Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
4.2.3. Công tác quản lý thực hiện sửa chữa, nâng cấp và xây mớinhà công sản
thầu công khai, các đơn vị sẽ được bàn giao tài sản để quản lý, sử dụng. Từ việc thực hiện xây mới nhà công sản, các đơn vị có điều kiện rà soát, điều chuyển, bố trí sử dụng có hiệu quả nhà công sảngiữa các cơ quan, đơn vị khi cần phải xử lý;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán việc xây mới nhà công sản của các đơn vị và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm. Kiên quyết cắt giảm những nhu cầu xây mới nhà công sản vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà công sảnkhông cần thiết.
4.2.3. Công tác quản lý thực hiện sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản công sản
Trong mỗi đơn vị tài sản là cơ sở vật chất có giá trị lớn và có tầm quan trọng trong mọi hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ được giao vì mục tiêu kinh tế xã hội. Để duy trì khả năng hoạt động bình thường của tài sản nhằm đáp ứng nhu cầu công việc của các công ty cổ phần thì phải thường xuyên thực hiện công tác bảo dưỡng sửa chữa, nâng cấp tài sản.
Trong quá trình sử dụng nhà công sản sảy ra sự cố hư hỏng. Bộ phận trực tiếp sử dụng tài sản làm giấy đề nghị yêu cầu sửa chữa có xác nhận của lãnh đạo công ty cổ phẩn gửi về Văn phòng tập đoàn.
Lãnh đạo tập đoàn xem xét phiếu yêu cầu sửa chữa và phân công người sửa chữa hoặc thuê ngoài, khi sửa chữa thấy cần phải thay thế vật tư người thực hiện sửa chữa lập dự trù vật tư thay thế trình lãnh đạo tập đoàn phê duyệt tiến hành tìm kiếm và lựa chọn đơn vị sửa chữa, lấy báo giá trình lãnh đạo tập đoàn, khi được phê duyệt bộ phận sửa chữa thực hiện các phần việc tiếp theo như quy trình mua sắm tài sản về sửa chữa nhà công sản.
Các thiết bị tài sản sau khi sửa chữa phải được kiểm tra đánh giá và lập biên bản nghiệm thu thiết bị tài sản vào sử dụng.
Trường hợp thuê ngoài sửa chữa, việc nghiệm thu thiết bị sau khi sửa chữa phải có các thành phần sau:
- Đại diện bộ phận quản lý tài sản; - Người sử dụng tài sản;
- Người được giao nhiệm vụ; - Đại diện đơn vị sửa chữa.
Bảng 4.6. Diện tích sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
TT Chỉ tiêu
Diện tích Tốc độ phát triển (%)
2016 2017 2018 17/16 18/17 QB
1 Công ty Mẹ - Tập đoàn 271,38 244,31 289,95 90,03 118,68 103,37 2 Viện nghiên cứu Cao
su Việt Nam 456,47 505,34 352,78 110,70 69,81 87,91 3 Trường Cao đẳng Công
nghiệp Cao su 509,73 442,06 548,09 86,72 123,99 103,69 4 Công ty TNHH 2852,63 2659,96 2784,98 93,25 104,70 98,81 5 Công ty cổ phần 1102,31 829,17 1046,20 75,22 126,17 97,42 Tổng 5192,52 4680,84 5022,00 90,15 107,29 98,34 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)
Tất cả các thành viên tham gia cùng tiến hành đánh giá công việc sửa chữa, lập biên bản nghiệm thu đưa thiết bị vào sử dụng.
Đối với việc bảo dưỡng, bảo trì nhà công sản. Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, thiết bị và tình hình thực tế của máy móc thiết bị, Phòng Kế toán có trách nhiệm tổng hợp và lập kế hoạch bảo dưỡng trên cơ sở danh mục nhà công sản trình lãnh đạo phê duyệt. Công việc bảo dưỡng, bảo trì được vận dụng chủ yếu với nhà công sản cụ thể như sau:
Bảng 4.7. Kinh phí sửa chữa, nâng cấp của nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
TT Chỉ tiêu
Chi phí Thực tế/kế hoạch
2016 2017 2018 2016 2017 2018
1 Công ty Mẹ - Tập đoàn 290,51 280,41 327,61 89,21 92,56 91,86 2 Viện nghiên cứu Cao
su Việt Nam 423,86 539,88 386,18 84,42 87,57 90,47 3 Trường Cao đẳng Công
nghiệp Cao su 388,10 461,54 590,14 82,76 88,48 89,73 4 Công ty TNHH 2425,59 2780,07 3021,54 91,43 91,68 92,73 5 Công ty cổ phần 979,80 859,76 1118,57 94,56 92,58 92,17 Tổng 4507,87 4921,66 5444,04 90,41 91,11 92,07 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)
Thông thường cứ 3 năm 1 lần Phòng Kế toán dựa trên cơ sở đề nghị của các công ty cổ phần sử dụng các nhà công sản và việc khảo sát kiểm tra thực tế lập kế hoạch bảo dưỡng, bảo trì đối với các nhà công sản (quét sơn, quét vôi, sửa lại cánh cửa…). Tổ chức lựa chọn các đơn vị bảo dưỡng, bảo trì có uy tín tiến hành ký kết hợp đồng bảo dưỡng, bảo trì cho toàn cơ quan. Sau khi hoàn thành công tác này tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tiến hành thực hiện nghiệm thu.
