Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công
4.3.2. Các quy định về quản lýnhà công sản của Tập đoàn công nghiệp cao su
su Việt Nam
Tập đoàn quản lý nhà công sản dựa trên các văn bản pháp lý như sau: Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước.
Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước Về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 83/2007/TT-BTC ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 và Thông tư số 175/2009/TT-BTC ngày 09/9/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Quyết định số 140/2008/QĐ-TTg ngày 21/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.
Quyết định 140/2008/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 09/2007/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 19/1/2007 về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hưu nhà nước;
Quyết định số 2985/QĐ-BTC ngày 9/12/2011 của Bộ Tài chính về bà hành Quy chế quản lý tài chính, quản lý tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.
Theo Điều 11 của Quyết định số 2985/QĐ-BTC ngày 9/12/2011 của Bộ Tài chính về bà hành Quy chế quản lý tài chính, quản lý tài sản cố định, đầu tư tài sản cố định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tài sản cố định của Tập đoàn bao gồm: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình. Tiêu chuẩn để xác định tài sản cố định được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản cố định, các dự án đầu tư, xây dựng: Hội đồng thành viên quyết định các dự án đầu tư có giá trị dưới 50% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của Tập đoàn được công bố tại quý gần nhất hoặc không vượt quá mức giá trị tối đa quy định tại Điều lệ của Tập đoàn. Các dự án đầu tư trên mức quyết định của Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên báo cáo chủ sở hữu Tập đoàn quyết định; Hội đồng thành viên phân cấp cho Tổng giám đốc quyết định các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng thành viên. Trình tự thủ tục đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng do Nhà nước ban hành.
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/11/2013; Từ khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 có hiệu lực thi hành đến nay, hệ thống các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, tiêu chuẩn, định mức đã được ban hành khá đồng bộ và đầy đủ; công tác quản lý, sử dụng tài sản công đã dần đi vào nề nếp; tình trạng thất thoát, lãng phí tài sản từng bước được khắc phục; ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được nâng lên; hiệu quả trong sử dụng, khai thác tài sản được chú trọng, góp phần quan trọng phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, công tác quản lý tài sản công còn bất cập, phân tán và sử dụng chưa thực sự hiệu quả so với tiềm năng; việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng trụ sở làm việc, xe ô tô công có lúc, có nơi chưa nghiêm; phương thức trang bị tài sản chủ yếu vẫn là mua sắm, đầu tư từ ngân sách nhà nước, chậm được đổi mới; việc khai thác, huy động nguồn lực từ tài sản công hiệu quả chưa cao; trong nhiều trường hợp còn thất thoát, lãng phí, nhất là đối với đất đai, trụ sở làm việc, xe ô tô công...
Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và khai thác tài sản công, khắc phục triệt để những hạn chế và những bất cập nêu trên. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, đã ban hành các văn bản sau:
Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.
Luật quản lý sử dụng tài sản công ngày 21/06/2017;
Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công;
Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Nghị đinh số 152/2017/NĐ-CP về quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Quyết định số 209/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 13 tháng 2 năm 2018 về công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ tài chính.
Thông tư số 37/2018/TT-BTC ngày 16/4/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công. Thông tư này hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất (bao gồm: đất, nhà, công trình và các tài sản khác gắn liền với đất) theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 167/2017/NĐ-CP) bao gồm:. Lập báo cáo kê khai, tổng hợp và lập phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Hội đồng xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức chỉ định. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý nhà, đất theo các hình thức: giữ lại tiếp tục sử dụng; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý và bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tiền chuyển mục đích sử dụng đất đối với nhà, đất của doanh nghiệp nhà nước phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường. Hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân đã bố trí làm nhà ở không đủ điều kiện chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý. Quản lý, sử dụng tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được xác định là phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư từ nguồn tiền thu được từ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.
Thông tư số 45/2018/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thông tư này quy định chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định là tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an. Chế độ
quản lý, tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định riêng của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảng 4.19. Số lượng văn bản pháp luật về quản lý nhà công sản
TT Cấp ban hành Số lượng
1 Quốc hội 4
2 Chính phủ 8
3 Bộ tài chính 9
3 Công ty, tập đoàn 5
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2019)