Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 42 - 45)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Một số công trình nghiên cứu có liên quan

(1) Nghiên cứu “Để chuỗi giá trị hiệu quả hơn cho người nghèo“ (ADB, 2007). Nghiên cứu đã cung cấp một số công cụ để phân tích chuỗi giá trị với trọng tâm giảm nghèo, hướng dẫn để kết nối khoảng cách giữa phân tích chuỗi giá trị và phát triển vì người nghèo. Các công cụ phân tích chuỗi giá trị thường được sử dụng bao gồm: (i) lựa chọn các chuỗi giá trị ưu tiên để phân tích; (ii) lập sơ đồ chuỗi giá trị; (iii) chi phí và lợi nhuận; (iv) phân tích công nghệ, kiến thức và nâng cấp; (v) phân tích các thu nhập trong chuỗi giá trị; (vi) phân tích việc làm trong chuỗi giá trị; (vii) quản trị và các dịch vụ; và (viii) sự liên kết.

(2) Nghiên cứu về chuỗi giá trị đối với một số hàng nông sản cụ thể như sắn, chè, luồng và ảnh hưởng của chúng tới người nghèo đã làm rõ một số nội dung như: (i) Đánh giá các cơ hội thị trường cho người nông dân, nhất là nông dân nghèo tại miền núi, vùng sâu, vùng xa; (ii) Hội nhập theo chiều dọc của những người sản xuất vào chuỗi giá trị sản phẩm và tiềm năng đối với xoá đói giảm nghèo; (iii) Hành động tập thể là khuyến nghị chung đối với nông dân nghèo khi tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản.

(3) Chuỗi giá trị hàng nông sản trong thương mại hoá nông nghiệp (ADB, 2007). Nghiên cứu đã làm rõ việc người nghèo có thể thu được lợi từ thương mại hoá trong vai trò là những nhà sản xuất, người tiêu thụ. Những DN kinh doanh có thể có những tác động tích cực lên sinh kế của người nghèo theo nhiều cách, trong đó bao gồm: (i) Tạo việc làm; (ii) Cung cấp những điều kiện làm việc thích hợp; (iii) Làm tăng hoặc đảm bảo sự tiếp cận của người nghèo đối với tài sản; (iv) Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ; (v) Phát triển vốn con người; (vi) Cung cấp các hàng hoá và dịch vụ thích hợp với giá hợp lý; và (vii) Thúc đẩy một môi trường tự nhiên bền vững.

(4) Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) thực hiện: Chương trình Phát triển DN nhỏ và vừa đã hỗ trợ nghiên cứu các chuỗi giá trị khác nhau của từng vùng và bao gồm nhiều sản phẩm, cụ thể: Dự án: “Phát triển chuỗi giá trị bơ tại Đăk

Lăk” thực hiện từ tháng 8/2006 – 3/2009; Dự án “Phát triển Chuỗi giá trị cà phê tại Đăk Lăk”, thực hiện từ tháng 4/2007 – 3/2009; Dự án “Phát triển Chuỗi giá trị nhãn tại Hưng Yên”, thực hiện từ tháng 6/2006 – 3/2009; Dự án “Phát triển chuỗi giá trị cá da trơn tại An Giang”, thực hiện từ tháng 6/2006 – 3/2009; Dự án “Phát triển chuỗi giá trị mây tại Quang Nam”, thực hiện từ tháng 4/2007 – 3/2009; Dự án “Phát triển chuỗi giá trị rau tại An Giang”, thực hiện từ tháng 1/2007 – 3/2009.

Các dự án đã phân tích đánh giá chuỗi giá trị từng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ từ đó xây dựng chuỗi giá trị từng sản phẩm nhằm khắc phục những điểm yếu trong chuỗi. Kết quả của hoạt động phát triển chuỗi giá trị là những tác động hỗ trợ của dự án nhằm tăng cường năng lực cho các tác nhân trong chuỗi, những người đóng góp làm gia tăng giá trị sản phẩm và xây dựng chuỗi giá trị bền vững

(5) Trần Công Thắng (2009) nghiên cứu chuỗi ngành hàng chè ở Phú Thọ và Thái Nguyên. Trong từng nhóm tác nhân, tác giả đã (1) giới thiệu đặc trưng từng nhóm tác nhân, ví dụ đối với người trồng chè đó là điều kiện đất đai, lao động, hoạt động kinh tế, thu nhập; (2) điều kiện để tác nhân đó tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè; (3) phân tích ảnh hưởng của việc tham gia vào chuỗi giá trị ngành chè (cơ hội gì, thách thức gì). Nội dung nghiên cứu chuỗi giá trị chè, bao gồm: khái quát các kênh thị trường; Mô tả dòng hàng hóa qua từng đối tác trong từng kênh (khối lượng hoặc %); Phân tích chuỗi giá trị chè. Khi nghiên cứu về cơ chế liên kết của người trồng chè các tác giả đã chia người trồng chè làm 4 nhóm khác nhau: Nông trường viên, Nông dân ký hợp đồng, Xã viên HTX, Nông dân tự do. Mỗi loại có cơ chế liên kết khác nhau. Khi phân tích chuỗi giá trị ngành chè, các tác giả đã phân tích: tỷ trọng chi phí, tỷ trọng lợi nhuận trong giá trị sản phẩm cuối cùng; so sánh giữa các tác nhân trong cùng một kênh (một hình thức liên kết); và so sánh giữa các kênh khác nhau (các hình thức liên kết khác nhau).

(6) Lê Ngọc Hướng (2011), nghiên cứu ngành hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tác giả đã nghiên cứu tất cả các hoạt động từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, tương ứng với các hoạt động đó có các nhóm tác nhân khác

nhau. Tập trung phân tích các mối quan hệ của các nhóm tác nhân, các thể chế và cơ chế thị trường, những thách thức và cơ hội đối với từng nhóm tác nhân.

Nhìn chung các nghiên cứu đã phân tích chuỗi giá trị ở các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có một nghiên cứu nào nghiên cứu phân tích chuỗi giá trị chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội. Chính vì vậy, nghiên cứu chúng tôi muốn nhìn nhận một cách toàn diện về chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải hướng tới nâng cao kết quả, hiệu quả không những của từng tác nhân tham gia mà còn nâng cấp cả toàn bộ chuỗi giá trị cho toàn ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam. Đây cũng là một vấn đề mới, mang tính thời sự cao đòi hỏi phải nghiên cứu để làm rõ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)