Bài học kinh nghiệm cho nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 40 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho nâng cao chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men

nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội

(1) Chính sách phát triển chuỗi giá trị thịt lợn của Mỹ và Nhật bản hướng vào lợi thế so sánh của từng vùng. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh; Coi trọng công

tác kiểm ra giám sát chất lượng sản phẩm. Ngày nay mỗi sản phẩm muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi phảm đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm, mặt hàng thịt lợn cũng tương tự, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm quyết định đến sự thành bại của chuỗi. Vì vậy, trong từng công đoạn cụ thể, mỗi tác nhân phải thực hiện nghiêm ngặtvề vệ sinh an toàn thực phẩm;

(2) Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới phát triển chuỗi giá trị thịt lợn cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho ngành chăn nuôi lợn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, theo hướng tập trung chuyên môn hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ;

(3) Tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết phối hợp mật thiết với cơ quan chức năng khác quản lý kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi thông qua các liên kết dọc và liên kết ngang.

(4) Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến (giết mổ). Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành chăn nuôi lợn. Hơn nữa việc giết mổ lợn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi theo hướng tăng cao của xã hội, sẽ giúp giành được thị phần cho sản phẩm thịt lợn của mình ở thị trường trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm về phát triển chăn nuôi lợn, chuỗi thịt lợn từ các nước Mỹ, Nhật... cho thấy chuỗi giá trị thịt lợn muốn phát triển thì trước tiên yêu cầu phải phát triển từng khâu của chuỗi và khâu đầu tiên là chăn nuôi rồi đến chế biến (giết mổ) và phân phối,...

Từ những tồn tại của ngành chăn nuôi lợn, trong quátrình sản xuất và tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam còn rất yếu, khâu giết mổ và bảo quản, các hộ chăn nuôi lợn thường là các hộ nhỏ lẻ, còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết,thường không có khả năng dự đoán sự vận động của thị trường trong dài hạn để có các điều chỉnh hợp lý. Tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường cho hộ chăn nuôi là cần thiết;

(5) Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, tăng cường đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng và tạo lập thị trường mới hướng đến xuất khẩu. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực khuyến nông cơ sở, cán bộ thú y được xem là một trong những nhân tố quyết định sự thành công.

Như vậy, phát triểnchuỗi giá trị thịt lợn là quá trình thường xuyên liên tục, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ ở mỗi cấp, ngành, khai thác các tiềm năng, lợi thê, tận dụng cơ hội để phát triển toàn chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của công ty cổ phần giống gia súc hà nội (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)