Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại trường Đại học Hùng Vương
Vương trong thời gian tới.
Hoạt động giáo dục của các trường Đại học ở Việt Nam nói chung và trường Đại học Hùng Vương nói riêng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức liên quan đến chất lượng đào tạo, chất lượnggiảng viên, sinh viên, nguồn kinh phí hoạt động, quyền tự chủ của các trường… Để khắc phục những khó khăn này, việc quản lý và sử dụng hiệu quả cácnguồn lực tài chínhnhằm tạo điều kiện cung cấp ra thị trường dịch vụ đào tạo giáo dục đại học có chất lượng cao là điều cần thiết.
Để đảm bảo được vai trị của nguồn lực tài chính trong hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, việc quản lý chặt chẽ nguồn tài chính là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ mà Nhà trườn đã đè ra.
Vì vậy, từ những hạn chế trong cơng tác quản lý tại chính tại trường Đại học Hùng Vương đã được nêu trê, để hồn thiện hơn nữa về quản lý tài chính của nhà trường tơi đưa ra một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính của Trường Đại học Hùng Vương như sau:
4.3.2.1. Hoàn thiện văn bản, quy định quản lý Tài chính của Trường Đại học Hùng Vương
Cùng với sự phát triển chung của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống giáo dục Đại học nói riêng, hệ thống các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cũng cần phải được thay đổi để đáp ứng nhu cầu chi phí thực tế cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Các định mức chi tiêu hợp lý giúp các cơ quan, đơn vị tính tốn chính xác hơn các nguồn lực tài chính cần thiết cũng như có căn cứ khoa học để chi tiêu kinh phí một cách tiết kiệm và thích hợp. Một số năm gần đây, nhà nước đã ban hành văn bản mới quy định định mức chi tiêu mới để phù hợp với tình hình thực tế như: Thơng tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ cơng tác phí, chế độ hội
nghị tuy nhiên hầu hết các định mức khác vẫn duy trì ở mức cũ khơng phù hợp với tình hình thực tế; Để xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu tài chính của trường ĐHHVphù hợp cần thực hiện tốt các khâu sau:
- Trước hết, phải khẩn trương rà soát các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu theo các văn bản nhà nước mới ban hành (văn bản của trung ương và văn bản của tỉnh Phú Thọ), lấy ý kiến của các đơn vị phòng ban chức năng, để ban hành định mức chi tiêu hợp lý có tính khoa học và khả thi phù hợp không vượt quá định mức đã được quy định trong các văn bản của Nhà nước.
- Định mức, tiêu chuẩn do nhà trường ban hành phải đảm bảo bám sát với hoạt động chuyên môn của nhà trường, tính khả thi cao khơng những phù hợp với điều kiện đặc thù chi của từng đơn vị trong nhà trường mà còn với nguồn lực tài chính của nhà trường.
Nhà trường cần phải sửa đổi, hồn thiện lại được Quy chế về tiết kiệm điện, nước, văn phịng phẩm; Quy chế quản lý tài sản cơng; quy chế tiết kiệm, chống lãng phí; Quy chế đào tạo; Quy chế quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú; Quy chế quản lý khoa học ... đảm bảo khoa học, khách quan và công khai.
Nhà trường cần phải sửa đổi, hoàn thiện lại được Bộ quy chế chi tiêu nội bộ, đề nghị các đơn vị, cá nhân nghiêm túc, thẳng thắn đóng góp ý kiến xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để góp phần thúc đẩy nhanh q trình tự chủ tài chính của Nhà trường.
4.3.2.2. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn
Để có thể huy động đầy đủ và kịp thời các nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho hoạt động đào tào và nghiên cứu khoa học của nhà trường cần xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch hoạt động chuyên môn của Nhà trường. Cần hồn thiện cơng tác lập dự toán tài chính có tính khoa học và phù hợp hơn với thực tế. Cụ thể là cần tiếp tục đổi mới các căn cứ và quy trình lập dự tốn về tài chính cụ thể
* Đối với cơng tác lập dự tốn thu :
Dự toán thu phải dựa trên cơ sở kế hoạch nhà nước giao, đánh giá tình hình thực hiện tài chính năm trước, đảm bảo tính đúng, tính đủ các nội dung thu, theo các quy định của pháp luật. Dự toán thu phải xây dựng theo hướng dẫn của các cơ quan quản lý trực tiếp và đảm bảo tính khả thi cao. Để xây dựng được dự
tốn thu chính xác địi hỏi nhà trường phải xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với khả năng, điều khiện của Nhà trường.
* Đối với cơng tác lập dự tốn chi
- Dự toán chi ngân sách xây dựng phải đảm bảo sự phù hợp với dự toán các nguồn thu, nhiệm vụ chi của nhà trường đảm bảo tính cân đồi thu, chi hợp lý. - Đối với xây dựng dự tốn chi thường xun phải có sự đánh giá chi tiết, cụ thể tình hình thực hiện nhiệm vụ chi của những năm liền kề, những nhiệm vụ cụ thể dự kiến chitrong năm chú trọng cho các nhiệm vụ chi cho con người, chi chuyên môn nghiệp vụ.
