Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 57 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Phân tích chuỗi giá trị lợn thịt sử dụng nấm men bia thải

4.1.1. Xây dựng bản đồ chuỗi giá trị

Dựa trên kết quả phỏng vấn các tác nhân tham gia chuỗi, nhóm tác giả xây dựng được bản đồ chuỗi về liên kết giữa các cơ sở sản xuất bia, cơ sở chế biến thức ăn gia súc, và các cơ sở chăn nuôi. Bản đỗ chuỗi được thể hiện trong hình 4.1.

Sơ đồ 4.1. Bản đồ chuỗi liên kết giữa các cơ sở sản xuất bia, cơ sở chế biến thức ăn gia súc, và các cơ sở chăn nuôi

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu phỏng vấn tác nhân tham gia chuỗi (2018) Sơ đồ 4.1 chỉ ra rằng bã men bia thải là nguyên liệu đầu vào của chuỗi, được cung cấp bởi các cơ sở sản xuất bia. Thông qua quy trình sản xuất tại chính các cơ sở sản xuất bia, bã men bia thải được chiết xuất thành chiết xuất nấm men. Đây là nguyên liệu được sử dụng trong chăn nuôi tại các cơ sở chăn nuôi. Chiết Cung ứng bã bia SX chiết xuất nấm men Phối trộn thức ăn sử dụng CXNM Chăn nuôi lợn thịt Trao đổi và phân phối Nhà máy bia Nhà máy bia Cơ sở chăn nuôi Cơ sở chăn nuôi Cơ sở chăn nuôi Người tiêu dùng Khung chính sách: - Chính sách của Nhà nước - Quy định của địa phương

Các cơ sở nghiên cứu khoa học:

- Đại học Kinh tế kỹ thuật công nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam

xuất nấm men, thay thế khô đỗbột cá, các thức ăn khác trong phương pháp chăn nuôi truyền thống, được phối trộn trở thành thức ăn trong chăn nuôi lợn tại các cơ sở chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi lợn sử dụng chiết xuất nấm men như một thành phần trong thức ăn chăn nuôi và tạo ra sản phẩm lợn thịt. Sản phẩm này được bán ra thị trường đến các cơ sở chế biến và người tiêu dùng.

Mặc dù mỗi tác nhân tạo ra sản phẩm tương đối độc lập nhưng giữa các tác nhân này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cơ sở sản xuất bia được coi là tác nhân đầu tiên vận hành chuỗi thông qua việc cung cấp nguyên liệu bã men bia thải. Tính trung bình, cứ 1.000 kg bã men bia thải có thể chiết xuất được 162,5kg chiết xuất nấm men. Tiếp đó, các cơ sở chăn nuôi sử dụng chiết xuất nấm men trong hoạt động chăn nuôi của mình. Khả năng đáp ứng của các tác nhân, hiệu quả của mỗi tác nhân khi tham gia chuỗi và hiệu quả toàn chuỗi được phân tích.

Các tác nhân vận hành chuỗi đồng thời chịu sự tác động từ các chính sách của nhà nước và các quy định của địa phương. Ngoài ra, trong phạm vi đề tài này, các hoạt động của các tác nhân vận hành chuỗi còn nhận được sự hỗ trợ về mặt công nghệ trong sản xuất chiết xuất nấm men từ các cơ sở nghiên cứu khoa học như Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)