này có thểđại diện cho từng vùng và cho thành phố. Những doanh nghiệp này được lựa chọn

đại diện ở các ngành, nghề kinh doanh: Sản xuất, thương mại, dịch vụ, vận tải,...

đồng thời các doanh nghiệp sẽ được điều tra ở các nhóm phường, xã khác nhau

trên địa bàn thành phố Việt Trì đảm bảo đại diện được tính toàn diện của địa bàn trên thành phố... Mẫu chọn ra vừa đảm bảo tính đại diện cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng được cho cả thành phố Việt Trì.

- Đối với cán bộ, công chức thuế: Chọn 30 cán bộ, công chức trong tổng số 94 cán bộ, công chức thuộc Chi cục Thuế Thành phố Việt Trì

Sử dụng các phiếu điều tra để thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu của đề tài. Đối tượng được điều tra là cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp; Các

cơ quan quản lý nhà nước theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng bằng các câu hỏi đã được chuẩn bịtrước và in sẵn.

* Mục tiêu của hoạt động điều tra

Mục tiêu của hoạt động điều tra nhằm thu thập chính xác các thông tin về

quản lý thuế đối với doanh nghiệp, từ đó kết hợp với những quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp để đánh giá được thực trạng về quản lý thuế đối với doanh nghiệp trong thành phố Việt Trì và đề xuất một số giải pháp về

quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp.

* Phương pháp điều tra: Gồm các bước sau:

- Chọn mẫu điều tra: Áp dụng chọn mẫu điển hình đại diện cho các loại doanh nghiệp, tiến hành lựa chọn các vùng, các đơn vịđiều tra theo bảng sau:

Bảng 3.4. Bảng phân bổđiều tra chọn mẫu hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình nộp thuế TNDN Loại hình doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ trên tổng số doanh nghiệp Số lượng doanh nghiệp chọn mẫu điều tra Công ty TNHH 1.040 59,0 81 Công ty cổ phần 599 34,0 60

Doanh nghiệp tư nhân 106 6,0 8

Hợp tác xã 18 1,0 1

Tổng cộng 1.763 100 150

Nguồn: Chi cục Thuế TP Việt Trì (2017)

Từcác địa bàn và số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thành phố chọn lấy 150 doanh nghiệp để điều tra. Trong 150 doanh nghiệp thì: Công ty TNHH chọn 81, Công ty CP chọn 60, Doanh nghiệp tư nhân chọn 8, HTX chọn 1.

* Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra có các thông tin chủ yếu như:

tên doanh nghiệp, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh, người cung cấp thông tin, chức vụ, loại hình doanh nghiệp, quy mô kinh doanh: Vốn và sốlao động, ngành nghề

kinh doanh, công tác khai thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế của các doanh nghiệp, hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin áp dụng công nghệ thông tin

trong lĩnh vực kê khai và quản lý thuế, mức độ hài lòng với cách thức tổ chức, quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố Việt Trì. Những thông tin này được thể

+ Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánh giá thực trạng quản lý thu thuế TNDN trên địa bàn thành phố Việt Trì

trong giai đoạn hiện nay; tác giả thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng

lĩnh vực, các đồng chí lãnh đạo của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, lãnh đạo Chi cục Thuế thành phố Việt Trì và các đồng chí đồng nghiệp làm công tác quản lý thuế để đưa ra kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sức thuyết phục cao, mang tính khả thi phù hợp với địa bàn nghiên cứu.

3.2.3. Xử lý và tổng hợp thông tin

Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được, tác giả tổng hợp số liệu, phân tổ

thống kê, lập bảng biểu thống kê và vận dụng các phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp so sánh, phân tổ thống kê để đánh giá thực trạng và phân tích các nhân tốảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Việt Trì.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp này để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu qua các cách thức khác nhau. Đề tài thống kê số liệu trên các bảng biểu để mô tả, so sánh và chuyển hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị.

3.2.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một hoặc một số tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ sao cho các đơn vị trong cùng tổ thì giống nhau về tính chất, khác tổ thì khác nhau về tính chất.

Như vậy, những thông tin thứ cấp sau khi thu thập sẽđược phân tổ theo

các tiêu chí như kết quả thu thuế TNDN của các doanh nghiệp qua từng năm,

tình hình nợ đọng thuế TNDN của từng loại hình doanh nghiệp..., do đó, sử

dụng phương pháp này sẽ làm rõ vấn đề nghiên cứu để có thể đưa ra những kết luận chính xác đối với công tác quản lý thuế TNDN trên địa bàn thành phố

Bảng 3.5. Sốlượng và cơ cấu mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Nội dung điều tra Số mẫu

1. Công ty TNHH

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

81 Chi phí của doanh nghiệp

Thu nhập cũng như các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện luật thuế..

2. Công ty Cổ phần

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

60 Chi phí của doanh nghiệp

Thu nhập cũng như các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện luật thuế..

3. DN tư nhân + HTX

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

9 Chi phí của doanh nghiệp

Thu nhập cũng như các thuận lợi, khó khăn khi thực hiện luật thuế..