Công tác lập dự tốn khơng phải là nhiệm vụ riêng của phịng Kế hoạch - Tài chính của Nhà trường mà là nhiệm vụ chung của toàn thể các đơn vị trong tồn trường vì mục tiêu chung của Nhà trường. Do đó, để có thể xây dựng dự
tốn thu, chi của Nhà trường chính xác, địi hỏi dự toán thu chi của các đơn vị
phải chính xác và phù hợp chun mơn của từng đơn vị. Muốn vậy, song song với việc xây dựng dự tốn tài chính các đơn vị phải xây dựng kế hoạch cụ thể hoạt động chuyên môn của đơnvị mình.
Phịng Kế hoạch - Tài chính có hướng dẫn chi tiết, điều chỉnh mẫu biểu hợp lý phù hợp với khả năng của các đơn vị nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu cần thiết của công tác xây dựng dự tốn. Cần thiết, phải có buổi tập huấn xây dựng dự toán làm cơ sở cho các đơn vị xây dựng.
4.3.2.3. Tăng cường công tác quản lý thu
Các khoản thu nhà trường cần được triển khai từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo chế độ quy định, đảm bảo nguồn đáp ứng nhiệm vụ chi bố trí trong dự tốn.
- Xây dựng chiến lược phát triển các nguồn thu trung và dài hạn. Trong đó nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện. Đây là một căn cứ quan trọng để nhà trường triển khai công tác thu và đánh giá hiệu quả huy động các nguồn thu của Nhà trường.
- Đối với các khoản thu học phí và lệ phí:
+ Đề xuất điều chỉnh khung học phí phát triển theo hướng xác định đầy đủ chi phí đào tạo, kết hợp triển khai một cách tích cực các chính sách liên quan tín dụng đào tạo, cấp học bổng, miễn giảm học phí.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá. Thực hiện tuyên truyền quảng bá bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và thường xuyên như tuyên truyền trên các kênh phát thanh, truyền hình; bằng các pa-nơ, áp-phích, tờ rơi và đặc biệt là đưa các thông tin trực tiếp đến các đối tượng do cán bộ tuyển sinh thực hiện. Phát triển quan hệ với các trường THPT, tổ chức thường xuyên các hoạt động truyền thông để tạo hình ảnh, uy tín và giúp các em học sinh, phụ huynh hiểu rõ về Trường ĐH Hùng Vương nhằm thu hút sinh viên tăng thu từ học phívà lệ phí.
+ Điều tra xã hội về nhu cầu, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chất lượng, nội dung và phương pháp đào tạo, đa dạng hóa các hình thức đào tạo đặc biệt là đào tạo sau đại học. Tập trung phát triển những ngành đào tạo thế mạnh và đề xuất các mã ngành đào tạo mới theo nhu cầu xã hội.
+ Tận dụng nguồn lực sẵn có về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên xây dựng đề án trường liên cấp trình Hội đồng nhân dân phê duyệt.
- Đối với các nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, hợp tác và nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
+ Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ Tiếng Anh, Tin học cho các giáo sinh, học viên của các ngành học, cấp học (Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông), trung học chuyên nghiệp, trường cao đẳng và các đối tượng khác.
+Tiếp nhận sinh viên các nước đến học tập các cấp trình độ theo hình thức du học, hợp đồng, hợp tác, hiệp định và theo chỉ tiêu kế hoạch giao của tỉnh Phú Thọ (sinh viên Lào). Tiếp nhận các đoàn sinh viên nước ngoài đến thực tập hoặc bồi dưỡng tại Trường.
+ Khuyến khích các cán bộ, giảng viên triển khai các đề tài, chương trình dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh, cấp bộ
+ Đặc biệt khi nhà nước ban hành văn bản giao vốn và tài sản cho đơn vị hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, nhà trường xây dựng các dự án liên doanh liên kết tăng nguồn thu cho nhà trường.
+ Thành lập các đoàn cán bộ khảo sát nhu cầu đào tạo, học tập kinh nghiệm của một số trường nước ngoài, ký kết văn bản ghi nhớ hợp tác, trao đổi đào tạo học sinh quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ tài chính của các dự án.
4.3.2.4. Tăng cường công tác quản chi của Trường Đại học Hùng Vương Thứ nhất: Đổi mới cơ cấu chi thường xuyên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn thu của nhà trường. Đây là nội dung chi có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Trong thời gian tới nhà trường cần kiểm tra đối chiếu các định mức về quản lý hành chính để có những điều chỉnh phù hợp, nhằm tiết kiệm khoản chi này. Mặt khác, hạn chế những khoản chi phát sinh không nằm trong kế hoạch đầu năm.Muốn vậy công tác lập dự toán đầu năm cần sát với nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Các đơn vị chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của mình và dự kiến kinh phí thực hiện. Nhà trường cần có kế hoạch trung và dài hạn về đào tạo, nghiên cứu khoa học để làm cơ sở xây dựng cơ cấu chi hợp lý
Thứ hai: Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho trường. Mục tiêu là xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực tài chính đáp ứng đủ nhu cầu các hoạt động của nhà trường. Trường cần có định hướng đầu tư cơ sở vật chất, tránh đầu tư dàn trải, thiếu tập trung gây lãng phí nguồn kinh phí.
