Thực trạng công tác lập dự toán thu, chi tài chính tại trường Đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 44)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Thực trạng quản lý tài chính tại trường đại học Hùng Vương

4.1.2. Thực trạng công tác lập dự toán thu, chi tài chính tại trường Đại học

học Hùng Vương

4.1.2.1. Lập dự toán thu của Trường Đại học Hùng Vương

a. Căn cứ lập dự toán thu

Thơng tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán ngân sách; các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh và Hướng dẫn của Sở Tài chính.

Kế hoạch phát triển tổng thể và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch. Chỉ tiêu kế hoạchgiao năm kế hoạch

Văn bản quy phạm pháp luật về: Thuế, chế độ thu; định mức phân bổ dự tốn; Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhiệm vụ, dự toán ngân sách năm

trước và một số năm liền kề.

Kế hoạch và dự toán của các đơn vị trực thuộc.

 Nguồn thu của Nhà trườngchủ yếu là từ các nguồn sau đây:

Thu từ Ngân sách Nhà nuớc cấp: Trường Đại học Hùng Vương là đơn vị sự nghiệp công lập, được giao quyền tự chủ và tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, được giao dự toán ngân sách để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ công về đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp luôn là nguồn thu quan trọng nhất đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của khu vực hành chính sự nghiệp. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục cũng đặt ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho giáo dục - đào tạo, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Thu từ học phí

Học phí là khoản tiền của gia đình người học hoặc người học phải nộp để góp phần bảo đảm chi phí cho các hoạt động giáo dục. Khơng chỉ riêng đối với Trường Đại học Hùng Vương và với tất các cơ sở giáo dục đại học công lập mức thu học phí thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.

+ Học phícó 2 loại học phí, đó là: − Học phí chỉ tiêu pháp lệnh − Học phí chỉ tiêu hướng dẫn

+ Đây là nguồn thu chiếm tỷ lệ từ 30%-40% tổng kinh phí của Nhà trường. Nhà trường được để lại 100% nguồn thu này, không phải nộp lại Ngân sách Nhà nước nhưng vẫn chịu sự quản lý của Nhà nước. Vì thế, tồn bộ số thu về học phíphải nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định. Khi cần chi, nhà trườngmới rút tiền mặt để chi..

Mặc dù khoản thu này không phải chịu thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp…) nhưng vẫn do Cơ quan Thuế quản lývà quản lý thơng qua Biên lai học phí.

Thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ:

+ Phải xác định được tình hình năm cũ, năm mới, các chính sách của Nhà nước.

+ Nhà trường có những hoạt động kinh doanh dịch vụ sau: − Dịch vụ của Trung tâm ngoại ngữ - tin học:

 Dựa trên cơ sở doanh thu năm trước, Trung tâm ngoại ngữ tin học dự toán doanh thu năm nay trên cơ sở số lượng học viên ước tính.

 Theo Luật thuế năm 2009 có hiệu lực thì đối với đơn vị sự nghiệp có thu phục vụ hoạt động đào tạothì phải đóng thuế 2% trên doanh thu.

− Dịch vụ Liên kết đào tạo:

 Nguồn thu từ dịch vụ liên kết đào tạo là các khoản thu từ các lớp của các đơn vị đào tạo khác liên kết với nhà trường để đào tạo như các lớp đào tạo thạc sỹ, các lớp bồi dưỡng, chứng chỉ chuyên ngành....

 Thuế thu nhập doanh nghiệp của loại hình dịch vụ này 2% trên tổng doanh thu

- Dịch vụ khác (trông giữ xe, căng tin, phô tô copy, thuê hội trường...)

 Bên cạnh các khoản thu từ hoạt động chính của nhà trường là cơng tác đào tạo, thì Nhà trườngcịn kinh doanh căng tin, bãi xe, phô tô, đặt trạm thu phát

sóng dưới hình thức hợp đồng cho th mặt bằng, diện tích một phần nào đó của

trường nhằm tạo thêm một phần thu nhập, bổ sung nguồn kinh phí cho nhà trường trong thời gian nhàn rỗi của cơ sở vật chất.

