Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 61 - 62)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Tổng quan về nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.1.1. Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp

Với nghiên cứu này, tôi sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập và trình bày trên bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài - Sách, báo, tạp chí, website… - Số liệu về tình hình biến động tài sản

và các thông tin như: thực trạng, giải pháp, định hướng…các hoạt động liên quan tới tài sản

- Báo cáo kết quả công tác kiểm kê, thanh lý tài sản

- Báo cáo của các phòng trong Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Sử dụng phương pháp này trong đề tài để thu thập số liệu trên các loại sổ sách, báo cáo, quy định tại các phòng ban phục vụ cho quá trình quản lý tài sản.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu và phương pháp tiến hành điều tra

Đối tượng chọn mẫu: Các lãnh đạo phòng, ban, các chuyên viên và những người trực tiếp làm công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần.

Quy mô mẫu: 90 phiếu, phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Luận văn điều tra 12 cán bộ quản lãnh đạo, 18 cán bộ trực tiếp theo dõi lĩnh vực nhà công sản của Tập đoàn và các đơn vị thành viên, 9 cán bộ kế toán của tập đoàn, 51 người sử dụng nhà công sản.

Đối với lãnh đạo tập đoàn là người nắm rõ và là người có quyền cao nhất trong việc quản lý nhà công sản của tập đoàn. Chính vì vậy tác giả phỏng vấn 3 người lãnh đạo của tập đoàn liên quan đến quản lý công sản là Phó giám đốc tập đoàn, Trường phòng tài chính và Trưởng phòng thanh kiểm tra về tài sản công của tập đoàn.

sản của tập đoàn. Chính vì vậy tác giả tiến hành phỏng vấn 1 đơn vị 1 người trong ban lãnh đạo phụ trách quản lý tài sản công, 1 kế toán và 2 người phụ trách nhà công sản của đơn vị đó.

Vì thời gian và kinh phí có hạn nên tác giả chỉ phỏng vấn được 51 người sử dụng nhà công sản. Trong đó 9 đơn vị mỗi đơn vị 5 người và 6 người sử dụng nhà công sản tại tập đoàn.

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

Là những câu hỏi liên quan tới Công tác quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam – Công ty cổ phần.

Bảng 3.2. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng điều tra Số mẫu

điều tra Tỷ lệ (%) Lãnh đạo tập đoàn 3 3,33 Lãnh đạo đơn vị 9 10,00 Cán bộ phụ trách nhà công sản 18 20,00 Kế toán 9 10,00 Người sử dụng nhà công sản 51 56,67 Tổng số 90 100,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)