Qua bảng cho chúng ta thấy, tiến độ thực hiện các công trình sửa chữa, nâng cấp và xây mới nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam vẫn còn nhiều công trình chậm tiến độ. Nguyên nhân từ cả về phía đối tác thực hiện thầu và thi công công trình và cả về phía Tập Đoàn. Tuy nhiên mức độ chậm tiến độ và thanh toán công trình qua 3 năm có sự cải thiện đáng kể, năm 2016 có tới 23% số công trình bị chậm so với tiến độ, đến năm 2018 chỉ còn 19% công trình chậm tiến độ. Đối với thanh toán cũng đã tốt hơn qua 3 năm năm 2016 có tới 40% số công trình thanh toán chậm tiến độ, đến năm 2019 còn 23% số công trình thanh toán chậm tiến độ.
Bảng 4.8. Tình hình tiến độ các công tình sữa chữa, nâng cấp nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Chỉ tiêu Số công trình 2016 2017 2018 1. Tiến độ công trình Số công trình đúng tiến độ 17 25 21 Số công trình chậm tiến độ 8 5 5 2. Tiến độ thanh toán
Số công trình đúng tiến độ 15 23 20 Số công trình chậm tiến độ 10 7 6 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)
Qua điều tra cho thấy có 75,56% CBCNV cho rằng công tác công tác bảo trì, bảo dưỡng được tiến hành 3 năm/1 lần. Công tác bảo dưỡng, bảo trì phần lớn do đơn vị trong tập đoàn tiến hành chiếm 58,89% và 41,11% là do đơn vị bên ngoài tiến hành.
Bảng 4.9. Đánh giá của CBCNV về công tác bảo trì, bảo dưỡng nhà công sản
Nội dung hỏi Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ % trên
tổng số phiếu Định kỳ bảo dưỡng Có (03 năm 1 lần) 68 75,56 Không 22 24,44 Tổng 90 100,00 Bộ phận tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa
Đơn vị trong tập đoàn 53 58,89 Đơn vị bên ngoài 37 41,11
Tổng 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2019)
* Đối với sửa chữa, nâng cấp nhà công sản
Để nâng cao hiệu quả công việc ngoài việc xây mới nhà công sản, các công ty cổ phần còn quan tâm đến việc sửa chữa kết hợp với việc nâng cấp nhà công sản.Hàng năm, để tăng cường năng lực hoạt động của các nhà công sản, Văn phòng tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đều tiến hành sửa chữa tài sản.
- Đối với sửa chữa có chi phí dưới 50 triệu đồng cho 1 lần sửa chữa thì hồ sơ gồm: Giấy đề nghị sửa chữa, trong đó nêu rõ lý do và có ý kiến của Văn phòng được lãnh đạo tập đoàn phê duyệt.
- Đối với sửa chữa có chi phí trên 50 triệu đồng cho 1 lần sửa chữa hồ sơ gồm: Giấy đề nghị sửa chữa, trong đó nêu rõ lý do và Văn phòng tờ trình và dự toán chi phí cho việc sửa chữa trình lãnh đạo tập đoàn phê duyệt. Sau đó liên hệ với các nhà cung cấp để thực hiện việc sửa chữa.
Qua điều tra cho thấy có 88,33% CBCNV đánh giá công tác bảo dưỡng, sửa chữa tài sản được tiến hành kịp thời và rất kịp thời, có 71,67 % CBCNV đánh giá tốt về công tác này. Còn 11,67% CBCNV đánh giá công tác sửa chữa tiến hành chưa kịp thời và 10,0% đánh giá chưa tốt về công tác này.
Bảng 4.10. Mức độ đánh giá của CBCNV về công tác bảo dưỡng sửa chữa nhà công sản
Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ % trên
tổng số phiếu
1. Quá trình sửa chữa 90 100,00
Rất kịp thời 36 40,00 Kịp thời 44 48,33 Chưa kịp thời 10 11,67 2. Chất lượng công trình 90 100,00 Rất tốt 22 25,00 Tốt 43 46,67 Bình thường 16 18,33 Chưa tốt 9 10,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)
Trong tổng số 9 CBCNV (chiếm 10,00%) ý kiến đánh giá chưa tốt về công tác này thì các lý do chưa tốt là: chưa đáp ứng ngay yêu cầu, chất lượng sửa chữa chưa tốt, thái độ của nhân viên sửa chữa không tốt.
Nhìn chung, Phòng Kế toán xây dựng được kế hoạch bảo dưỡng là một điểm đáng ghi nhận trong công tác quản lý bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản. Đơn vị cũng thực hiện kế hoạch sửa chữa một cách khoa học và chặt chẽ. Do đặc thù tài sản sửa chữa thường là các nhà công sản nên công tác quản lý hồ sơ và thẩm định hồ sơ được thực hiện đầy đủ .Điều này giúp cho việc kiểm soát chặt chẽ chi phí và đảm bảo hiệu quả công tác sửa chữa.
Đối với công tác sửa chữa thường xuyên đơn vị đã thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và của tập đoàn công nghiệp cao Việt Nam về thẩm quyền quyết định, thủ tục thanh quyết toán. Tuy nhiên, công ty cổ phần không trích trước chi phí sửa chữa tài sản là một hạn chế bởi khi có chi phí sửa chữa phát sinh bất ngờ mà đơn vị chưa chuẩn bị trước sẽ khiến cho công việc sửa chữa bị trì hoãn ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.Đôi khi khối lượng công việc nhiều công tác sửa chữa, bảo dưỡng chưa được kịp thời.
Tăng cường công tác bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa nhà công sản
Căn cứ vào thực trạng nhà công sản, tiêu chuẩn kỹ thuật về quản lý, sử dụng nhà công sản, lập dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sản. Sau khi dự toán chi về bảo dưỡng, sửa chữa nhà công sảnđược duyệt, các đơn vị phải sử
dụng kinh phí theo đúng mục đích và có hiệu quả.
Các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý nhà công sản hướng dẫn trong việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước