Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýnhà công sản
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Quản lýnhà công sản ở các tổng công ty, tập đoàn, các địa phương
Quản lý nhà đất là một công tác dang rất được Đảng, nhà nước và chính quyền các cấp quan tâm. Các sai phạm liên quan đến công tác này ngày càng nhiều và xuất hiện thường gây chú ý từ lãnh đạo các cấp cũng như dư luận quần chúng, ảnh hưởng rất lớn tới uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.
Từ thực tiễn công tác chuyên môn của bản thân học viên trong quá trình công tác thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao trong công tác theo dõi, quản nhà đất theo quy định tại Nghị định 167.
2.2.1.1. Quảng Ngãi
UBND 6 huyện và TP Quảng Ngãi có tổ chức triển khai việc lập, báo cáo và đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất công của địa phương theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, nhưng chưa kịp thời; đối với các cơ sở nhà, đất là trường học không nêu địa điểm, diện tích, tình trạng sử dụng của từng cơ sở nhà, đất theo đúng hướng dẫn; vẫn còn tình trạng chưa kê khai, báo cáo đầy đủ về các cơ sở nhà, đất công theo đúng quy định. Cụ thể như: huyện Ba Tơ có 27 cơ sở; Đức Phổ có 09 cơ sở; Mộ Đức có 25 cơ sở; Bình Sơn có 63 cơ sở; Sơn Tịnh có 26 cơ sở; Tư Nghĩa có 63 cơ sở; TP. Quãng Ngãi có 01 cơ sở chưa được khê khai và đề xuất phương án sắp xếp, xử lý (Thiên Ân, 2019)
Mặt khác, trong quá trình thực hiện sắp xếp mạng lưới trường lớp trên địa bàn các huyện, TP, có 252 cơ sở nhà, đất trường học (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) không còn nhu cầu sử dụng, nhưng hiệu trưởng các trường và phòng giáo dục - đào tạo huyện, TP không lập thủ tục đúng pháp lý giao lại cơ sở nhà, đất cho UBND huyện, TP để xem xét đề nghị cấp thẩm quyền sắp xếp lại, xử lý nhà, đất kịp thời theo quy định mà tự ý chuyển mục đích cho mượn, cho thuê vượt thẩm quyền hoặc bỏ trống lãng phí, để bị lấn chiếm sử dụng trái phép (Thiên Ân, 2019)
Qua thanh tra, phát hiện việc quản lý, sử dụng 64 cơ sở nhà, đất công trên địa bàn 6 huyện và TP Quảng Ngãi không đúng mục đích được giao, bỏ trống gây lãng phí, cho thuê, cho mượn, để lấn chiếm, giao đất, giao tài sản không đúng quy định pháp luật. Cụ thể, tại huyện Ba Tơ có 3 trường hợp; huyện Đức Phổ 10 trường hợp; huyện Sơn Tịnh 13 trường hợp; huyện Bình Sơn 08 trường hợp; huyện Tư Nghĩa 08 trường hợp; huyện Mộ Đức 15 trường hợp và TP. Quãng Ngãi có 07 trường hợp (Thiên Ân, 2019)
Nghiêm trọng hơn, việc sử dụng nhà, đất công của 5 tổ chức, cá nhân thuê, hợp tác kinh doanh trái quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Điển hình, UBND phường Nguyễn Kiệm, TP. Quãng Ngãi ký Hợp đồng thỏa thuận đầu tư với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh sử dụng diện tích 2.387,7 m2 đất để xây dựng sân tennes, sân bóng đá các công trình phụ
trợ là không đúng theo quy định; UBND phường Trần Hưng Đạo ký Hợp đồng kinh tế ngày 9/11/2010 với Doanh nghiệp Tư nhân Thiện Tân đầu tư 2 sân bóng đá mini cỏ nhân tạo tại Khu sinh hoạt văn hoá phường là vi phạm; tương tự, UBND phường Nghĩa Chánh, Cty CP Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Đức Phát có đề nghị xin đầu tư Sân bóng đá mini cỏ nhân tạo tại khu đất dự kiến quy hoạch Trạm xử lý nước thải Hồ điều hòa, trong khi tổ chức lấy ý kiến người dân, UBND tỉnh và Phường chưa cho phép nhưng Cty CP Đầu tư xây dựng và Dịch vụ Đức Phát đã tiến hành xây dựng sân bóng sai quy định; UBND phường Chánh Lộ đã ký Hợp đồng thỏa thuận về giao đầu tư, quản lý và sử dụng cơ sở nhà đất của Trung tâm Văn hóa - Thể thao phường với Công ty TNHH Ten Trai (Thiên Ân, 2019).
