Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 75 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ

CHĂN NUÔI LỢN THỊT TỪ NẤM MEN BIA THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI

4.2.1. Các yếu tố bên ngoài

4.2.1.1. Chủ trương phát triển chăn nuôi và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết chuỗi

Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc tốp đầu của cả nước. Chỉ tính riêng đàn lợn, Hà Nội hiện có trên 1,8 triệu con. Định hướng tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết thời gian qua nhận được sự quan tâm của tất cả các ngành, các cấp. Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Cục Chăn nuôi, Bộ NN và PTNT nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm 2019 là tập trung phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết, dần loại bỏ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Đồng thời, tập trung ổn định thị trường, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng tới xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Mặc dù có nhiều thách thức và rủi ro nhưng phát triển chăn nuôi hữu cơ nói chung và chuỗi chăn nuôi lợn thịt sử dụng chế phẩm sinh học ( men bia ) nói riêng tại Hà Nội cũng có nhiều thuận lợi để phát triển do nhu cầu sử dụng thực phẩm ngon, sạch, chất lượng cao được xác định đạt tiêu chuẩn qui định của người tiêu dùng Thủ đô ngày càng cao và được chấp nhận bán giá cao. Bên cạnh đó, do là nước nhiệt đới, thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp quanh năm, nhân công sản xuất thủ công nhiều và rẻ. Vì vậy, nếu được đầu tư tốt, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi hữu cơ theo hình thức chuỗi giá trị cho nông dân thì sản phẩm đầu ra có thể bán với giá thành hợp lý, người chăn nuôi có thể thu nhập cao so với các phương thức chăn nuôi thông thường. Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ KH&CN đã có định hướng phát triển chăn nuôi hữu cơ của Thủ đô, ban hành Nghị định và tiêu chuẩn chăn nuôi, bước đầu có chính sách ưu đãi về vốn và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi hữu cơ. Theo đó, việc phát triển chăn nuôi hữu cơ có điều kiện để tăng trưởng nhanh trong thời gian tới, tạo ra sản phẩm

và thu nhập mới cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Bảng 4.13 trình bày một số văn bản chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng liên kết chuỗi.

Bảng 4.13. Một số văn bản chính sách (chọn lọc) hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hình thức liên kết chuỗi

Thời gian

ban hành Chính sách Tóm lược nội dung

5/7/2018 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP

Chính sách khuyến kích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: chuỗi cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

18/08/2017 Nghị định số

100/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản

05/04/2017 Nghị định số

41/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

04/04/2017 Nghị định số

39/2017/NĐ-CP Quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản 29/01/2017 Công văn số

1125/BNN-CN

Hỗ trợ ổn định phát triển chăn nuôi lợn. 01/07/2016 Nghị định số

66/2016/NĐ-CP

Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.

22/06/2016 Quyết định số

2509/QĐ-BNN-CN Quy chế chứng nhận và quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi lợn, gà an toàn trong nông hộ

10/11/2015 Quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN

Ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP)

05/02/2010 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP

Quản lý thức ăn chăn nuôi

Quy định của Hà Nội

25/8/2009 QĐ số 4380/QĐ- UBND

Quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội 27/4/2010 QĐ số

61/2009/QĐ- UBND

Sửa đổi bổ sung một số điều về quản lý hoạt động giết mổ và vận chuyển gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội

Mặc dù, các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi nhiều nhưng chưa đồng bộ và khó đi vào thực tiễn, nhiều vướng mắc liên quan đến đất đai, tín dụng, bảo hiểm, quy hoạch chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, hợp tác liên kết giữa các khâu sản xuất, giết mổ, chế biến, phân phối còn ít và lỏng lẻo. Ngoài ra, để ngành chăn nuôi phát triển nhanh nhưng bền vững, cần phát triển song song các phương thức công nghiệp kết hợp với truyền thống và hữu cơ (Võ Trọng Thành, 2018).

