Nội dung phân tích chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 27 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị

2.1 Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và phân tích chuỗi giá trị

2.1.3. Nội dung phân tích chuỗi giá trị

2.1.3.1. Lập bản đồ chuỗi giá trị

Là xây dựng một sơ đồ có thể quan sát bằng mắt thường về hệ thống chuỗi giá trị. Các bản đồ này có nhiệm vụ định dạng các hoạt động kinh doanh, các nhà vận hành chuỗi và những mối liên kết của họ, cũng như các nhà hỗ trợ chuỗi nằm trong chuỗi giá trị này. Các bản đồ chuỗi là cốt lõi của phân tích chuỗi giá trị, là yếu tố không thể thiếu. Nó phục vụ cho mục đích phân tích và mục đích truyền đạt đơn giản hoá các thực tiễn kinh tế.

- Thiết kế một bản đồ tổng thể về chuỗi giá trị thể hiện các chức năng và các nhà vận hành chuỗi.

- Lập bản đồ tiểu chuỗi: cụ thể hoá hơn nữa chuỗi giá trị này và bổ sung thêm nhiều chi tiết. Bản đồ tổng thể có thể mô tả các “tiểu chuỗi” tương ứng với các sản phẩm cụ thể khác nhau và các kênh phân phối khác nhau. Nó sẽ giới thiệu cho người đọc các kênh cung cấp thay thế và các thị trường mà các kênh này hướng tới.

Hình 2.3. Sơ đồ về chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị

Nguồn: Bùi Thị Thúy Vinh (2014) Nông dân Người chế

biến

Người bán lẻ Người tiêu dùng Sản phẩm/dịch vụ Người bán buôn Thông tin Tài chính Tạo giá trị

- Lập bản đồ các liên kết chuỗi và quản trị điều hành. Quản trị chuỗi phản ánh cách thức phối hợp các nhà vận hành chuỗi trong tất cả các giai đoạn của chuỗi thể hiện bằng các mũi tên giữa các nhà vận hành trên bản đồ chuỗi. Mối quan hệ giữa các nhà vận hành có thể là một trao đổi thị trường tự do hay các hợp đồng liên kết được ký trước. Loại hình liên kết tuỳ thuộc vào chất lượng và tính phức tạp của sản phẩm cuối cùng. Nhìn chung các giao dịch phi điều phối (“các thị trường chợ đen”) thường tỏ ra rất hiệu quả trên thị trường địa phương hay đối với các sản phẩm có chất lượng kém. Nếu người tiêu dùng cuối cùng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao và ổn định thì việc kiểm soát các nguồn cung trở thành một yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh. Như vậy các liên kết giữa những nhà cung cấp và người mua cần phải ổn định và chắc chắn hơn, đồng thời, có xu hướng được chính thức hoá trong các hợp đồng. vì vậy đã có sự phân biệt giữa giao dịch phi điều phối trên thị trường tự do với các mối quan hệ hợp đồng bền vững và ở một thái cực khác là mối liên kết theo chiều dọc giữa người mua và các nhà cung cấp.

2.1.3.2. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi

Sự phân tích mối liên kết bao gồm không chỉ việc xác định tổ chức và người tham gia nào liên kết với nhau mà còn xác định nguyên nhân của những liên kết này và những liên kết này có mang lại lợi ích hay không. Việc nhận biết lợi ích (hoặc không có lợi ích) rất lâu để xác định được những trở ngại. Ví dụ:

- Về số lượng chủ thể;

- Số lượng việc làm và người lao động của mỗi nhóm nhà vận hành;

- Tỷ trọng các dòng sản phẩm của các tiểu chuỗi trên các kênh phân phối khác nhau;

- Lượng sản xuất hay thị phần của các phân đoạn cụ thể trong chuỗi; - Thị phần của chuỗi giá trị tích kinh tế.