Các địa phương cũng đã để cho 9 nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư chưa đúng quy định như: tại Văn phòng làm việc chi nhánh Đức Phổ của Công ty Thương mại và công nghệ môi trường MD chưa triển khai xây dựng; cơ sở nhà, đất Hợp tác xã (HTX) Giao thông vận tải huyện Bình Sơn bán tài sản trên đất cho Công ty Cổ phần Bến xe Quảng Ngãi chưa được cho thuê đất; cơ sở nhà, đất của Trường Mầm non Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi để cho Công ty Cổ phần Bê tông Viet Sin xây dựng dự án đầu tư xây dựng bể bơi tại phường Lê Hồng Phong chưa cho thuê đất và Dự án Khu du lịch Khánh Long - Mỹ Khê của Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Khánh Long chưa cho thuê đất... (Thiên Ân, 2019)
Từ những sai phạm được thanh tra Kết luận, Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các cơ quan liên quan cùng Chủ tịch UBND 6 huyện và TP Quảng Ngãi lập phương án xử lý, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh thu hồi 39 cơ sở nhà, đất đã chỉ ra trong kết luận; thu hồi 7 địa điểm đất đã được thanh lý tài sản trên đất theo quy định. Chỉ đạo Chủ tịch UBND 06 huyện, TP Quảng Ngãi rà soát, xử lý dứt điểm đối với 14 cơ sở nhà, đất công sản theo quy định (Thiên Ân, 2019)
Đồng thời, xác định trách nhiệm cá nhân (qua từng thời kỳ) của người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu được phân công phụ trách tổ chức kiểm điểm trong tập thể lãnh đạo và báo cáo kết quả kiểm điểm cho UBND tỉnh thông qua Sở Nội vụ để tham mưu xem xét xử lý theo quy định của pháp luật (Thiên Ân, 2019).
2.2.1.2 Quảng Bình
Theo UBND Quảng Bình, đến nay tỉnh đã phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại, xử lý tài sản của các ngành, địa phương, đơn vị trên địa bàn. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số vướng mắc, lúng túng, đặc biệt là việc sắp
xếp xử lý tài sản công liên quan đến đất rừng sản xuất của các đơn vị sự nghiệp và các công ty nông, lâm trường có vốn nhà nước trên 50% để thực hiện các dự án thu hút đầu tư. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, phần diện tích đất nông lâm nghiệp do các công ty nông lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ đang quản lý, sử dụng chiếm phần lớn diện tích đất rừng sản xuất của tỉnh. Phần lớn các dự án thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản được triển khai thực hiện theo quy hoạch trên diện tích đất do các công ty nông lâm nghiệp, các ban quản lý rừng phòng hộ quản lý, sử dụng là chủ yếu. Việc xử lý tài sản trên đất và cho thuê đất, giao đất cho nhà đầu tư phải thực hiện thông qua đấu giá. Việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định do Thủ tướng Chính phủ quyết định, không giao thẩm quyền cho địa phương. Vì vậy, địa phương gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện (Minh Anh, 2019).
2.2.1.3. Thành phố Vũng Tàu
Theo đánh giá của UBND tỉnh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hiệu quả trong quản lý, sử dụng nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Trước hết, cần thấy rằng, các chính sách về quản lý tài sản công trước đây chưa chặt chẽ, như Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước 2008 chưa bao quát đầy đủ các đối tượng tài sản công thuộc phạm vi quản lý nhà nước; Đa số các nhà công vụ được đầu tư xây dựng và bố trí vào trước năm 2006 - thời điểm chưa có Luật Nhà ở nên các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý nhà công vụ đã bố trí đối tượng vào ở chưa áp dụng các quy định hiện hành. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công là nhà, đất còn có nhiều dấu hiệu lỏng lẻo, sử dụng gây lãng phí; Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được tổ chức thường xuyên, nên việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm chưa kịp thời. Đối với quỹ đất do Nhà nước giao cho các DN thuê đất thực hiện dự án kinh tế, qua rà soát cho thấy, nhiều DN chậm triển khai dự án đúng theo cam kết, hoặc sử dụng đất không đúng mục đích, như: Tự ý cho các công ty, hộ gia đình, cá nhân thuê lại để kinh doanh… Tuy nhiên, việc phát hiện, xử lý các trường hợp này chưa kịp thời (Nội Chính, 2018).
Trước những hạn chế nêu trên, thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 21-3-2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh; Ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 20-2-2017 về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, trong đó có trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; Tổ chức tập huấn Luật Quản lý, sử dụng tài
sản công (số 15/2017/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018) và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành việc rà soát, sắp xếp cơ sở nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 2027/QĐ-UBND thu hồi một số trụ sở cũ của các đơn vị cấp tỉnh trước đây tại TP.Vũng Tàu để thực hiện bán đấu giá giai đoạn 2017 -2020. Đồng thời, điều chuyển hoặc tạm thời bố trí, cho mượn các cơ sở nhà - đất dôi dư cho các cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng trong thời gian chờ bán đấu giá (Nội Chính, 2018).