4.2.1.2. Thị hiếu của người tiêu dùng

Thị hiếu của dân chúng là một nhân tố quan trọng tác động đến số lượng cầu của bất kỳ một lượng hàng hóa nào. Thịt lợn là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày được người dân rất ưa chuộng thịt lợn vì có giá trị dinh dưỡng cao, dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Bên cạnh đó trong các ngày lễ hoặc Tết cổ truyền, lượng cầu thịt lợn thường tăng đột biến so với ngày thường.

Ngoài các yếu tố trên đây, tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến cầu. Hiện nay đa phần người dân thích sử dụng thịt tươi, sống ( thịt nóng) trong chế biến thức ăn, ít có thói quen sử dụng thịt đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, họ cũng chưa quen với việc lựa chọn những sản phẩm đảm bảo vệ sinh. Vì vậy, lượng cầu thịt lợn tiêu dùng hàng ngày chủ yếu là thịt tươi sống, trong khi lượng cầu thịt lợn đông lạnh hoặc các sản phẩm chế biến sẵn lại rất thấp. Có thể nói đây là một tập quán không thể thay đổi ngay được mà cần có thời gian để người dân làm quen với việc tiêu dùng thịt lạnh.

Hà Nội có khoảng 10 triệu người dân do vậy nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi là rất lớn. Trung bình mỗi ngày, thành phố Hà Nội tiêu thụ trên 100.000 tấn thịt gia súc, gia cầm các loại. Hiện nay ngành chăn nuôi của Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu sản phẩm chăn nuôi của người dân thủ đô. Phần còn lại được chuyển về từ các tỉnh, các thành phố khác trong cả nước và từ nhập khẩu. Trong khi đó, Hà Nội là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm thuộc tốp đầu của cả nước. Chỉ tính riêng đàn lợn, Hà Nội có trên 1,8 triệu con vào năm 2017 (Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, 2017).

Trong những năm gần đây, ngoại thành Hà Nội đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung ngoài khu dân cư (tại các huyện Mỹ Đức, Ứng Hòa, Thanh Oanh, Chương Mỹ, Ba Vì, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây...) và chăn nuôi hữu cơ. Mặc dù có nhiều thách thức và rủi ro nhưng phát triển chăn nuôi hữu cơ có nhiều thuận lợi

do nhu cầu sử dụng thực phẩm ngon, sạch, chất lượng cao của người tiêu dùng thủ đô (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội và Hội Chăn nuôi Hà Nội, 2018).

Thịt lợn được sản xuất từ nấm men bia được đánh giá là có chất lượng cao hơn thông thường rõ ràng có lợi thế lớn trong cạnh tranh khi sản phẩm này có nhiều ưu việt như chất lượng cao hơn, giá thành rẻ hơn do sử dụng phụ phẩm của ngành sản xuất bia làm đầu vào và góp phần bảo vệ môi trường. Như vậy nếu biết cách quảng bá rộng rãi chắc chắn sẽ thu hút thị hiếu của người tiêu dùng trong tương lai.

4.2.1.3. Sự tác động của thông tin

Thông tin cũng tác động nhiều tới tiêu thụ thịt lợn, bởi thông tin nó tác dụng vào tâm lý người tiêu dùng ảnh hưởng tới sức mua của họ. Dịch bệnh xảy ra là điều khó tránh khỏi thì tiêu thụ thịt lợn sẽ giảm xuống rõ rệt. Bên cạnh đó các độc tố trong thức ăn chăn nuôi cũng ảnh hưởng lớn tới tiêu thụ thịt lợn. Tất cả những cái đó đều là do sự tác động của thông tin. Hiện nay vấn nạn chất tạo nạc ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi nước ta. Do vậy lượng tiêu thụ giảm rõ rệt do thịt lợn đã mất đi lòng tin ở người tiêu dùng khiến cho họ quay lưng lại với loại thực phẩm này đã chứng tỏ người tiêu dùng coi vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiêu dùng thịt lợn.