Liên kết dọc: Là mối liên kết giữa người tiêu dùng, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ, cơ sở chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu… hình thành chuỗi giá trị sản phẩm. Nhìn chung liên kết theo chiều dọc không giới hạn về mặt địa lý, và quy mô doanh nghiệp. Sự liên kết dọc trong chuỗi giá trị được thể hiện qua mối liên hệ giữa các tác nhân của những khâu khác nhau trong suốt chiều dài chuỗi giá trị.

Liên kết ngang: Các tác nhân trong cùng một khâu có thể chưa có sự hợp tác chặt chẽ với nhau, thậm chí có thể có trường hợp là các tác nhân tranh giành khách hàng của nhau. Từ đó gây nên sự xung đột và phá vỡ mối quan hệ dựa trên niềm tin.

- Các hộ nông dân: Chủ yếu canh tác ở quy mô hộ gia đình và tin tưởng vào kinh nghiệm truyền thống của gia đình. Trong khi đó, canh tác nông nghiệp luôn cần có sự hợp tác, phối hợp với nhau thật chặt chẽ để chia sẽ kinh nghiệm, ứng dụng KHKT.

- Tác nhân thu gom: Thực hiện hoạt động thu gom chưa có sự phân chia thị trường thu mua cụ thể. Nhiều trường hợp người nông dân bán Mỳ Chũ cho các tác nhân thu gom ở xa, trong khi thu gom trên địa bàn lại phải thu mua ở những vùng xa xôi khác. Điều này làm cho chi phí vận chuyển trong quá trình thu gom tăng lên. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp tác nhân thu mua bất ngờ tăng giá tạm thời để giành giật khách hàng, làm xáo trộn hoạt động thu mua và ảnh hưởng xấu đến sự liên kết giữa nông dân và những người thu mua trước đó.

2.1.3.3. Phân tích kinh tế của chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi về mặt kinh tế là phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân để thấy được sự phân phối lợi ích có được phân bổ công bằng và hiệu quả giữa các tác nhân. Phân tích chi phí - lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi bao gồm: thứ nhất, phải đánh giá được giá trị của toàn bộ của chuỗi giá trị là giá mà người tiêu dùng cuối cùng phải trả trừ đi tất cả các chi phí phát sinh trên chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải. Hay giá trị toàn bộ của chuỗi là toàn bộ giá trị gia tăng được sản sinh ra bởi chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải và tỷ trọng của các giai đoạn khác nhau. Giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm là hiệu số giữa giá mà người vận hành chuỗi bán được trừ đi giá mà người vận hành chuỗi đó đã bỏ ra để mua những nguyên liệu đầu vào mà những người vận hành chuỗi ở công đoạn trước cung cấp. Và từ đó chúng ta xem giá trị được phân phối như thế nào giữa các giai đoạn trong chuỗi và giữa các nhà vận hành chuỗi và các nhà cung cấp bên ngoài. Thứ hai là, đánh giá được chi phí marketing và chi phí sản xuất tại mỗi giai đoạn trong chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải, cấu trúc của chi phí trong các giai đoạn của chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải. Chúng ta thấy được yếu tố quyết định chi phí và xác định tiềm năng giảm chi phí của các tác nhân tham gia. Thứ ba là, xác định việc phân phối lợi ích của các tác nhân tham

gia trong chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải. Mục đích là chúng ta phân tích lợi nhuận và lợi ích trong chuỗi; xác định ai có lợi ích từ sự tham gia trong chuỗi giá trị lợn thịt từ nấm men bia thải.

2.1.3.4 Phân tích hoạt động quản lý chuỗi

Kết quả hoạt động của chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải còn thể hiện ở mức độ mà một chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng cuối cùng bằng các chỉ tiêu về thời gian, sản phẩm. Để phân tích đánh giá chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải về mặt quản lý cần phân tích đánh giá được: i) Khả năng đáp ứng; ii) Tính linh hoạt; c) Chất lượng sản phẩm.

