Nội dung nghiên cứu về quản lýnhà công sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 38 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýnhà công sản

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Nội dung nghiên cứu về quản lýnhà công sản

2.1.3.1. Bộ máy tổ chức quản lý nhà công sản

Phân cấp quản lý nhà công sản là quá trình phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho mỗi cấp quản lý, đồng thời giải quyết mối quan hệ giữa các cấp trong hệ thống quản lý nhà công sản.

Công tác phân cấp quản lý nhà công sản gắn với tổ chức bộ máy nhà nước các cấp, Nhà nước Trung ương không thể thực hiện quản lý nhà nước đối với toàn bộ quá trình hình thành, khai thác, sử dụng, kết thúc tài sản của tất cả các ngành, các cấp, các đơn vị được giao trực tiếp sử dụng tài sản. Nhà nước phải thực hiện phân cấp quản lý nhà công sản cho các cấp, các ngành, các đơn vị; điều đó có nghĩa là Nhà nước trao quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc quản lý và sử dụng nhà công sản cho họ. Nói một cách khác phân cấp quản lý nhà công sản là phân định rõ phạm vi, nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà công sản giữa Chính phủ Trung ương với các cấp chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản, giữa Chính phủ với các Bộ, ngành và đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

* Nguyên tắc phân cấp quản lý nhà công sản

Việc phân cấp quản lý nhà công sản tại các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng và đối với khu vực công của nhà nước nói chung cần phải thực hiện những yêu cầu bắt buộc đặt ra như sau:

Thứ nhất, phân cấp quản lý nhà công sản phải phù hợp với phân cấp về

quản lý kinh tế - xã hội, về tổ chức bộ máy nhà nước; Vì nếu phân cấp quản lý nhà công sản không phù hợp với phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp về tổ chức bộ máy nhà nước sẽ dẫn đến sự thiếu đồng bộ trong quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội với nguồn lực tài sản phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Sự thiếu đồng bộ này dẫn đến hiệu quả quản lý thấp và phức tạp (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

Thứ hai, phân cấp quản lý nhà công sản phải phù hợp với phân cấp về

quản lý ngân sách nhà nước; Vì quản lý ngân sách là quản lý nguồn lực tài chính bằng tiền của Nhà nước còn quản lý nhà công sản là thực hiện quản lý nguồn lực bằng hiện vật của Nhà nước; do đó, hai mặt này phải được quản lý phù hợp với nhau mới tạo ra sức mạnh chung của đất nước (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

Thứ ba, phân cấp quản lý nhà công sản phải phù hợp với trình độ và năng

lực quản lý của mỗi cấp chính quyền và đơn vị được giao trực tiếp sử dụng nhà công sản; vì nếu việc phân cấp không phù hợp sẽ dẫn đến hậu quả là hiệu quả quản lý thấp, cá biệt có trường hợp không đủ năng lực quản lý dẫn đến vi phạm cơ chế, chính sách, chế độ quản lý nhà công sản, sử dụng tài sản lãng phí, làm thất thoát nhà công sản (Nguyễn Mạnh Hùng, 2014).

* Nội dung phân cấp quản lý nhà công sản

Nội dung cơ bản trong quá trình phân cấp quản lý tài sản tại các cơ quan nhà nước nói chung; Phân cấp quản lý nhà công sản là phân định rõ phạm vi, nội dung, quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà công sản; theo đó, phân cấp quản lý nhà công sản bao gồm hai nội dung cơ bản:

Nội dung thứ nhất là phân cấp về việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính

sách, chế độ quản lý nhà công sản được thực hiện như sau:

Quốc hội ban hành Luật về quản lý nhà công sản, Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật về quản lý nhà công sản; quy định cụ thể về cơ chế, chính sách, chế độ quản lý nhà công sản nói chung và đối với từng tài sản cụ thể có giá trị lớn và được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nhà nước, đơn vị

sự nghiệp công, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức khác Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế chính sách, chế độ quản lý đối với một loại tài sản, một tài sản cụ thể theo phân cấp của Chính phủ.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (tỉnh trưởng), thành phố (thị trưởng), đặc khu, khu tự trị (gọi chung là địa phương) quy định cơ chế, chính sách, chế độ quản lý đối với tài sản đặc thù, tài sản sử dụng cho hoạt động đặc thù của ngành, địa phương (Trần Đức Thắng, 2016).

Nội dung thứ hai là phân cấp về quản lý nhà nước đối với nhà công sản

(quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà công sản) được thực hiện như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với nhà công sản; có một Bộ, ngành được giao giúp Chính phủ thực hiện.

Phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng (trang bị) tài sản; theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản đối với những tài sản có giá trị lớn, được sử dụng phổ biến tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế công (của Nhà nước), tổ chức khác; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, người đứng đầu ở địa phương ban hành định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản đối với những tài sản đặc thù, tài sản sử dụng cho hoạt động đặc thù của ngành, địa phương (Trần Đức Thắng, 2016).

Phân cấp giữa Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, ngành, địa phương về thẩm quyền, trách nhiệm quản lý đối với nhà công sản được thực hiện với các nội dung:

Phân cấp về quản lý và thẩm quyền, trách nhiệm quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà công sản; phân cấp về quản lý và thẩm quyền, trách nhiệm quyết định đầu tư xây dựng mới, mua sắm nhà công sản; phân cấp về quản lý và thẩm quyền, trách nhiệm quyết định xác lập quyền sở hữu của nhà nước đối với tài sản được xác lập sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật (Trần Đức Thắng, 2016).