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh phù hợp với tiêu chuẩn đào tạo hiện hành, đáp ứng quy mô đào tạo và nghiên cứu khoa học của một trường đại học đa ngành. Đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đảm bảo diện tích đất đai, diện tích sử dụng khu học tập, nghiên cứu, thí nghiệm - thực hành, thư viện, khu thể thao – văn hoá, khu ký túc xã, khu nhà ở cán bộ, khu cơng trình kỹ thuật phụcvụ (trạm điện, trạm nước, gara…).
Xây dựng và hồn chỉnh hệ thống các phịng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn,
trung tâm thông tin - tự liệu đáp ứng đầy đủ nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên
cứu khoa học của cán bộ, sinh viên và nhu cầu sử dụng của xã hội. Xây dựng thư viện điện tử kết nối giữa các thư viện của các trường đại học, trung tâm thông tin khoa học, mở rộng việc kết nối và sử dụng Internet phục vụ trực tiếp cho đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị hiện có, tăng cường bổ sung các thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho việc đào tạo các mã ngành mới.
Để thực hiện được điều này, phòng Quản trị đời sống phối hợp với phịng Kế hoạch - Tài chính rà sốt lại cơ sở vật chất hiện có, lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị chuyên môn, đi học tập kinh nghiệm một số trường, xây dựng kế
hoạch tổng thể xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị đảm bảo hiệu quả đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, xác định nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch đó (bố trí từ nguồn kinh phí hiện có của đơn vị, huy động nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp ....).
Thứ ba: Tăng chi cho công tác giảng dạy, học tập. Đây là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Chính sách đối với giảng viên:
+ Cần có chính sách ưu đãi xứng đáng, đảm bảo thu nhập tương xứng với sức lao động của người giảng viên, đặc biệt đội ngũ giảng viên chất lượng cao, đồng thời cần khuyến khích, có chính sách hỗ trợ thích hợp cho việc đào tạo thường xuyên, đào tạo lại đội ngũ cán bộ giảng dạy, khuyến khích nâng cao trình độ và cập nhật thơng tin trong nước cũng như quốc tế. Chính sách tiền lương cần phù hợp với trình độ chun mơn của từng bậc đào tạo chứ không chỉ phụ thuộc vào thời gian làm việc như hiện nay. Dành phần thoả đáng cho đào tạo, bồi dưỡng sau đại học, khắc phục tình trạng thiếu người thay thế cho cán bộ có trình độ cao sắp nghỉ hưu, đào tạo cán bộ cho một số ngành trọng điểm, xử lý tốt mối quan hệ giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả.
+ Nghiên cứu chế độ bồi dưỡng phù hợp cho những người có trách nhiệm hướng dẫn sinh viên thực tập tại cơ sở thông qua cơ chế hợp đồng trách nhiệm giữa các bên; cần có chế độ ưu đãi cho những giáo viên giảng thực hành; có cơ chế khuyến khích giảng viên tham gia giảng dạy ở các phòng học theo phương pháp giảng dạy tích cực.
+ Quy định khối lượng giảng dạy thích hợp đối với cán bộ giảng dạy, đặc biệt là cán bộ trẻ phải có thời gian tự bồi dưỡng, học sau đại học, tham gia nghiên cứu khoa học và chuyển giao cơng nghệ, tận dụng có hiệu quả quan hệ quốc tế , trao đổi đội ngũ giảng viên với một số trường quốc tế .
+ Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ bằng các hình thức khác nhau: tự bồi dưỡng, gửi đi đào tạo liên kết đào tạo trong nước và ngoài nước. Chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước ngoài bằng ngân sách Nhà nước.
+ Đẩy mạnh liên kết giảng dạy, nghiên cứu khoa học giữa cán bộ của Trường đại học Hùng Vương với đội ngũ cán bộ khoa học trong cả nước và trên thế giới. Phối hợp, liên kết với tỉnh và các địa phương khác để huy động
đội ngũ cán bộ khoa học, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
+ Xây dựng và ban hành chính sách, tiêu chuẩn tuyển dụng, đánh giá các loại hình cán bộ, chế độ hợp đồng, thỉnh giảng, kiêm nhiệm giảng dạy và cơ chế hỗ trợ đào tạo. Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng giảng dạy. Thực hiện cơ chế liên thông, phối hợp giữa các đơn vị trong việc bố trí cán bộ tham gia q trình đào tạo ở các chuyên ngành, các khoa khác nhau, đảm bảo phát huy hết khả năng của đội ngũ cán bộ. Áp dụng các cơ chế, chính sách thu hút nhân tài của trường để tuyển dụng đội ngũ cán bộ có chất lượng cao. Đảm bảo tỷ lệ sinh viên/ cán bộ giảng dạy theo quy chuẩn đối với các ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn. Xây dựng đội ngũ chuyên gia, cán bộ hàng đầu cho các bộ môn, các ngành, xây dựng hệ thống tổ bộ môn, các