Một số giải pháp nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 80 - 84)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia

LỢN THỊT TỪ NẤM MEN BIA THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GIỐNG GIA SÚC HÀ NỘI

4.3.1. Tăng cường liên kết giữa các tác nhân

- Kết nối và phát triển liên kết dọc, đặc biệt là giữa các cơ sở sản xuất bia với công Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội để đảm bảo đầu ra ổn định và tạo nguồn cung lợn thịt lớn đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm. Qua phân tích và nghiên cứu chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm men bia thải của Công ty CP giống gia súc Hà Nội, chúng tôi thấy rằng chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng chiết xuất nấm men bia đạt hiệu quả kinh tế nhất định, mang lại thu nhập cao hơn so với chăn nuôi lợn thịt sử dụng thức ăn thông thường, giải quyết được các vấn đề về chi phí chăn nuôi, chi phí xử lý men bia thải từ tác nhân nhà máy bia và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Mặc dù trong thí nghiệm trên chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt sử dụng CXNM của Công ty CP giống gia súc Hà Nội nhìn chung có đạt những hiệu quả kinh tế nhất định nhưng do lợi ích giữa các tác nhân có sự chênh lệch điển hình như người chăn nuôi, không chỉ thu được lợi ích thấp hơn nhiều so với các nhà máy sản xuất bia, người chăn nuôi thường xuyên đối mặt với rủi ro trong chăn nuôi như bệnh dịch, giá thành sản phẩm, mức tiêu thụ... Để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của chuỗi, các nhà máy bia cần thiết phải chia sẻ lợi ích và rủi ro cho các tác nhân khác thông qua một cơ chế chia sẻ lợi ích ví dụ như đảm bảo chất lượng bã men bia, hạ giá thành bã men và hỗ trợ các chi phí sản xuất thức ăn để người chăn nuôi đạt được lợi nhuận cao hơn khi sử dụng thức ăn có chiết xuất nấm men bia.

chúng ta cần mở rộng và quảng bá ra thị trường về sản phẩm này. Vì vậy cần tuyên truyền, quảng bá sản phẩm thịt lợn sử dụng thức ăn có chiết xuất nấm men bia đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi. Sự hợp tác này sẽ góp phần hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi giúp người chăn nuôi có thị trường tiêu thụ ổn định. Sự liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi sẽ tăng sự bảo đảm, trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy chuỗi giá trị phát triển lên tầm cao mới.

- Tăng cường hơn nữa các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi lợn về kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt sử dụng nấm men bia, kinh nghiệm phối chộn thức ăn sử dụng nấm men bia thật hiệu quả từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành chăn nuôi.

- Các công ty, hộ chăn nuôi cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để thúc đẩy, mở rộng và phát triển chuỗi giá trị tiềm năng.

4.3.2. Tăng cường năng lực quản lý và vận hành của từng tác nhân

Nghiên cứu cho thấy chất lượng thịt lợn có sử dụng chiết xuất nấm men cao hơn hẳn so với chất lượng thịt lợn không có chiết xuất nấm men bia cần phải chuyển sang sử dụng loại thức ăn này, đồng thời khuyến khích người chăn nuôi nói chung thay đổi thói quen tận dụng nguồn thức ăn có sẵn, chưa mạnh dạn đầu tư về thức ăn công nghiệp trong quá trình chăn nuôi mà chủ yếu cho ăn thức ăn liều lượng không đảm bảo. Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội cần mạnh dạn sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn thịt sử dụng chiết xuất nấm men bia và có chính sách khuyến khích các công ty mở rộng thị trường hơn nữa, có đại lý ủy quyền trên hầu hết địa phương để giá bán không quá cao do phải qua nhiều khâu trung gian phân phối trước khi đến với người chăn nuôi lợn. Cần có các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi lợn cho bà con nông dân để họ biết cơ cấu từng loại thức ăn để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn, lợn con cho ăn thế nào, lợn choai cho ăn thế nào và gia đoạn gần bán thì cho ăn thế nào... cho phù hợp

* Tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực cho người chăn nuôi và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn. Trong nền kinh tế thì trường, người sản xuất cũng cần có kiến thức nhất định để tránh rủi ro có thể xảy ra. Một trong những biện pháp cụ thể là tập huấn kỹ năng hạch toán cho hộ. Người chăn nuôi

đánh giá việc chăn nuôi lợn có mang lại thu nhập cho hộ nhưng họ chưa hạch toán được đầy đủ các chi phí phát sinh nên chưa đánh giá được hiệu quả của việc chăn nuôi. Hơn nữa, giá cả thị trường biến động nhưng nếu người sản xuất không hạch toán được giá thành thì khó có thể chọn thời điểm bán phù hợp để có lợi nhất. Do đó, cần phải tập huấn để người sản xuất biết cách hạch toán và hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất.

