Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 53 - 55)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Đối tượng điều tra nghiên cứu

3.2.1.1. Các cơ sở sản xuất bia

- Cơ sở khảo sát

Hiện nay trên địa bàn Hà Nội theo thống kê trên các trang web thông tin đại chúng và tham khảo thực tế hiện có khoảng 45 công ty sản xuất bia rượu lớn và vừa, cùng với 8 tổ sản xuất bia tư nhân nhỏ, đặt nhà máy và văn phòng tại Hà Nội. Do thời gian và công việc có giới hạn nên Nhóm đề tài chỉ tiến hành khảo sát thực trạng về sản lượng bia, sản lượng bã men thải tại 10 đại diện doanh nghiệp sản xuất bia trên địa bàn Hà Nội (danh mục nhà máy bia và phiếu khảo sát được trình bày trong phụ lục 1).

Quy mô nhà máy bia: Chúng tôi khảo sát các nhà máy bia dựa trên sản lượng bia, cụ thể như sau:

+ Các nhà máy bia có sản lượng dưới 1.000.000 lit/năm (nhỏ)

+ Các nhà máy bia có sản lượng từ 1.000.000 lit/năm đến dưới 10.000.000 lit/năm (vừa)

+ Các nhà máy bia có sản lượng từ 10.000.000 lit/năm trở lên (lớn).

- Nội dung khảo sát: Sản lượng bia, sản lượng men thảo tình trạng sử

dụng men thải, phối hợp cùng các nhân viên trong công ty bia cung cấp mẫu bã men bia thải; tìm hiểu quá trình sản xuất chiết xuất nấm men; được tiếp nhận quy trình công nghệ xử lý bã men bia thải thành chiết xuất nấm men

- Thời gian khảo sát: tháng 11/2018 đến tháng 6/2019.

3.2.1.2. Cơ sở chăn nuôi

- Cơ sở khảo sát: Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội. Các thí nghiệm

chăn nuôi lợn thịt và phối trộn thức ăn chăn nuôi có men bia thải sẽ được thử nghiệm hoàn toàn tại Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội.

- Nội dung khảo sát: Tìm hiểu quá trình sản xuất thức ăn chăn nuôi có

chiết xuất nấm men bia thải. khảo sát cơ sở chuồng trại, quy mô chăn nuôi, khả năng và kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh của đàn lợn khi sử dụng thức ăn có chiết xuất nấm men bia thải

Đề tài tiến hành các thí nghiệm về chăn nuôi lợn sử dụng nấm men bia tại Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội. Trong đó đề tài bố trí 04 thí nghiệm theo 4 công thức: đối chứng (ĐC: không sử dụng bột chiết xuất nấm men bia) và 3

công thức thí nghiệm (TN1: sử dụng 2% bột chiết xuất nấm men bia; TN2: sử dụng 4% bột chiết xuất nấm men bia và TN3: sử dụng 6% bột chiết xuất nấm men bia).

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập các báo cáo, các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chăn nuôi lợn, chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt, số liệu liên quan đến phát triển kinh tế địa phương và liên quan đến ngành hàng thịt lợn.

Các thông tin chung, bộ máy của công ty, các sản phẩm, dự án của công ty trong những năm gần đây được thu thập tại các phòng ban chuyên muôn của Công ty CP giống gia súc Hà Nội.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

• Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các tác nhân

- Phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng bằng bộ câu hỏi thu thập thông tin cấu trúc và bán cấu trúc.

- Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu được thu thập từ quá trình phỏng vấn các cán bộ tại Công ty CP Giống Gia súc Hà Nội là đơn vị có mô hình chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm men bia thải; chúng tôi lựa chọn một số công ty bia tại địa bàn Hà Nội chủ yếu là Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Công ty CP ERESSON Việt Nam là những cơ sở cung sản lượng bia lớn trên thị trường Hà Nội và cả nước, có lượng bã men lớn, ổn định và quanh năm để đảm bảo được nguồn chiết xuất nấm men ổn định cung cấp cho chuỗi này. Chúng tôi tiến hành phỏng vấn các tác nhân bằng bộ câu hỏi điều tra bao gồm các câu hỏi cấu trúc và bán cấu trúc. Thời gian tiến hành một cuộc phỏng vấn từ 1 - 1,5 giờ, địa điểm phỏng vấn tại trụ sở của các đối tượng điều tra.

 Phương pháp chuyên khảo

- Phương pháp này nhằm tham khảo ý kiến của những chuyên gia nghiên cứu về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tại công ty CP Giống gia súc Hà Nội. Tham khảo cách thức tiến hành điều tra, tiến hành nghiên cứu về những đặc điểm chăn nuôi lợn, các tác nhân và những vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị thịt lợn. Tham khảo ý kiến chuyên môn của đại diện công ty bia – rượu về các quá trình sản xuất, chế biến thu gom men bia thải. Bên cạnh đó, thông tin về những hộ sản xuất hay hộ buôn bán, chế biến thịt lợn có kinh nghiệm cũng được chúng tôi khai thác

nhằm đưa ra sự nhìn nhận chi tiết hơn chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm men bia thải.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi theo yêu cầu nội dung nghiên cứu của đề tài và số liệu điều tra.

Bước 1: Kiểm tra và nhập phiếu điều tra: Bảng hỏi sau khi được tiến hành phỏng vấn cần kiểm tra để phát hiện sai sót, bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: Các thông tin thu được hầu hết là các thông tin định tính, do đó cần được mã hóa thành các con số để thuận tiện cho việc nhập và xử lí thông tin.

Bước 3: Tiến hành xử lý số liệu trên công cụ Excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu về số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để tính toán, mô tả thực trạng chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn, phương pháp mô tả còn thể hiện qua việc chỉ ra các thuận lợi, khó khăn trong chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn.

- Thống kê so sánh: Sử dụng chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối để đánh giá hiện trạng của các tác nhân tham gia vào hoạt động chuỗi giá trị sản phẩm thịt lợn và so sánh lợi ích của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị.

- Phân tích kinh tế chuỗi giá trị: Bao gồm phân tích chi phí trung gian, doanh thu, giá trị gia tăng, giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận) của mỗi tác nhân và của toàn chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)