Căn cứ và định hướng đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 96 - 97)

a. Căn cứ

Căn cứ vào thực trạng quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, kết quả nghiên cứu 4.1. và 4.2 là căn cứ đề xuất giải pháp. Tập đoàn cũng cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư nhà công sản một cách hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong quản lý nhà công sản của các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Căn cứ vào các quy định của Nhà nước về quản lý tài sản công nói chung và nhà công sản nói riêng.

b. Định hướng

Từng bước hoàn thiện pháp luật về quản lý, sử dụng nhà công sản. Các văn bản, của Chính phủ, Bộ Tài chính: Quản lý, sử dụng nhà công sản tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp; Quản lý, sử dụng nhà công sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước; Quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng; Chính sách tài chính liên quan tới thu tiền sử dụng nhà, cho thuê nhà.

Phân định nhà công sản do cấp nào quản lý thì cấp đó quyết định việc đầu tư, mua sắm, sử dụng, khai thác, xử lý tài sản. Các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với nhà công sản tại khu vực hành chính sự nghiệp, tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước, quản lý tài chính đối với các tài sản khác.

Tổ chức sắp xếp lại, xử lý nhà công sản để đảm bảo quản lý, sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức, phần dôi dư được bố trí điều chuyển để phục vụ cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa có tài sản hoặc xử lý bán, thanh lý thu tiền nộp ngân sách nhà nước.

Việt Nam – công ty cổ phần. Quy trình thủ tục của các trường hợp xây mới, bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản trong tập đoàn về cơ bản là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. Bên cạnh đó, ngoài những hạn chế nêu trên vẫn còn một số hạn chế về số lượng, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý trong đơn vị so với khối lượng công việc và yêu cầu chất lượng thông tin ngày càng cao. Tất cả những hạn chế, tồn tại này chỉ được khắc phục triệt để thì công tác quản lý nói chung, hệ thống quản lý nhà công sản nói riêng của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần mới thực sự có hiệu quả. Xuất phát từ những hạn chế trong hệ thống quản lý nhà công sản của tập đoàn, đề tài đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần khắc phục những hạn chế đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)