Hàng năm, căn cứ từ các hợp đồng cho thuê, phòng Kế hoạch - Tài chính lập dự tốn thu cho đơn vị để gửi lên Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ về kế hoạch trong năm tới

Dự toán thu sự nghiệp phải bảo đảm phản ánh được đầy đủ chi tiết các nguồn thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu hoạt động dịch vụ, thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao, chế độ tài chính quy định.

+ Các khoản thu khác: thu từ hoạt động ký túc xá, đề tài nghiên cứu khoa học Khoản thu ký túc xá được xác định trên cơ sở mức thu đã được Hội đồng nhân dân quy định, số lượng sinh viên đang ở, dự kiến tuyển sinh.

Đối với các khoản thu đề tài nghiên cứu khoa học, căn cứ vào các hợp đồng, đề tài dự án đã được duyệt trong năm kế hoạch, căn cứ vào thuyếtminh đề tài để nhà trường xây dựng kế hoạch thu cho năm tới.

c. Nội dung lập dự toán thu của nhà trường

định mức phân bổ trên 01 sinh viên theo Nghị quyết 225/2010/NQ-HĐND ngày

14 tháng 12 năm 2010 về việc định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân

sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định Ngân sách giai đoạn 2011-2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ (kinh phí từ năm 2011-2015) và Nghị quyết

13/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 về định mức phân bổ dự toán

chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2017, thời kỳ ổn định Ngân sách giai đoạn 2017-2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, Quỹ lương Sở Nội vụ duyệt, Phân bổ thêm theo khu vực 30% dự toán năm giai đoạn đầu ổn định; cấp bù kinh phí đào tạo theo Nghị định 74 của Chính phủ và kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chun mơn khác do Nhà nước giao.

Trên cơ sở Kế hoạch nhà trường xây dựng gửi Sở Tài chính thẩm định, hằng năm Sở Tài chính giao dự tốn cho đơn vị bao gồm Ngân sách Nhà nước (bao gồm ngân sách tự chủ, ngân sách không tự chủ để thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể được giao), khoản thu học phí, lệ phí, dịch vụ, thu khác

Bảng 4.2. Dự toán thu của Trường Đại học Hùng Vương

STT Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) (Tr.đ) (Tr.đ) (Tr.đ) 16/15 17/16 Bình quân Dự toán thu 99.651 101.707 108.601 101,0 103,8 104,4 1 Ngân sách cấp 67.631 66.385 75.963 98,16 114,4 106,0 2 Thu từ học phí 27.468 27.383 24.769 99,7 90,5 95,0 3 Thu dịch vụ 3.190 6.587 7.066 206,5 107,3 148,8 4 Thu khác 1.362 1.362 803 100,0 59,0 76,8

Nguồn: Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Dự toán thu của Trường Đại học Hùng Vươngtăng qua các năm cụ thể:

Về dự toán ngân sách nhà nước cấp năm 2016 giảm 1,84% so với năm 2015 do số lượng học sinh tuyển mới và số lượng sinh viên dự kiến tuyển giảm. Nhưng năm 2017 tăng 14,4% so với năm 2016 (mặc dù số lượng sinh viên giảm nhưng đến năm 2017, định mức trên 01 sinh viên tăng, lương cơ sở tăng dẫn đến kinh phí ngân sách tăng). Do số lượng sinh viên dự kiến giảm nên thu học phí dự kiến cũng giảm đáng kể (năm 2017 dự kiến thu học phí giảm 2.700 triệu đồng). Trong những năm gần đây, nhà trường cũng chú trọng các giải pháp tăng nguồn thu từ dịch vụ (thu từ trung tâm ngoại ngữ tin học, liên kết đào tạo, cho thuê mặt bằng...) để bù đắp lại phần nào kinh phí giảm từ nguồn học phí. Đặc biệt, khi Nghị định số

16/2015/NĐ-CP ban hành cùng với tăng cường tính tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp, lộ trình giảm dần kinh phí nhà nước cấp, tăng cường các khoản thu nhằm đảm bảo kinh phí cho hoạt động của nhà trường.

