Dự toán chi của Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 49 - 54)

STT Nội dung 2015 2016 2017 Tổng số (Tr.đ) % Tổng số (Tr.đ) % Tổng số (Tr.đ) % Tổng chi 71.825 100,00 69.597 100,00 76.285 100,00 1 Nhóm I 32.792 48,49 35.539 53,54 38.891 51,20 2 Nhóm II 10.694 15,81 5.751 8,66 5.420 7,13 3 Nhóm III 16.251 24.03 17.157 25,84 23.984 31,57 4 Nhóm IV 7.894 11.67 7.938 11.96 7.669 10,10 Nguồn: Trường Đại học Hùng Vương (2017)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, dự tốn chi cho nhóm I (chi thanh tốn cho cá nhân) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự toán chi từ 48,49% đến 53,54%. Đây là khoản kinh phí chi lương và chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, giảng viên. Việc xây dựng dự tốn chi lớn cho nhóm I địi hỏi trong khi thực hiện dự tốn thu nhà trường sẽ phải thực hiện các giải pháp nhằm tiết kiệm chi các khoản chi nhóm II và nhóm IV. Các khoản chi chun mơn cũng chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng dự toán chi (từ 24% đến 31%). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu

đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo đang trở nên cấp thiết thì việc cân đối kinh phí đầu tư chi cho chuyên môn nghiệp vụ là việc cấp bách và cần thiết.

Dự tốn chi nhóm II qua các năm giảm dần điều này cho thấy, nhà trường đã xác định tiết kiệm các khoản chi cho quản lý chung phục vụ chi chuyên môn và chi cho cá nhân.

Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ, giảng viên về sự cơng khai, minh bạch,

chuẩn hóa trong việc lập dự toán

Nội dung Mức độ (100 phiếu) Rất tốt Tốt Trung bình Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Công tác lập dự toán hằng năm tại nhà trường có đảm bảo được vấn đề chuẩn hoá

0 0 92 92 8 8

Cơng tác lập dự tốn tại nhà trường có đảm bảo được tính

cơng khai và minh bạch

0 0 90 90 10 10

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Qua bảng số liệu về lấy phiếu khảo sát cho thấy cán bộ, giảng viên đánh giá rất cao cơng tác lập dự tốn hằng năm của Nhà trường (90%-92% mức độ tốt). Công tác lập kế hoạch tài chính hằng năm tại nhà trường có đảm bảo được vấn đề chuẩn hố, đảm bảo được tính cơng khai, minh bạch. Trong những năm gần đây, nhà trường thực sự chú trọng cơng tác xây dựng dự tốn bắt đầu từ dự toán các đơn vị trực thuộc. Nhà trường đã ban hành các văn bản, mẫu biểu hướng dẫn cụ thể, chi tiết xây dựng dự toán gửi từng đơn vị. Việc xây dựng dự tốn có vai trị quan trọng giúp nhà trường có thể điều tiết thu, chi trong q trình chấp hành dự tốn để đạt hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chínhtốt nhất.

Cơng tác lập dự toán của Trường Đại học Hùng Vương thời gian qua còn tồn tại một số bất cập sau:

Trong cơng tác xây dựng dự tốn, mặc dù đã có văn bản hướng dẫn chi tiết xây dựng dự tốn, nhưng một số đơn vị vẫn cịn chưa thực sự quan tâm đến cơng tác lập dự tốn do đó việc lập dự tốn vẫn do phịng Kế hoạch - tài chính thực hiện dựa trên cơ sở Kế hoạch nhà nước giao và cơng tác chấp hành dự tốn của các năm trước. Do đó, chất lượng cơng tác xây dựng dự tốn chưa được cao, chưa sát thực với thực tế, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính của nhà

trường. Việc xây dựng dự tốn của các đơn vị cịn mang nặng tính hình thức, chất lượng khơng cao.

Các đơn vị chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động chun mơn của mình nên khơng đánh giá đúng các nhiệm vụ thu, chi phát sinh trong năm nên việc phân bổ dự tốn kinh phí cho các đơn vị trực thuộc chỉ dựa trên số lượng cán bộ quy chuẩn và số lượng sinh viên thực tế của mỗi đơn vị mà

không có kế hoạch hoạt động chun mơn cụ thể của từng đơn vị. Điều nàyảnh

hưởng đến khâu chấp hành dự tốn, ảnh hưởng đến việc theo dõi đơn đốc quyết tốn kinh phí được giao cho các đơn vị.

Nguyên nhân hạn chế của cơng tác lập dự tốn được thể hiện qua bảng số liệu điều tra sau:

Bảng 4.5. Tổng hợp ý kiến trả lời của cán bộ, giảng viên về nguyên nhân của

tình trạng lập dự tốn chậm và chưa sát với thực tế

Nguyên nhân Số

ý kiến

Tỷ lệ (%)

Biểu mẫu xây dựng dự toán chưa phù hợp 65 65

Việc xây dựng dự toán vượt quá khả năng của đơn vị 87 87

Hoạt động chuyên môn mang tính bộc phát, phát sinh mới,

khơng xây dựng kế hoạch từ đầu năm 89 89 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Một số ý kiến cho rằng việc lập dự toán vượt quá khả năng của cán bộ, giảng viên tại các đơn vị (87% phiều ý kiến) do họ không được đào tạo chuyên mơn nghiệp vụkế tốn; nội dung trong biểu mẫu xây dựng dự toán rườm rà chưa phù hợp với đặc thù của từng đơn vị. Hầu hết các hoạt động chun mơn mang tính bộc phát khơng có kế hoạch từ đầu năm (89% phiếu điều tra).