Tạo điều kiện cho các tác nhân tiếp cận tín dụng, nâng cao hiệu quả các chính sách, cung cấp thông tin thị trường. Trực tiếp đưa tín dụng đến với những hộ có điều kiện chăn nuôi điều này khuyến khích họ đầu tư công vào chăn nuôi. Tương tự ưu tiên chế độ đất đai để hộ xây dựng khu trang trại chăn nuôi quy mô lớn, sản xuất tập trung. Phổ biến thông tin về giá cả thị trường rộng rãi hơn để các tác nhân có thể nắm bắt được kịp thời. Mở rộng hệ thống thông tin thị trường ở cấp xã nơi mà mọi người dân dễ tiếp cận là một điểm quan trọng.

* Tăng cường hỗ trợ đầu tư hệ thống hạ tầng các lò giết mổ, ưu tiên các chương trình phát triển chuỗi giá trị thịt lợn

Công tác giết mổ lợn tại địa phương hầu hết theo phương thức thủ công, công suất chưa cao, vì vậy cần trang bị trang thiết bị hiện đại trong khâu giết mổ nhằm nâng cao công suất giết mổ tại địa phương và góp phần kiểm soát tốt chất lượng sản phẩm, sản phảm đáp ứng được yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Ưu tiên các chương trình phát triển ngành chăn nuôi lợnn như: (1) Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi lợn; (2) Chương trình khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp và giết mổ, chế biến tập trung; (3) Chương trình phát triển thức ăn chăn nuôi; (4) Chương trình kiểm soát dịch bệnh vật nuôi. Nhiệm vụ chủ yếu của các chương trình tập trung vào:

- Khuyến khích phát triển các gia trại, trang trại và các cơ sở chăn nuôi lợn, theo phương pháp công nghiệp, bán công nghiệp với quy mô phù hợp, an toàn dịch bệnh. Áp dụng công nghệ hiện đại trong tuyển chọn, lai tạo giống, đồng thời phổ biến nhân rộng mô hình chăn nuôi giống lợn ngoại.

- Tăng cường năng lực hệ thống thú y, nhất là ở cơ sở, để có đủ năng lực chủ động phòng chống các loại dịch bệnh, hướng dẫn hộ sản xuất thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ chăn nuôi.

- Nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giết mổ, chế biến thịt gắn với các địa bàn chăn nuôi tập trung, có trang thiết bị hiện đại, đạt yêu cầu về chất lượng

và vệ sinh an toàn thực phẩm; tỷ trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp 35-40%, giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

- Quy hoạch hệ thống các cơ sở công nghiệp chế biến thức ăn, có chính sách khuyến khích mạnh các tổ chức, cá nhân trong nước đầu tư xây dựng đảm bảo thoả mãn nhu cầu, hạn chế việc mất cân đối cung cầu, độc quyền ép giá đối với người chăn nuôi.

4.3.3. Hoàn thiện quy trình sản xuất - phân phối đảm bảo yêu cầu của thị trường

* Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát sản xuất theo quy trình chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Kiện toàn bộ máy tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường về thanh tra, kiểm tra theo ngành dọc về y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường… Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở buôn bán giết mổ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về VSATTP; Tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP; phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng thực phẩm ra vào chợ…

* Hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với hệ thống giống, giết mổ, chế biến và xây dựng nông thôn mới; phát triển sản xuất theo quy hoạch đã được phê duyệt; tăng cường quản lý về chất lượng vật tư chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi; tăng cường quản lý dịch bệnh, nhập lậu động vật và sản phẩm động vật; hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý ngành

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, qua hệ thống thông tin, truyền thông: giới thiệu, biểu dương cơ sở sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi… phổ biến đến người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)