4.1.2.2. Lập dự toán chi của Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

a. Căn cứ lập dự toán thi

- Căn cứ vào đánh giá thực hiện nhiệm vụ chi năm trước

- Văn bản quy phạm pháp luật về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định.

- Các quy định, quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật (KTKT), đơn giá hiện hành theo từng ngành, lĩnh vực được cấp có thẩm quyền ban hành.

- Quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường

b. Lập dự toán chi của trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

Dự toán chi NSNN tại Trường Đại học Hùng Vương và dự toán chi từ nguồn thu sự nghiệp được lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao năm kế hoạch, chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi tiêu hiện hành của nhà nước, quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Đồng thời, dựa vào thực hiện nhiệm vụ chi của năm trước để dự kiến nhiệm vụ chi năm nay. Căn cứ xác định mức chi cụ thể cho các nhiệm vụ chi như sau:

- Đối với các khoản chi thanh toán cho cá nhân

Dự toán các khoản chi thanh toán cho cá nhân được xác định trên cơ sở chính sách, chế độ quy định của nhà nước đối với cán bộ, giảng viên, công nhân viên; Chế độ làm việc của giảng viên, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN và quy chế chi tiêu nội bộ nhà trường.

Chi tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương của cán bộ giảng viên thuộc biên chế được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước, theo quỹ lương được duyệt. Tiền công của lao động hợp đồng thực hiện theo thoả thuận giữa trường với người lao động.

Đối với các khoản tiền thưởng, phúc lợi tập thể, dự toán được xây dựng dựa trên những quy định cụ thể về mức thưởng, chế độ nghỉ phép, trợ cấp… của quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Dự toán các khoản chi khác thuộc chi thanh toán cho cá nhân được xác định dựa trên cơ sở các quy định hiện hành của nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

- Chi quản lý hành chính

Chi về hàng hố, dịch vụ được xác định dựa trên cơ sở nhiệm vụ được giao, định mức chi NSNN và quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ. Một số khoản chi thuộc chi hàng hoá, dịch vụ đơn vị thực hiện theo định mức khoán như điện thoại cố định, điện thoại di động, văn phịng phẩm, cơng tác phí… dự tốn được xác định dựa trên mức khoán và nhiệm vụ dự kiến năm kế hoạch.

- Chi chuyên môn

Chi các khoản chi chuyên môn (thực tập, rèn nghề, thực tế môn học...) căn cứ vào Kế hoạch chun mơn của các khoa, đơn vị phịng ban chức năng, định mức quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ và quy định của Nhà nước hiện hành. Khoản chi chuyên môn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dự toán chi của đơn vị.

- Chi mua sắm, sửa chữa

Dự toán các khoản chi khác, chi mua sắm, sửa chữa được xác định dựa trên kế hoạch hoạt động năm kế hoạch, định mức chi tiêu hiện hành và các quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của trường.

Các khoản chi thường xuyên trong ngân sách hàng năm được phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi như sau:

Bảng 4.3. Dự toán chi của Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

STT Nội dung 2015 2016 2017 Tổng số (Tr.đ) % Tổng số (Tr.đ) % Tổng số (Tr.đ) % Tổng chi 71.825 100,00 69.597 100,00 76.285 100,00 1 Nhóm I 32.792 48,49 35.539 53,54 38.891 51,20 2 Nhóm II 10.694 15,81 5.751 8,66 5.420 7,13 3 Nhóm III 16.251 24.03 17.157 25,84 23.984 31,57 4 Nhóm IV 7.894 11.67 7.938 11.96 7.669 10,10 Nguồn: Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dự toán chi cho nhóm I (chi thanh tốn cho cá nhân) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự toán chi từ 48,49% đến 53,54%. Đây là khoản kinh phí chi lương và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên. Việc xây dựng dự tốn chi lớn cho nhóm I địi hỏi trong khi thực hiện dự tốn thu nhà trường sẽ phải thực hiện các giải pháp nhằm tiết kiệm chi các khoản chi nhóm II và nhóm IV. Các khoản chi chun mơn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dự toán chi (từ 24% đến 31%). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu

đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đang trở nên cấp thiết thì việc cân đối kinh phí đầu tư chi cho chun mơn nghiệp vụ là việc cấp bách và cần thiết.

Dự tốn chi nhóm II qua các năm giảm dần điều này cho thấy, nhà trường đã xác định tiết kiệm các khoản chi cho quản lý chung phục vụ chi chuyên môn và chi cho cá nhân.

Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về sự công khai, minh bạch,

chuẩn hóa trong việc lập dự tốn

Nội dung Mức độ (100 phiếu) Rất tốt Tốt Trung bình Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Công tác lập dự toán hằng năm tại nhà trường có đảm bảo được vấn đề chuẩn hố

0 0 92 92 8 8

Cơng tác lập dự tốn tại nhà trường có đảm bảo được tính

cơng khai và minh bạch

0 0 90 90 10 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng số liệu về lấy phiếu khảo sát cho thấy cán bộ, giảng viên đánh giá rất cao công tác lập dự toán hằng năm của Nhà trường (90%-92% mức độ tốt). Cơng tác lập kế hoạch tài chính hằng năm tại nhà trường có đảm bảo được vấn đề chuẩn hố, đảm bảo được tính cơng khai, minh bạch. Trong những năm gần đây, nhà trường thực sự chú trọng công tác xây dựng dự toán bắt đầu từ dự toán các đơn vị trực thuộc. Nhà trường đã ban hành các văn bản, mẫu biểu hướng dẫn cụ thể, chi tiết xây dựng dự toán gửi từng đơn vị. Việc xây dựng dự tốn có vai trị quan trọng giúp nhà trường có thể điều tiết thu, chi trong quá trình chấp hành dự tốn để đạt hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chínhtốt nhất.

Cơng tác lập dự tốn của Trường Đại học Hùng Vương thời gian qua còn tồn tại một số bất cập sau:

Trong công tác xây dựng dự tốn, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn chi tiết xây dựng dự toán, nhưng một số đơn vị vẫn còn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác lập dự tốn do đó việc lập dự tốn vẫn do phịng Kế hoạch - tài chính thực hiện dựa trên cơ sở Kế hoạch nhà nước giao và cơng tác chấp hành dự tốn của các năm trước. Do đó, chất lượng cơng tác xây dựng dự tốn chưa được cao, chưa sát thực với thực tế, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của nhà

trường. Việc xây dựng dự tốn của các đơn vị cịn mang nặng tính hình thức, chất lượng không cao.

Các đơn vị chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chun mơn của mình nên khơng đánh giá đúng các nhiệm vụ thu, chi phát sinh trong năm nên việc phân bổ dự tốn kinh phí cho các đơn vị trực thuộc chỉ dựa trên số lượng cán bộ quy chuẩn và số lượng sinh viên thực tế của mỗi đơn vị mà

khơng có kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ thể của từng đơn vị. Điều nàyảnh

hưởng đến khâu chấp hành dự tốn, ảnh hưởng đến việc theo dõi đơn đốc quyết tốn kinh phí được giao cho các đơn vị.

Nguyên nhân hạn chế của cơng tác lập dự tốn được thể hiện qua bảng số liệu điều tra sau:

Bảng 4.5. Tổng hợp ý kiến trả lời của cán bộ, giảng viên về nguyên nhân của

tình trạng lập dự tốn chậm và chưa sát với thực tế

Nguyên nhân Số

ý kiến

Tỷ lệ (%)

Biểu mẫu xây dựng dự toán chưa phù hợp 65 65

Việc xây dựng dự toán vượt quá khả năng của đơn vị 87 87

Hoạt động chun mơn mang tính bộc phát, phát sinh mới,

không xây dựng kế hoạch từ đầu năm 89 89 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Một số ý kiến cho rằng việc lập dự toán vượt quá khả năng của cán bộ, giảng viên tại các đơn vị (87% phiều ý kiến) do họ khơng được đào tạo chun mơn nghiệp vụkế tốn; nội dung trong biểu mẫu xây dựng dự toán rườm rà chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)