Giải pháp tăng cường quản lýnhà công sản tại Tập đoàn Công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 96 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Giải pháp tăng cường quản lýnhà công sản tại Tập đoàn Công nghiệp

ĐOÀN CÔNG NGHIệP CAO SU VIệT NAM

4.4.1. Căn cứ và định hướng đề xuất giải pháp

a. Căn cứ

Căn cứ vào thực trạng quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết quả nghiên cứu 4.1. và 4.2 là căn cứ đề xuất giải pháp. Tập đoàn cũng cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư nhà công sản một cách hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quản lý nhà công sản của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công nói chung và nhà công sản nói riêng.

b. Định hướng

Từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng nhà công sản. Các văn bản, của Chính phủ, Bộ Tài chính: Quản lý, sử dụng nhà công sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý, sử dụng nhà công sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; Chính sách tài chính liên quan tới thu tiền sử dụng nhà, cho thuê nhà.

Phân định nhà công sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản. Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nhà công sản tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.

Tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà công sản để đảm bảo quản lý, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức, phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.

Việt Nam – công ty cổ phần. Quy trình thủ tục của các trường hợp xây mới, bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản trong tập đoàn về cơ bản là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. Bên cạnh đó, ngoài những hạn chế nêu trên vẫn còn một số hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong đơn vị so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao. Tất cả những hạn chế, tồn tại này chỉ được khắc phục triệt để thì công tác quản lý nói chung, hệ thống quản lý nhà công sản nói riêng của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần mới thực sự có hiệu quả. Xuất phát từ những hạn chế trong hệ thống quản lý nhà công sản của tập đoàn, đề tài đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần khắc phục những hạn chế đó:

4.4.2. Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam Công nghiệp Cao su Việt Nam

4.4.2.1. Đổi mới quy trình lập kế hoạch mua sắm nhà công sản

Đây là một hoạt động tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong quản lý và đo lường công việc thực hiện của các đơn vị so với mực tiêu đề ra. Nó bao gồm nhiều công đoạn: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới…. Ngoài ra, cần có kế hoạch dài hạn và chủ động hơn nữa trong công tác lập kế hoạch sử dụng, sửa chữa và xây mới nhà công sản.

Quy định việc lập dự toán kinh phí, sửa chửa, nâng câp và xây mới nhà công sản và thẩm quyền quyết định sửa chửa, nâng câp và xây mới nhà công sản theo nguyên tắc: hàng năm, căn cứ vào thực trạng tài sản hiện có và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Nhà nước để xác định nhu câu mua sắm tài sản, lập báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp để các đơn vị. Quyết định đưa vào dự toán chi ngân sách hàng năm của các cơ quan hành chính thuộc địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định theo đúng quy định của pháp luật về NSNN.

Đây là một hoạt động tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong quản lý và đo lường công việc thực hiện của các đơn vị so với mục tiêu đề ra. Nó bao gồm nhiều công đoạn: thiết lập mục tiêu, lựa chọn các chỉ số và kết quả nhắm tới…. Ngoài ra, cần có kế hoạch dài hạn và chủ động hơn nữa trong công tác lập kế hoạch xây mớinhà công sản.

Quy định việc lập dự toán kinh phí, xây mới nhà công sản và thẩm quyền quyết định việc xây mới nhà công sản.

4.4.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý theo dõi, kiểm kê nhà công sản

Cần xây dựng một hệ thống quản lý nhà công sản mang tính quy chuẩn và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý. Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sảntrong đơn vị là căn cứ để quản lý và trang bị tài sản cho các đơn vị

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý nhà công sản Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, sử dụng nhà công sản.

Cần xây dựng một hệ thống quản lý tài sản mang tính quy chuẩn và phục vụ tốt nhất cho công tác quản lý. Căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn. Các căn cứ pháp lý, chính sách, hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng kinh phí trong đơn vị thuộc Tập đoàn là căn cứ để đầu tư nhà công sản cho các đơn vị; đồng thời là thước đo đánh giá việc quản lý, sử dụng nhà công sản của từng đơn vị tiết kiệm hay lãng phí. Ngoài ra, các cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản còn là công cụ để nhân dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng nhà công sản của các đơn vị Tập đoàn. Do vậy, cần tiếp tục hoàn thiện các căn cứ pháp lý, chính sách hệ thống tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản trong cơ quan. Ban hành quy định quản lý, sử dụng nhà công sản trên cơ sở văn bản pháp quy của Nhà nước, làm rõ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản.

4.4.2.3. Nâng cao năng lực cho cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý

Tập đoàn cần chủ động báo cáo các cấp có thẩm quyền để phân biệt rõ đâu là nhà công sản, đâu là các bất động sản đầu tư vì hai khái niệm này hiện chưa được phân biệt cụ thể, rõ ràng. Kết quả dẫn tới trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp cũng như công tác quản lý, điều hành của chủ sở hữu cũng không cụ thể.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cần đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thông qua các hội nghị tổng kết, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm trong các đơn vị thuộc tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác và cơ quan quản lý các cấp để có thể đáp ứng được nhu cầu quản lý nhà công sản

4.4.2.4. Tăng cường công tác bảo trì, bảo dưỡng nhà công sản

dụng nhà công sản, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản. Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sảnđược duyệt, các đơn vị phải sử dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lýnhà công sản hướng dẫn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước.

4.4.2.5. Phối hợp chặt chẽ, thực hiện triệt để các chỉ đạo của cơ quan cấp trên

Theo sơ đồ tại hình 4.2 ta thấy rõ các cơ quan quản lý nhà công sản cấp trên của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam bao gồm nhiều cơ quan, cụ thể:

Thủ tướng chính phủ là cơ quan cao nhất trong chỉ đạo điều hành các công tác liên quan tới quản lý nhà công sản, do đó khi có chỉ đạo từ cơ quan này Tập đoàn cũng như các doanh nghiệp khác có vốn nhà nước, trong quá trình quản lý, sử dụng nhà công sản phải thực hiện triệt để.

Nếu có bất kỳ các hoạt động nào phát sinh trong quá trình thực hiện, vẫn phải nghiêm túc, khẩn trương tổ chức thực hiện và kịp thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc kịp thời.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là đơn vị cuối cùng trong sơ đồ tổ chức quản lý nhà công sản, là đơn vị được thụ hưởng các cơ sở nhà công sản, cũng như các tài sản khác. Sau khi cổ phần hóa do có sự tham gia của các đối tác khác nên việc quản lý, sử dụng các tài sản này sẽ do Người đại diện vốn tại nhà nước tại Doanh nghiệp thực hiện và chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định của Pháp luật.

4.4.2.6. Nâng cao hiệu quả công tác sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản nhằm tiết kiệm

Việc xây mới nhà công sản cho các đơn vị nên thực hiện theo phương thức tập trung, nhất là xây mới nhà công sản yêu cầu trang bị đồng bộ, hiện đại... giao việc xây mới nhà công sản cho một đơn vị chuyên nghiệp tổ chức thực hiện thông qua đấu thầu công khai, các đơn vị sẽ được bàn giao tài sản để quản lý, sử dụng.

Từ việc thực hiện xây mới nhà công sản, các đơn vị có điều kiện rà soát, điều chuyển, bố trí sử dụng có hiệu quả nhà công sảngiữa các cơ quan, đơn vị khi cần phải xử lý;

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc xây mới nhà công sản của các đơn vị và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Kiên quyết cắt giảm những nhu cầu xây mới nhà công sản vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sản không cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)