Trong chuỗi giá trị từ người sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng, qua tính toán lợi nhuận và giá trị ngày công lao động thực tế của các tác nhân cho thấy vẫn còn nhiều bất hợp lý. Cơ sở chăn nuôi Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội phải chịu rất nhiều rủi ro mà chưa được chia sẻ.
Rủi ro của người chăn nuôi chủ yếu được chia làm hai nhóm bao gồm rủi ro trong sản xuất và rủi ro thị trường.
Kết quả điều tra cho thấy rủi ro do dịch bệnh là điều đáng ngại nhất đối với người chăn nuôi. Tần xuất các hộ gặp phải dịch bệnh đang có xu hướng tăng lên
hàng năm, người chăn nuôi có quy mô càng lớn thì tỷ lệ gặp phải dịch càng cao. Để hạn chể rủi ro, biện pháp chủ đạo được sử dụng đều hướng tới việc phòng chống dịch bệnh chứ không thể tránh được dịch bệnh, nhất là trong trường hợp bệnh đã tiến triển thành quy mô dịch. Nhìn chung, phần lớn các hộ chăn nuôi đều cố gắng giữ vệ sinh chuồng trại và sử dụng các hóa chất trong phạm vi có thể để khử trùng, tiêm phòng cho lợn, giữ gìn chế độ ăn uống và dọn rửa chuồng trại hàng ngày.
Biểu đồ 4.1. Biện pháp quản lý rủi ro của Công ty
Nguồn: Phỏng vấn nhân viên kỹ thuật công ty (2019) Rủi ro do thị trường bao gồm sự biến động giá cả thức ăn đầu vào và giá lợn đầu ra. Rủi ro thị trường là loại rủi ro hệ thống nên các cá nhân chăn nuôi không thể có biện pháp phòng tránh. Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới cũng như tỷ lệ lạm phát và cơ chế điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua. Trong khi đó, giá lợn đầu ra lại biến động mạnh do nhiều yếu tố, đặc biệt là dịch bệnh và thiên tai. Bởi vậy, biện pháp chính mà người chăn nuôi sử dụng vẫn là dùng kinh nghiệm của mình để điều chỉnh thời gian chăn nuôi, hoặc phân tán rủi ro bằng hình thức chăn nuôi gối giữa các lứa nuôi.
Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi lợn thịt từ nấm men bia thải của Công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội chưa nhận được sự chia sẻ rủi ro từ các tác nhân trong chuỗi, điều này đã ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chung toàn chuỗi.
Ngoài ra chuỗi còn gặp phải một số thách thức như để có thể thu được lượng chiết xuất nấm men này đòi hỏi các nhà máy bia phải được trang bị kho chứa, máy móc, và công nghệ cho phép xử lý được khối lượng lớn men bia thải.
Làm chủ quy trình công nghệ xử lý bã men bia thải thành chiết xuất nấm men; Yêu cầu về chất lượng sản phẩm và vệ sinh thực phẩm; Tác tuyên truyền/thương mại hóa sản phẩm thịt lợn sử dụng chiết xuất nấm men nhằm cải thiện giá bán lợn thương phẩm trong chăn nuôi sử dụng CXNM; Chịu nhiều rủi ro: tất cả các tác nhân đều chứa đựng những rủi ro nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; Ý thức và thói quen trong kinh doanh nhỏ như thiếu hợp đồng mua bán; Phát triển chuỗi sẽ gặp khó khăn trong khâu liên kết giữa các tác nhân thành hiệp hội lớn để có sự trao đổi thông tin nhiều chiều.