* Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát sản xuất theo quy trình chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
Kiện toàn bộ máy tổ chức từ cấp tỉnh đến cấp xã, phường về thanh tra, kiểm tra theo ngành dọc về y tế, thú y, nông nghiệp, quản lý thị trường… Đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Tăng cường tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác bảo đảm chất lượng VSATTP. Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục dục sức khỏe cho mọi người và xem đây là một trong những giải pháp cơ bản, lâu dài. Tổ chức khám sức khỏe, thầm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP cho các cơ sở buôn bán giết mổ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm túc tất cả những trường hợp vi phạm. Thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức về VSATTP tại các chợ cho đội ngũ cán bộ quản lý và hộ kinh doanh, để nâng cao nhận thức về VSATTP; Tăng cường hoạt động chuyên ngành và liên ngành trong công tác bảo đảm VSATTP; phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng thực phẩm ra vào chợ…
* Hoàn thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với hệ thống giống, giết mổ, chế biến và xây dựng nông thôn mới; phát triển sản xuất theo quy hoạch đã được phê duyệt; tăng cường quản lý về chất lượng vật tư chăn nuôi và sản phẩm chăn nuôi; tăng cường quản lý dịch bệnh, nhập lậu động vật và sản phẩm động vật; hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý ngành
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, qua hệ thống thông tin, truyền thông: giới thiệu, biểu dương cơ sở sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm. Tập trung xây dựng các chuyên đề phù hợp về an toàn thực phẩm trong sản xuất, lưu thông, giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để định kỳ tuyên truyền trên truyền hình, báo chí, pano, tờ rơi… phổ biến đến người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