Qua đây có thể thấy sự tác động của thông tin là rất lớn và nhanh chóng, để sản phẩm thịt lợn chăn nuôi từ nấm men bia đến với người tiêu dùng cần phải tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, qua hệ thống thông tin, truyền thông: lồng ghép với các chương trình quảng bá của chính quyền địa phương để phổ biến đến người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng một cách chính thống.

4.2.2. Các yếu tố bên trong

Trong chuỗi giá trị từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng, qua tính toán lợi nhuận và giá trị ngày công lao động thực tế của các tác nhân cho thấy vẫn còn nhiều bất hợp lý. Cơ sở chăn nuôi Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội phải chịu rất nhiều rủi ro mà chưa được chia sẻ.

Rủi ro của người chăn nuôi chủ yếu được chia làm hai nhóm bao gồm rủi ro trong sản xuất và rủi ro thị trường.

Kết quả điều tra cho thấy rủi ro do dịch bệnh là điều đáng ngại nhất đối với người chăn nuôi. Tần xuất các hộ gặp phải dịch bệnh đang có xu hướng tăng lên

hàng năm, người chăn nuôi có quy mô càng lớn thì tỷ lệ gặp phải dịch càng cao. Để hạn chể rủi ro, biện pháp chủ đạo được sử dụng đều hướng tới việc phòng chống dịch bệnh chứ không thể tránh được dịch bệnh, nhất là trong trường hợp bệnh đã tiến triển thành quy mô dịch. Nhìn chung, phần lớn các hộ chăn nuôi đều cố gắng giữ vệ sinh chuồng trại và sử dụng các hóa chất trong phạm vi có thể để khử trùng, tiêm phòng cho lợn, giữ gìn chế độ ăn uống và dọn rửa chuồng trại hàng ngày.

Biểu đồ 4.1. Biện pháp quản lý rủi ro của Công ty

Nguồn: Phỏng vấn nhân viên kỹ thuật công ty (2019) Rủi ro do thị trường bao gồm sự biến động giá cả thức ăn đầu vào và giá lợn đầu ra. Rủi ro thị trường là loại rủi ro hệ thống nên các cá nhân chăn nuôi không thể có biện pháp phòng tránh. Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng như tỷ lệ lạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua. Trong khi đó, giá lợn đầu ra lại biến động mạnh do nhiều yếu tố, đặc biệt là dịch bệnh và thiên tai. Bởi vậy, biện pháp chính mà người chăn nuôi sử dụng vẫn là dùng kinh nghiệm của mình để điều chỉnh thời gian chăn nuôi, hoặc phân tán rủi ro bằng hình thức chăn nuôi gối giữa các lứa nuôi.

Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội chưa nhận được sự chia sẻ rủi ro từ các tác nhân trong chuỗi, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chung toàn chuỗi.

Ngoài ra chuỗi còn gặp phải một số thách thức như để có thể thu được lượng chiết xuất nấm men này đòi hỏi các nhà máy bia phải được trang bị kho chứa, máy móc, và công nghệ cho phép xử lý được khối lượng lớn men bia thải.

Làm chủ quy trình công nghệ xử lý bã men bia thải thành chiết xuất nấm men; Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và vệ sinh thực phẩm; Tác tuyên truyền/thương mại hóa sản phẩm thịt lợn sử dụng chiết xuất nấm men nhằm cải thiện giá bán lợn thương phẩm trong chăn nuôi sử dụng CXNM; Chịu nhiều rủi ro: tất cả các tác nhân đều chứa đựng những rủi ro nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; Ý thức và thói quen trong kinh doanh nhỏ như thiếu hợp đồng mua bán; Phát triển chuỗi sẽ gặp khó khăn trong khâu liên kết giữa các tác nhân thành hiệp hội lớn để có sự trao đổi thông tin nhiều chiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)