Từ cuối năm 2017 đến nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan thực hiện kiểm tra, rà soát việc quản lý sử dụng đất của tất cả các DN nhà nước đã cổ phần hóa. Theo đó, xác định hiện trạng sử dụng đất để xử lý những sai phạm được phát hiện (nợ tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, xử phạt sử dụng đất không đúng mục đích, không phù hợp quy hoạch…). Các cơ quan chức năng của tỉnh đã tiến hành rà soát, thanh tra quỹ đất giao, cho DN thuê thực hiện dự án. Qua đó, thu hồi đất 14 dự án chậm triển khai, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện các thủ tục để tổ chức đấu giá theo quy định; Hỗ trợ nhà đầu tư hoàn chỉnh thủ tục pháp lý để tiếp tục triển khai các dự án còn được tiếp tục thực hiện…(Nội Chính, 2018).
Trong thời gian tới, Sở Tài chính sẽ tiếp tục triển khai Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các cơ quan tổ chức, đơn vị; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tài sản nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, của CBCC trong việc quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị đúng theo quy định pháp luật. Nhằm chấn chỉnh sai sót, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công nói chung và nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn trong thời gian tới, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tuân thủ nghiêm quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Nội Chính, 2018).
UBND tỉnh đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể: Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản và người đứng đầu cơ quan chủ quản khi để xảy ra sai phạm trong việc đầu tư, mua sắm, quản lý tài sản công; nghiêm khắc xử lý, kiểm điểm và chấn chỉnh kịp thời người đứng đầu tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức để xảy ra sai phạm; cương quyết xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành
chính trong quản lý, sử dụng tài sản công đối với các hành vi như: Bố trí, sử dụng tài sản công sai mục đích, sử dụng tài sản công thừa so với tiêu chuẩn định mức, xử lý tài sản công sai thẩm quyền, không thực hiện chế độ báo cáo, kê khai, hạch toán tài sản công; thực hiện nghiêm công tác thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư, mua sắm tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và chỉ thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt, bố trí dự toán ngân sách khi việc đầu tư, mua sắm tài sản xuất phát từ nhu cầu sử dụng thực tế của đơn vị sử dụng tài sản, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản đã được cấp có thẩm quyền ban hành; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan tham mưu (cơ quan đề xuất và cơ quan thẩm định) đối với các dự án đầu tư, mua sắm không hiệu quả; khẩn trương hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, ban hành quy định cụ thể về quản lý, sử dụng nhà ở công vụ và nhà ở thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh (Nội Chính, 2018).
2.2.1.4. Cao Bằng
UBND tỉnh Cao Bằng ra Chỉ thị số 09/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, 100% xã, phường, thị trấn đã được đo đạc bản đồ địa chính chính quy; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên phạm vi toàn tỉnh, công tác lập, rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện bước đầu được quan tâm thực hiện làm cơ sở cho việc thu hồi, giao đất, cho thuyê đất, kiểm soát biệc quản lý, sử dụng đất được tăng cường, thu ngân sách từ đất đai ngày càng tăng, …(Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, 2018).
Ngoài ra, UBND tỉnh khắc phục những tồn tại hạn chế như chất lượng công tác thống kê, kiểm kê đất đai còn hạn chế, chưa nắm chắc. Đặc biệt là trong quản lý quỹ đất công, đất dôi dư, đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa hoặc không sử dụng, đất của các cơ quan, tổ chức không có nhu cầu sử dụng hoặc đã giải thể (Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, 2018).
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nội dung sau: Chủ động trong việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 của Thủ tướng chính phủ về sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước, nhất là đối với các cơ sở nằm trong kế hoạch bán đấu giá của tỉnh;
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí kinh phí đầu tư cho công tác quản lý đất đai của địa phương, nhất là đối với khối lượng hoàn thành còn nợ, kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị, công nghệ nhằm sớm đi vào vận hành khai thác hệ thống kết nối cơ sở dữ liệu quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh theo các dự án Xây dựng đất đai đã được phê duyệt, đảm bảo tối thiểu 10% nguồn thu từ đất. Hướng dẫn việc thu tiền sử dụng đất khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng hoặc tự ý chuyển mục đích sử dụng đất thuộc trường hợp phải xin phép theo Khoản 3, Khoản 5 điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất Đai, Khoản 18 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai (Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, 2018).
2.2.1.5. Kinh nghiệm của công ty SASAC
SASAC được thành lập từ tháng 3/2003 với tư cách là cơ quan cấp bộ đặc biệt thuộc Chính phủ Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của SASAC vừa là đại diện chủ sở hữu của các DNNN, hoặc cổ đông nhà nước của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, vừa giám sát để giải quyết các vấn đề trong hoạt động hàng ngày tại