Khảo sát ý kiến của các chuyên gia

- Lãnh đạo Cục Thuế Các chếđộ chính sách quản lý thuế 01 - Lãnh đạo, cán bộ của các

phòng kiểm tra thuế Quy trình qulý thu thuế ản lý thuế, công tác quản 03 - Lãnh đạo, cán bộ phòng Thanh

tra Thuế Quy trình thanh tra thutrong công tác thanh tra thuế, các kếhàng nămết quả 03 - Lãnh đạo Chi cục Thuế Việt Trì Các chế độ, chính sách về thuế Thu nhập doanh nghiệp 03 - Các cán bộ công tác tại các Đội Kiểm tra thuế của CCT Việt Trì Công tác quản lý thuế TNDN, kết quả công tác kiểm tra thuế hàng năm của

Chi cục Thuế 12

- Các cán bộ công tác tại các Đội chức năng của CCT Việt Trì

số NNT đang quản lý, số thuế thu nộp hàng năm, số thuế truy thu, phạt; công tác tuyên truyền HTNNT, QL nợ...

15

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ thống kê, phương pháp so sánh trong nghiên cứu đề tài

được dùng để so sánh kết quả quản lý thuế TNDN giữa các năm, các thời kỳ… của các loại hình doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì do Chi cục thuế

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch thu NSNN.

+ So sánh kết quả thu các sắc thuế qua từng giai đoạn khác nhau.

+ So sánh các tỷ trọng thu thuế TNDN qua từng năm và tỷ trọng truy thu thuế TNDN trên tổng truy thu qua công tác kiểm tra NNT.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

- Các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuếtrên địa bàn thành phố

Việt Trì: Chỉ tiêu số lượng, chất lượng của các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế về các chính sách, chếđộ về thuế trên các hệ thống thông tin báo

đài, pano, ápphích, điện thoại, trực tiếp với Người nộp thuế...

- Công tác quản lý đăng ký thuế trên địa bàn thành phố Việt Trì: Số lượng

Người nộp thuếđăng ký thuế, sốlượng doanh nghiệp giải thể, phá sản; việc phối hợp công tác giữa các bộ phận trong Chi cục Thuế, Cục Thuế, các ngành liên

quan để quản lý người nộp thuế.

- Công tác quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuếtrên địa bàn nghiên cứu: Việc nghiên cứu qui trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế để thực hiện các khâu từ quản lý khai thuế, nộp thuế, kế toán thuế tại Chi cục Thuế Việt Trì.

- Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn: Việc nghiên cứu từ các qui trình quản lý và việc thực hiện công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ

thuế tại Chi cục Thuế Việt Trì (số lượng doanh nghiệp thực hiện cưỡng chế, số

tiền thuếthu được qua công tác cưỡng chế...).

- Công tác kiểm tra, thanh tra thuế trên địa bàn: Hàng năm, việc thực hiện qui trình kiểm tra, thanh tra thuế của Chi cục Thuế Việt Trì đối với người nộp thuế ra sao, sốlượng NNT được kiểm tra qua các năm, sốlượng NNT vi phạm và bị xử lý vi phạm, số tiền truy thu, xử phạt... qua công tác kiểm tra, thanh tra tại trụ sở người nộp thuế và tại trụ sở cơ quan thuế. Việc tuân thủ tuân thủ Pháp luật thuế của người nộp thuế ra sao, từ đó đánh giá được chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế và ra các giải pháp hữu hiệu để thấy được hiệu quả

PHN 4. KT QU NGHIÊN CU VÀ THO LUN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, các quy định, quy trình chung của toàn Ngành thuế và các quy định của Luật Quản lý thuế, Luật thuế TNDN, cũng như

các văn bản chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Nhân dân thành phố

Việt Trì, việc thực hiện quản lý thuế TNDN tại Chi cục Thuế thành phố Việt Trì thể hiện qua các bước công việc chính cụ thểnhư sau:

4.1.1. Thực trạng công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được xác định là một khâu quan trọng của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý theo cơ chế tự tính, tự khai và tự nộp thuế; Giúp doanh nghiệp chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc xác

định số thuế phải nộp và thực hiện nghĩa vụ với NSNN; Hạn chế và loại bỏ

những vi phạm pháp luật về thuế do thiếu hiểu biết của doanh nghiệp, đồng thời

hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách, pháp luật thuế.

Căn cứ Quy trình truyên truyền, hỗ trợngười nộp thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định số 745/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 thay thế cho Quy trình số 601/QĐ-TCT ngày 11/5/2012, Chi cục thuế thành phố

Việt Trì đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, công tác tuyên truyền luôn

được đổi mới về nội dung, hình thức nên đã đạt được một số kết quả tiến bộ, Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động SXKD của các doanh nghiệp; Tạo được quan hệ mang tính hợp tác, phục vụ của cơ quan thuế, đảm bảo từng bước dân chủ hóa công tác quản lý thuế, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp (Tổng cục thuế, 2015).

Việc tuyên truyền tập trung vào chính sách thuế nói chung, đặc biệt là các

quy định sửa đổi, bổ sung về chính sách thuế, bên cạnh đó đã chú trọng đến công tác tuyên truyền về các quan điểm, nội dung dự kiến sửa đổi bổ sung các luật thuế để các doanh nghiệp biết tham gia ý kiến. Với việc tập trung tuyên truyền về phương diện này đã giúp cho các doanh nghiệp nắm kịp thời nội dung chính sách thuế và những quy định sửa đổi, bổsung để thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, nhiều hình thức tuyên truyền mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trê địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)