- Khả năng đáp ứng

Tiêu chí này đo lường khả năng chuỗi giá trị đáp ứng những mong đợi của khách hàng. Khách hàng có những mong đợi khác nhau ví dụ như khách hàng đòi hỏi và chi trả cho việc giao hàng nhanh với lượng mua nhỏ cũng như mức độ sẵn có về sản phẩm cao. Hay khách hàng khác sẽ chấp nhận chờ lâu hơn để mua sản phẩm và sẽ mua với số lượng lớn. Kết quả của sự mong đợi là mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm (bao gồm chất lượng, chủng loại và giá cả), thương hiệu và sự phục vụ. Bất kể khách hàng nào mà đang được phục vụ, chuỗi giá trị phải đáp ứng được các mong đợi của khách hàng đó.

- Tính linh hoạt

Tiêu chí này đo lường sự năng động trong phân phối được thể hiện ở thời gian chuỗi đáp ứng, dòng thông tin và sự thuận tiện về địa điểm cung cấp sản phẩm của chuỗi. Trong đó, thời gian đáp ứng không chỉ là thời gian sản xuất, chế biến mà còn có cả thời gian di chuyển, chờ đợi. Dòng thông tin sẽ chảy hai chiều, thông tin về sản phẩm sẽ được nhà phân phối tiếp nhận từ người sản xuất và gửi đến người bán lẻ chuyển đến người tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng được cung cấp sản phẩm, những thông tin sẽ được truyền ngược trở lại chuyển đến nhà sản xuất. Vì vậy, nếu các tác nhân chia sẻ lượng thông tin với nhau càng nhiều, tần suất trao đổi càng lớn thì chuỗi giá trị thủy sản càng đáp ứng nhanh khi đó chuỗi hoạt động càng linh hoạt và trơn tru. Còn nếu địa điểm cung cấp sản phẩm của chuỗi thuận tiện thì người tiêu dùng sẽ được đáp ứng nhanh. Như vậy, một chuỗi giá trị cần có khả năng trong lĩnh vực này để phản ứng với tính dễ thay đổi của thị trường.

- Chất lượng sản phẩm

Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm trong lý thuyết thường chia thành thuộc tính chất lượng bên trong và bên ngoài (Jongen, 2000; Luning et al., 2002; Tijskens, 2004) hoặc tương tự thành các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm và chất lượng quá trình (Northen, 2000). Trong nhiều năm kết quả hệ thống sản xuất nói chung được đánh giá bằng việc đo đếm chi phí hoặc bằng đo đếm chất lượng sản phẩm bên trong chẳng hạn độ an toàn sản phẩm và cảm quan (mùi vị, màu sắc, hình thức) (Spiegel, 2004). Chất lượng là một yếu tố thể hiện nhiều khía cạnh dựa trên cả thuộc tính chất lượng bên trong và bên ngoài được nhận thức ngay tại cửa hàng (Acebron and Dopico, 2000). Điều này có nghĩa rằng quyết định mua phụ thuộc vào cả tiêu chí chất lượng bên trong sản phẩm và cả tiêu chí bên ngoài. Chỉ tiêu chất lượng bên trong bao gồm các yếu tố vật chất như hương vị, hình dạng, sự hấp dẫn, thời hạn sử dụng và giá trị dinh dưỡng. Các yếu tố này được đo đếm trực tiếp và có mục đích. Chất lượng được tạo dựng bằng các yếu tố vật chất của sản phẩm hình thành thuộc tính chất lượng thông qua nhận thức của người tiêu dùng (Jongen, 2000). Các yếu tố bên trong sản phẩm miêu tả đặc trưng của sản phẩm được đánh giá là chỉ tiêu chất lượng bởi người sản xuất hoặc người sử dụng (Sloof et al., 1996).

Thuộc tính chất lượng bên ngoài đề cập tới hệ thống sản xuất cùng với các yếu tố như vật liệu đóng gói, sử dụng công nghệ sinh học... Các yếu tố ngoại sinh không nhất thiết ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố vật chất nhưng ảnh hưởng đến sự chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng. Tổng hợp tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài xác định hành vi mua bán (Jongen, 2000).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)