Tình hình khai thác và sử dụng nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 82 - 86)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lýnhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt

4.2.4. Tình hình khai thác và sử dụng nhà công sản của Tập đoàn Công nghiệp

nghiệp Cao su Việt Nam

Tình hình sử dụng nhà công sản của các công ty cổ phần – tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 4.11. Tình hình sử dụng nhà công sản của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam

TT Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số nhà Diện tích (m2) Số nhà Diện tích (m2) Số nhà Diện tích (m2) 1 Công ty Mẹ - Tập đoàn 7 3060,76 8 3509,12 9 4047,76 2 Viện nghiên cứu

Cao su Việt Nam 8 10643,42 8 10421,20 11 14879,15 3 Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 13 19522,50 14 21150,90 15 23061,68 4 Công ty TNHH 147 608084,10 158 650950,87 176 729132,69 5 Công ty cổ phần 74 225519,99 78 231766,45 89 276727,33 Tổng 249 866830,77 266 917798,54 300 1044949,14 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)

Tình hình sử dụng nhà công sản của các công ty cổ phần – tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho thấy Tập đoàn quản lý, sử dụng nhà công sản rất hiệu quả, cụ thể:

Diện tích cho thuê trái pháp luật là 0%, đây là con số mà trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ duy nhất Tập đoàn có; ngoài ra, các chỉ số khác cũng cho thấy Tập đoàn quản lý hiệu quả: Diện tích cho mượn 0,002% tổng diện tích, Diện tích bị lấn chiếm 0,003% tổng diện tích, Diện tích chưa sử dụng chiếm 0,26% tổng diện tích.

dụng nhà công sản của các công ty cổ phần – tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã chỉ đạo các phòng, ban chức năng tập hợp, phân loại và tổ chức xem xét giải quyết theo thẩm quyền; thành lập đoàn kiểm tra các đơn vị sử dụng không đúng mục đích.

Nguyên nhân của việc vẫn còn tồn tại đất chưa sử dụng là do những bất cập trong cơ chế chính sách, đặc biệt là việc xác định năng lực của nhà đầu tư, xác định nghĩa vụ của nhà đầu tư đến đến một số công ty cổ phần chưa có khả năng đầu tư đất thành bỏ hoang.

Phân biệt các loại nhà cấp 1, 2 , 4 nhà tạm + Nhà cấp I:

- Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 80 năm;

- Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;

- Mái bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói, có hệ thống cách nhiệt tốt; - Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt;

- Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ, tiện lợi, không hạn chế số tầng;

+ Nhà cấp II: Kết cấu chịu lực bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch có niên hạn sử dụng quy định trên 70 năm; Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch; Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói bằng Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện trong ngoài nhà tương đối tốt; Tiện nghi sinh hoạt đầy đủ. Số tầng không hạn chế.

+ Nhà cấp III: Kết cấu chịu lực kết hợp giữa bê tông cốt thép và xây gạch hoặc xây gạch. Niên hạn sử dụng trên 40 năm; Bao che nhà và tường ngăn bằng gạch; Mái ngói hoặc Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện bằng vật liệu phổ thông. Tiện nghi sinh hoạt bình thường, trang bị xí, tắm bằng vật liệu bình thường. Nhà cao tối đa là 2 tầng.

+ Nhà cấp IV: Kết cấu chịu lực bằng gạch, gỗ. Niên hạn sử dụng tối đa 30 năm; Tường bao che và tường ngăn bằng gạch (tường 22 hoặc 11 cm); Mái ngói hoặc Fibroociment; Vật liệu hoàn thiện chất lượng thấp; Tiện nghi sinh hoạt thấp;

Bảng 4.12. Số lượng nhà công sản được sử dụng của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo loại nhà

Chỉ tiêu Số nhà Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 QB Nhà cấp I 27 29 30 107,41 103,45 105,41 Nhà cấp II 53 57 61 107,55 107,02 107,28 Nhà cấp III 102 108 122 105,88 112,96 109,37 Nhà cấp IV 67 72 87 107,46 120,83 113,95 Tổng 249 266 300 106,83 112,78 109,76 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)