4.1.3. Thc trng cơng tác chp hành d tốn thu, chi

4.1.3.1. Cơng tác chấp hành dự tốn thu

a. Tình hình thực hiện nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp.

Nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho trường ĐHHV luôn là nguồn thu quan trọng nhất đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của khu vực hành chính sự nghiệp. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chiến lược phát triển giáo dục cũng đặt ra mục tiêu tăng cường nguồn tài chính cho

giáo dục - đào tạo, nâng cao tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục - đào tạo nhằm tăng tốc độ phát triển, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước trong khu vực.

Bảng 4.6. Tình hình kinh phí Ngân sách nhà nước cấp

tại Trường Đại học Hùng Vương

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 16/15 17/16 17/15 BQ Ngân sách 71.825 69.597 76.285 96,9 109,6 106,2 103,1 Ngân sách tự chủ 50.259 49.938 53.867 99,4 107,9 107,9 103,5 Ngân sách không tự chủ 21.565 18.659 22.418 86,5 120,1 104,0 102,0

Cải cách tiền lương 1.020 990 1.236 97,1 124,8 121,2 110,1

Đào tạo cán bộ 2.000 2.000 2.000 100,0 100,0 100,0 100,0

Đào tạo tín chỉ 3.500 3.500 3.500 100,0 100,0 100,0 100,0

Đào tạo sinh viên Lào 2.354 2.709 5.772 115,1 213,1 245,2 156,6

Nghiên cứu khoa học 325 81 250 24,9 308,6 76,9 87,7

Ngân sách không tự chủ khác 12.366 10.379 9.660 83,9 93,1 78,1 88,4 Nguồn: Trường Đại học Hùng Vương (2015-2017)

Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp giai đoạn 2015-2017 bao gồm Ngân sách tự chủ và ngân sách không tự chủ (Cải cách tiền lương, Đào tạo cán bộ, Đào tạo tín chỉ, đào tạo sinh viên Lào, Quy hoạch, Tinh giản biên chế, Nghiên cứu khoa học và Ngân sách khơng tự chủ khác). Tồn bộ số kinh phí được cấp phát vào tài khoản của Trường Đại học Hùng Vương mở tại Kho bạc nhà nước. Đối với phần kinh phí NS tự chủ được thực hiện tự chủ chi, phần kinh phí tiết kiệm từ khoản chi này được phép sử dụng để chi trả tiền lương tăng thêm và trích lập các quỹ theo quy định của Nghị định 43. Đối với phần kinh phí NS khơng tự chủ, ngân sách cấp theo nội dung cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cuối năm kinh phí khơng sử dụng hếtphải hồn trả NS.

Nhìn chung các khoản kinh phí NS cấp tương đối ổn định có xu hướng tăng lên. Năm 2015 số kinh phí NS cấp là 71.825 tr.đ thì năm 2017 tổng số kinh phí NS cấp là 76.285 tr.đ tăng 6,2% so với năm 2015, trung bình mỗi năm tăng từ 3%. Trong đó, ngân sách tự chủ vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng ngân sách cấp (từ 70 đến 80% tổng ngân sách). Năm 2016 kinh phí ngân sách tự chủ giảm nhẹ do số lượng sinh viên tuyển mới giảm.

Số kinh phí NS tự chủ giữ ổn định qua các năm. Năm 2017 tăng 4.460 triệu đồng so với năm 2015 (tương ứng tăng 6,2%). Mặc dù sinh viên giảm, nhưng kinh phí năm 2017 vẫn tăng so với năm 2015. Nguyên nhân do tăng mức cấp trên đầu sinh viên theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2016 và tăng lương cơ sở. Một số năm kinh phí ngân sách tự chủ có xu hướng giảm nhưng không đáng kể do lượng sinh viên tuyển sinh giảm.

Kinh phí ngân sách khơng tự chủ năm 2017 tăng 11.757 triệu đồng (tương

ứng 103,3%) so với năm 2015. Trong đó ngân sách khơng tự chủ dành cho hoạt

động đào tạo cán bộ và đào tạo tín chỉ trong những năm gần đây giữ nguyên (ngân sách đào tạo cán bộ 2.000 triệu đồng, ngân sách đào tạo tín chỉ 3.500 triệu đồng). Ngân sách đào tạo sinh viên Lào tăng 145,2% so với năm 2015 cho thấy số lượng sinh viên Lào đến học tập tại trường ngày càng nhiều. Đây là một dấu hiệu tốt trong việc thu hút sinh viên nước ngoài đến và học tập tại trường. Việc cấp ngân sách Nhà nước tập trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trinh đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo điều kiện để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo mang tính lâu dài. Để đảm bảo được các khoản chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp tự chủ động khaithác nguồn thu sự nghiệp để tiến tới tự đảm bảo các hoạt động chi thường xuyên của đơn vị tự chủ.

b. Tình hình thực hiện nguồn thu từ học phí, lệ phí tuyển sinh

Nguồn thu sự nghiệp của Trường Đại học Hùng Vương trong những năm qua chủ yếu là thu học phí. Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập; theo đó đơn vị khơng được giao quyền tự chủ về mức thu học phí, Nhà trường phải áp dụng mức thu theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Trong năm học 2016-2017, khi Nhà nước ban hành Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021, căn cứ vào tình hình tuyển sinh một số ngành đào tạo, nhà trường đã chủ động đề xuất với Sở Tài chính, Hội đồng nhân dân tỉnh giảm mức thu một số ngành như nhóm ngành Nơng lâm thủy sản, nhóm ngành kỹ thuật, nghệ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)