Bộ máy tổ chức quản lýnhà công sản của Tập đoàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 67 - 72)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

4.2.1. Bộ máy tổ chức quản lýnhà công sản của Tập đoàn

a. Bộ máy quản lý của nhà nước về nhà công sản

Bộ máy quản lý của nhà nước về nhà công sản theo Nghị định 167 của Chính phủ được trình bày trên Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà công sản của Chính phủ đối với doanh nghiệp

Nguồn: Chính phủ (2017)

Theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ – CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công, Chính phủ giao

Bộ Tài chính UBND

cấp tỉnh

Chủ sở hữu

Người đại diện vốn tại nhà nước tại Doanh nghiệp Thủ tướng Chính phủ

cho Bộ Tài chính là cơ quan thường trực trong công tác quản lý các tài sản công. Thủ tướng Chính phủ chỉ có ý kiến xử lý đối với công tác quản lý tài sản công khi có sự khác nhau giữa các cơ quan có liên quan trong công tác quản lý tài sản công cũng như nhà công sản.

Thủ tướng chính phủ là người đứng đầu trong việc quản lý tài sản công nói chung và nhà công sản nói riêng. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên doanh nghiệp nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ

Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm: Tổ chức kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công; Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lấy ý kiến của chủ tài khoản tạm giữ về nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 18, khoản 5 Điều 19, khoản 5 Điều 23, khoản 7 Điều 24, khoản 6 Điều 25 theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm: Thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Cung cấp hồ sơ, giấy tờ liên quan đến nhà, đất và tình hình thực hiện phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng kiểm tra; Tự kiểm tra việc tuân thủ tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

b. Bộ máy quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam,

Thực hiện theo Quyết định số 2090/QĐ-TTg ngày 26/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển thành

Công ty cổ phần Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam với vốn điều lệ 40.000 tỷ đồng, Công ty mẹ Tập đoàn đã chính thức chuyển sang CTCP từ ngày 01/6/2018 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0301266564 và có tên Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Cơ cấu tổ chức như sau:

- Các ban chuyên môn, nghiệp vụ có vai trò tham mưu như: Ban Kế hoạch Đầu tư, Ban Tài chính Kế toán, Ban Quản lý Kỹ thuật, Ban Công nghiệp, Ban Xây dựng cơ bản, Ban Thanh tra bảo vệ quân sự, Ban Tổ chức Cán bộ, Ban Lao động Tiền lương, Ban Xuất nhập khẩu, Ban Thi đua Tuyên truyền Văn thể, Văn phòng Tập đoàn;

Cơ cấu tổ chức quản lý nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam như sau:

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tổ chức của quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam

Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)

Đối với công tác quản lý nhà, đất Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam giao cho Ban Kế hoạch Đầu tư là đơn vị đầu mối tham mưu, Ban Kế hoạch Đầu tư sẽ thừa ủy quyền của lãnh đạo Tập đoàn chỉ đạo các đơn vị thành viên về các

Hội đồng thành viên

Phòng kế hoạch đầu tư Đại hội đồng

cổ đông

Các đơn vị, công ty thuộc Tập đoàn

Ban Tổng Giám đốc

Phòng Tài

nhiệm vụ liên quan tới quản lý các cơ sở nhà đất giao cho các đơn vị thành viên được quản lý, sử dụng.

Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là công ty nhà nước; được Nhà nước giao đất để thống nhất quản lý và bố trí diện tích sản xuất, kinh doanh cao su cho các công ty con; có chức năng đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác; giữ quyền chi phối các công ty con thông qua quản lý quỹ đất, vốn, công nghệ, thương hiệu, thị trường; trực tiếp kinh doanh và bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam có các đơn vị thành viên, như: + Các đơn vị sự nghiệp có thu do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam giữ 100% vốn: Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam; Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su;

+ 20 Công ty TNHH MTV do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ; 02 đơn vị sự nghiệp có thu do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn: Tập đoàn trực tiếp quản lý và điều hành SXKD các đơn vị này thông qua các quyết định, văn bản chỉ đạo thực hiện.