Kết quả từ bảng 4.13 về thực trạng các cấp nhà ở nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cho thấy tập đoàn có tổng 300 ngôi nhà đang được đưa vào sử dụng năm 2018, trong đó nhà cấp I có 3 nhà (chiếm 10%), nhà cấp II có 61 nhà (chiếm 20,33%), nhà cấp III có 122 nhà (chiếm 40,67%), nhà cấp IV là 97 nhà chiếm 29%. Nhìn chung, nhà cấp IV của tập đoàn vẫn còn chiếm số lượng cao. Vì vậy, trong thời gian tới, tập đoàn cần quan tâm hơn về cải thiện nhà cấp IV đưa vào sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn.

Nhìn chung diện tích nhà ở công sản của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam tương đối lớn, nên quá trình quản lý và sử dụng đất đã tương đối ổn định và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như sử dụng đất chưa đúng mục đích, cho thuê, cho mượn trái phép…

Bảng 4.13. Diện tích nhà công sản được sử dụng của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam theo loại nhà

Chỉ tiêu Diện tích (m2) Tốc độ phát triển (%) 2016 2017 2018 17/16 18/17 QB Nhà cấp I 32143,27 42278,75 54792,75 131,53 129,60 130,56 Nhà cấp II 71690,45 85409,65 120413,65 119,14 140,98 129,60 Nhà cấp III 256819,39 276645,45 336569,45 107,72 121,66 114,48 Nhà cấp IV 506177,65 513464,69 533173,29 101,44 103,84 102,63 Tổng 866830,77 917798,54 1044949,14 105,88 113,85 109,79 Nguồn: Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (2019)

Qua việc phân tích tình hình mức độ đánh giá của CBCNV về chất lượng xây nhà công sản. Công ty cổ phần cũng đã có hướng đầu tư đúng và biết cách quản lý đầu tư tài sản một cách hợp lý. Kết quả điều tra đánh giá quy trình xây nhà công sản như sau:

Bảng 4.14. Mức độ đánh giá của CBCNV về chất lượng nhà công sản

Các chỉ tiêu Số ý kiến Tỷ lệ % trên

tổng số phiếu Rất tốt 22 25,00 Tốt 39 41,67 Bình thường 19 21,67 Chưa tốt 10 11,67 Tổng 90 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2019)

Khi được hỏi về chất lượng nhà công sản mới trong các công ty cổ phần thì có tới hơn 66,67% số người được hỏi cho rằng chất lượng tài sản là rất tốt và tốt. Nhưng cũng có tớ 21,67%cán bộ công nhân viên cho rằng bình thường và 11,67% cho rằng chưa tốt.

Nhà công sản được quản lý theo tiêu chuẩn, định mức, công năng, mục đích sử dụng. Tuy nhiên, do các yếu tố lịch sử và sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trong quá trình sử dụng đã dẫn đến các trường hợp thừa, thiếu, không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, tài sản sẽ được xử lý theo các hình thức: thu hồi, điều chuyển, bán. Đối với những tài sản đã hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng không sửa chữa được thì được xử lý thanh lý.

Qua khảo sát về mức độ sử dụng nhà công sản của các đơn vị của Tập đoàn cho kết quả thể hiện bảng 4.16. Đánh giá về mức độ sử dụng công suất của các nhà công sản đã được đưa vào sử dụng thì có tới gần 39% ý kiến đánh giá hết công suất, còn hơn 61% ý kiến đánh giá chưa sử dụng hết công suất. Một số phòng, diện tích làm việc còn bị bỏ trống lãng phí, chưa sử dụng đến điều này cho thấy việc quản lý về mức độ sử dụng vẫn đang còn lỏng lẻo, còn chưa sát sao để tận dụng hết diện tích, công suất các nhà công sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà công sản của tập đoàn công nghiệp cao su việt nam (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)