Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công
4.3.1. Cơ chế chính sách quản lý của nhà nước
chế độ quản lý nhà công sản đã từng bước được hình thành để đưa công tác quản lý nhà công sản tại các tập đoàn đi vào nề nếp. Song, yều cầu thực tế quản lý, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chế độ quản lý nhà công sản vừa thiếu, vừa thừa, chưa có tính đồng bộ, pháp lý cao.Có những chính sách không phù hợp với thực tế. Do đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả, hiệu lực của cơ chế quản lý tài sản. Căn cứ Quyết định số 170/2006/QĐ-TTg, ngày 18- 7-2006 của thủ tướng chính phủ và Thông tư số 94/2006/TT-BTC, ngày 09- 10-2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 170/2006/QĐ- TTg. Các văn bản điều chỉnh từng loại nhà công sản đã được ban hành song còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế. Việc đơn vị chưa xây dựng được một quy định mang tính hệ thống của quản lý nhà công sản là một nguyên nhân căn bản của những yếu kém trong hệ thống quản lý nhà công sản hiện tại của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần. Khi chưa xây dựng được quy chế thì kéo theo đó bộ máy quản lý nhà công sản cũng sẽ chưa được đầy đủ và chặt chẽ.
Các thể chế, chính sách là do còn nhiều kẽ hở, chưa phù hợp, chưa sát với thực tế dẫn đến việc quản lý tài sản công gặp nhiều khó khăn hơn. Trong đó, một số bất cập chính như định giá bán, thanh lý tại các cơ quan vẫn còn tình trạng giá thanh lý cao hơn giá kê khai.
Qua khảo sát cho thấy, vẫn có hơn 17% ý kiến cho rằng một số quy định, chính sách chưa thực sự phù hợp với thực tế, cần có sự thay đổi để áp dụng sát với thực tế hơn, như về thời gian thanh lý, sửa chữa hay nâng cấp nhà không nên cứng nhắc mà cần xem xét cụ thể tình hình thực trạng của căn nhà đó.
Bảng 4.18. Đánh giá của cán bộ về chính sách quản lý nhà công sản
Chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ (%)
Rất phù hợp 14 15.56
Phù hợp 60 66.67
ít phù hợp 12 13.33
Không phù hơp 4 4.44