+ 9 Công ty do Tập đoàn và các đơn vị thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối.

+ 70 Công ty do Tập đoàn và các đơn vị thành viên nắm giữ cổ phần, vốn góp và 21 Công ty liên kết: Tập đoàn quản lý và điều hành các đơn vị này thông qua Người đại diện vốn của Tập đoàn và các quy chế quản lý nội bộ của Tập đoàn.

+ Các công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ trên 50% vốn điều lệ:

Công ty cổ phần Cao su Hoà Bình; Công ty CP thể thao Ngôi sao Geru; Công ty Cao su Phước Hòa;

Công ty Cao su Đồng Phú; Công ty Cao su Bà Rịa;

Công ty cổ phần Công nghiệp và xuấ khẩu; Công ty Cơ khí Cao su;

Công ty Cao su Tây Ninh; Công ty Cao su Tân Biên.

+ Các Tổng Công ty, Công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ:

Các tổng công ty do Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam nắm giữ vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con: Tổng công ty Cao su Đồng Nai; Tổng công ty Công nghiệp cao su;Tổng công ty Cao su Việt Lào.

Công ty Cao su Bình Thuận; Công ty Cao su Quảng Ngãi; Công ty Cao su Quảng Trị; Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển khu công nghiệp Hố Nai; Công ty cổ phần Sông Côn;Công ty TNHH BOT 741 Bình Dương; Công ty Cao su Bình Long; Công ty Cao su Lộc Ninh; Công ty Cao su Phú Riềng; Công ty cổ phần cao su Lai Châu; Công ty cổ phần cao su Lai Châu 2; Công ty cổ phần cao su Sơn La; Công ty cổ phần cao su Điện Biên; Công ty cổ phần cao su Yên Bái; Công ty cổ phần phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam; Công ty cổ phần cao su Hà Giang; Công ty Cao su Krông Buk; Công ty Cao su Eah Leo; Công ty Cao su Chư Păh; Công ty Cao su Chư Prông; Công ty Cao su Mang Yang; Công ty Cao su Chư Sê; Công ty Cao su Kon Tum; Công ty Cao su Quảng Nam; Công ty Cao su Hà Tĩnh; Công ty Cao su Thanh Hoá; Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cao su Nghệ An.

CTCP Kho vận và Dịch vụ hàng hoá; CTCP Cao Su Kỹ thuật Đồng Phú (DORUFOAM); CTCP Kỹ thuật Xây dựng cơ bản và Địa ốc cao su; CTCP Đầu tư Xây dựng cao su; CTCP Xây dựng và Tư vấn đầu tư; CTCP Dịch vụ Thương mại và Du lịch cao su; CTCP Fico ciment Tây Ninh; CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên; CTCP Đầu tư và Xây dựng cầu Hàn; CTCP Đầu tư Phát triển đô thị & Khu công nghiệp Geruco; CTCP Thống Nhất; CTCP Thuỷ điện Cửa Đạt; CT TNHH BOT Cơ sở hạ tầng Đồng Tháp. Xí nghiệp Liên doanh Visorutex.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam tiền thân là doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, nhà nước nắm 96,77% vốn điều lệ.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, trước ngày 31/12/2017, là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hiện Tập đoàn được giao quản lý và sử dụng 752 cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính

phủ đồng thời Tập đoàn đang quản lý, sử dụng diện tích đất gần 246.000 ha đất nông lâm nghiệp, được phân chia như sau:

Đất thuộc sở hữu nhà nước nằm trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, 600 cơ sở, tổng diện tích đất là 10,589,826.59 m2 tổng diện tích nhà là 1,133,679.30 m2

Đất nông trường: còn gọi là đất của Công ty nông lâm nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)