Phân cấp quản lý nhà công sản cấp huyện bao gồm:

- Quản lý đăng ký sử dụng nhà công sản: quy định các tài sản phải đăng ký, nội dung đăng ký, nơi đăng ký tài sản; Quản lý duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản; Quản lý điều chuyển nhà công sản;

Quản lý hồi nhà công sản; Quản lý xử lý nhà công sản không cần dùng, không còn sử dụng được (thanh xử lý nhà công sản); Quản lý lập phương án xử lý, quyết định phương án xử lý đối với tài sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập quyền sở hữu của Nhà nước; Quản lý kiểm kê, thống kê, báo cáo, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nhà công sản (Trần Đức Thắng, 2016).

Như vậy, để phân rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp, đồng thời nâng cao tính độc lập, tự chủ, trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nhà công sản, việc phân cấp quản lý nhà công sản là vấn đề vô cùng quan trọng. Trong đó việc xác định những vấn đề có tính nguyên tắc và nội dung phân cấp quản lý nhà công sản có vị trí trọng yếu.

2.1.3.2. Công tác lập kế hoạch sử dụng, sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản

Hàng năm, các đơn vị căn cứ vào thực trạng tài sản hiện có; căn cứ vào tiêu chuẩn định mức sử dụng của từng loại tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để xác định nhu cầu xây nhà mới, lập dự toán báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên để cơ quan chủ quản cấp trên xem xét, tổng hợp báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước về tài sản công cùng cấp xem xét đưa vào dự toán chi ngân sách hàng năm về xây nhà mới cho các cơ quan hành chính trình cấp thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (Chính phủ, 2017).

Đối với tài sản thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, việc quyết định chủ trương xây nhà mới phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn sử dụng, nắm vững khả năng và nhu cầu cần đầu tư, xây dựng của từng đơn vị; xác định nhu cầu vốn cho xây nhà mới được ghi vào dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Sau khi có chủ trương đầu tư, xây nhà mới phải được thực hiện theo quy định về đầu tư và xây dựng theo quy định của Nhà nước (Chính phủ, 2017).

Việc lập kế hoạch sẽ giúp đơn giảm sự tác động của những thay đổi từ môi trường, tránh được sự lãng phí và thiết lập nên những tiêu chuẩn thuận tiện cho công tác kiểm tra. Công tác lập kế hoạch đầu tư tài sản cần được tiến hành hàng năm và sau khi kết thúc quá trình thực hiện cần có sự đánh giá, kiểm tra để đảm bảo việc thực hiện (Chính phủ, 2017).

2.1.3.3. Công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa nhà công sản

sử dụng tài sản phải tiến hành việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo nguyên tắc: Mọi tài sản công trong cơ quan đều phải được bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng chế độ, tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo quản, sử dụng tài sản theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và dự toán ngân sách được duyệt (Trần Đức Thắng, 2016).

2.1.3.4. Thực trạng khai thác và sử dụng nhà công sản

Nhà công sản được quản lý theo tiêu chuẩn, định mức, công năng, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, do các yếu tố lịch sử và sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trong quá trình sử dụng đã dẫn đến các trường hợp thừa, thiếu, không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, tài sản sẽ được xử lý theo các hình thức: thu hồi, điều chuyển, bán. Đối với những tài sản đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không sửa chữa được thì được xử lý thanh lý. Khi bán, chuyển nhượng phải thực hiện theo cơ chế thị trường (chủ yếu thông qua hình thức đấu giá). Việc bán chỉ định chỉ được thực hiện trong một số trường hợp và về cơ bản, các trường hợp này đều phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Giá bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đảm bảo phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất phổ biến trên thị trường và giá trị đánh giá lại đối với tài sản trên đất. Phương pháp xác định giá đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Việc tổ chức đấu giá tài sản, các đơn vị có nhà, đất thuê tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.

Đối với bất kì đơn vị nào, việc kiểm kê tài sản nói chung và tài sản nói riêng là công tác quan trọng trong việc quản lý sử dụng tài sản. Căn cứ vào tài liệu của đợt kiểm kê để có tài liệu đối chiếu giữa số thực tế với số trên sổ sách, qua đó xác định nguyên nhân gây ra số chênh lệch, xác định người có trách nhiệm về tình hình mất mát, hư hỏng... cũng như phát hiện những đơn vị, cá nhân giữ gìn, sử dụng tốt tài sản, đồng thời báo cáo lên cấp trên về tình hình đã phát hiện ra để có những kiến nghị và giải quyết nhất là đối với trường hợp thừa tài sản, cũng như lập ra kế hoạch năm tới (Trần Đức Thắng, 2016)

2.1.3.5. Thanh tra, kiểm tra xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng nhà công sản

Qua công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng thời gian vừa qua sẽ phát hiện một số trường hợp quyết định bán, chuyển nhượng tài sản chưa đúng thẩm quyền, hình thức xử lý, việc xác định giá bán chưa phù hợp với

quy định, gây thất thoát, lãng phí. Tìm ra được các nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu nằm ở khâu nào trong tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị có tài sản và các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Chính phủ, 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)