Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 78 - 81)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện quản lý tài chính tại trường ĐHHV

4.2.3. Đánh giá chung

4.2.3.1. Những kết quả đạt được

a. Nguồn thu của các trường có xu hướng tăng lên

Trường Đại học Hùng Vương đã thực hiện quản lý tài chính đạt hiệu quả cao đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu sự nghiệp. Việc quản lý hiệu quả nguồn lực tài chính góp phần tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho các đơn vị. Qua phân tích thực trạng nguồn lực tài chính tại các trường cho thấy nguồn thu qua các năm có xu hướngtăng lên, đặc biệt nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp. Nhà trường đã chủ động và tích cực trong việc khai thác nguồn thu nhất là mở rộng các loại hình đào tạo khơng chính quy, liên kết đào tạo, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ nênkết quả thu năm sau tăng cao hơn năm trước, nguồn thu sự nghiệp không ngừng tăng lên điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các trường trong việc đảm bảo nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng.

b. Góp phần đa dạng hố lĩnh vực đào tạo và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học

Trường Đại học Hùng Vương đã sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị như điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy cô giáo, trang thiết bị phương tiện hiện có để thực hiện mở rộng, đa dạng hố loại hình đào tạo, tổ chức nhiều hình thức đào tạo chính quy, vừa làm vừa học,… Nhà trường thực hiện hoạt động liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước, mời chuyên gia nước ngồi vào giảng dạy. Nhờ đó chất lượng đào tạo được nâng lên.

Trường Đại học Hùng Vương trong những năm gần đây đã tham gia và

hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, đến cấp

tỉnh góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố cũng như cả nước đồng thời tăng nguồn thu cho nhà trường.

c. Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức

Qua phân tích thực trạng sử dụng nguồn lực tài chính tại trường Đại học Hùng Vương cho thấy, việc Nhà trường sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn giảng dạy và học tập cũngnhư tăng cường đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ đào tạo, nhờ đó từng bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu giảng dạy và học tập ngày càng tăng.

Thực hiện quản lý tài chính hiệu quả ngồi việc đảm bảo tiền lương cơ bản

theo cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định các trường còn từng bước nâng cao thu

nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm, việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong trường thực hiện theo ngun tắc đơn vị, cá nhân có thành tích cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu tiết kiệm chi thì được chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn.

Bảng 4.30. Thu nhập bình quân của cán bộ, giảng viên

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2015 2016 2017 16/15 17/16 17/15 BQ Tổng thu nhập bình quân/năm 107,070 109,109 107,302 101,9 98,3 100,2 100,1 Nguồn: Số liệu điều tra (2017) Thu nhập bình quân/năm của cán bộ, giảng viên năm 2017 giảm 1,807 tr (tương ứng 1,7%) so với năm 2016. So với tỷ lệ trích lập các quỹ giảm thì việc duy trì thu nhập bình quân/ năm như trên là nỗ lực rất lớn của lãnh đạo nhà trường trong việc cân đối các quỹ để chi trả thu nhập cho cán bộ, giảng viên.

4.2.3.2. Những hạn chế nguyên nhân

Qua những phân tích trên ta thấy việc quản lý tài chính tại trường đại học Hùng Vương cịn tồn tại những vấn đề sau:

Nhận thức về cơng tác tài chính trong Trường chưa đúng mức

Việc nâng cao đời sống cán bộ giảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, còn chưa được quan tâm.

Đội ngũ cán bộ tài chính - kế tốn cịn chưa đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng cường tính tự chủ của trường như hiện nay, chưa đáp ứng được chức năng tham mưu về tài chính cho cán bộ lãnh đạo nhà trường.

Các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học đã và đang được triển khai thực hiện trong trường nhằm mục đích đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên và tăng cường sự hợp tác giữa trường và các ban ngành, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế các đề tài, dự án này chưa phát huy được vai trị của mình và hiện chủ yếu vẫn chỉ thực hiện nhằm đảm bảo định mức lao động và thêm thu nhập.

Chênh lệch thu chi hàng năm cịn ít, việc sử dụng kinh phí chưa thật sự tiết kiệm, hiệu quả do cơ chế và nhận thức chưa tiết kiệm chi thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo. Cùng với việc các nguồn thu đang bị giảm dần, mức học phí trần thấp, sinh viên sư phạm khơng được cấp bù kinh phí đào tạo, lượng sinh viên tuyển mới ngày càng khó khăn, để có nguồn hoạt động, Trường phải khai thác từ hoạt động khơng chính quy dẫn đến thời gian đứng lớp của giảng viên bị quá tải, hầu hết các giảng viên đều bị quá tải vượt giờ định mức theo quy định có trường hợp lên tới gần 250%, điều này dẫn đến việc giảng viên khơng có thời gian nghiên cứu khoa học, nầng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn, đổi mới nội dung bài giảng, do cơ chế tài chính này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Công tác đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra, hiệu quả đầu tư chưa đạt được như mong đợi, việc đầu xây dựng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của Nhà trường, nhiều cơng trình, hạng mục cơng trình được thi cơng xây dựng từ năm 2007 vẫn chưa hoàn thành để đưa vào sử dụng gây lãng phí. Trong khi đó các cơng trình được xây dựng từ năm 1970 đã bắt đầu xuống cấp, các cơng trình cải tạo, sửa chữa cịn manh mún, nhỏ lẻ khơng đồng bộ nên phải thường xuyên cải tạo, sửa chữa gây tốn kém mà hiệu quả khơng cao.

Số lượng phịng học cũng như các phòng thực hành còn thiếu, trang thiết bị thực hành chưa đủ cho sinh viên thực tập, nghiên cứu nên cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại trường đại học hùng vương, phú thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)