Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công
4.3.4. Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý tài sản
Tại Ban Kế hoạch đầu tư số biên chế được duyệt làm công tác quản lý nhà công sản là 4 người nhưng đều là những cán bộ mới và trẻ vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế và cái nhìn toàn diện. Những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý nhà công sản đã đã được điều động công tác khác. Do vậy, việc thiếu hụt cán bộ có kinh nghiệm trong việc quản lý nhà công sản là tất yếu.
Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ về năng lực của cán bộ quản lý nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
Các chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)
Sự phù hợp của cơ chế quản lý nhà công sản so
với thực tế 38 41,67
Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý 22 25,00 Năng lực, trình độ của người trực tiếp sử dụng
nhà công sản 15 16,67
Mục đích của người sử dụng 15 16,67
Tổng 90 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2019)
Mặt khác, đội ngũ cán bộ này thường xuyên thay đổi do tổ chức bộ máy quản lý nhà công sản không ổn định. Với số lượng cán bộ như vậy song phải kiêm nhiệm nhiều công việc như quản lý về giá, về số lượng...nên cũng ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý nhà công sản. Trình độ năng lực tại một số bộ phận của đơn vị còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của hệ thống quản lý nhà công sản. Trong hệ thống, có những bộ phận có năng lực cao, đảm nhận tốt nhiệm vụ nhưng cũng có những bộ phận chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu quản lý. Hệ thống quản lý nhà công sản là một hệ thống mang tính logic, chặt chẽ từ đầu đến cuối nên nếu một bộ phận của một khâu nào yếu sẽ gây ảnh hưởng đến cả hệ thống.
Qua điều tra cho thấy có 41,67% ý kiến cho rằng sự phù hợp của cơ chế quản lý nhà công sản có ảnh hưởng lớn nhất tới công tác quản lý. Điều này cho thấy phải hoàn thiện cơ chế quản lý nhà công sản sao cho phù hợp với tình hình
thực tế của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – công ty cổ phần.