Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa đức giang (Trang 92 - 95)

4.3.2.1. Lập dự toán

Bệnh viện đã thấy rõ vai trò của dự toán đối với quản lý chi thường xuyên và xây dựng nguyên tắc cụ thể cho công tác lập dự toán. Trong đó bệnh viện nhấn mạnh đến công tác kiểm tra, phát hiện những vấn đề còn hạn chế để tìm ra nguyên nhân khắc phục và tiến hành điều chỉnh dự toán liên tục và kịp thời.

Tại BVĐK Đức Giang, công tác lập dự toán được phân công cụ thể cho từng phòng ban với nhiệm vụ rõ ràng, tránh chồng chéo và tạo thuận lợi cho công tác thực hiện, kiểm tra đánh giá công việc.

Để công tác lập dự toán hiệu quả đòi hỏi quy trình lập dự toán phải hợp lý và khoa học. Quy trình lập dự toán tại bệnh viện được thực hiện qua ba bước: thu thập thông tin, lập dự toán và xét duyệt dự toán. Mặc dù đây chưa phải là một quy trình phù hợp, hiệu quả nhất nhưng cũng góp phần định hướng, tạo sự thống nhất trong công tác lập dự toán tại bệnh viện.

Nhân tố con người góp phần quan trọng trong công tác lập dự toán. Là một trong những bệnh viện hạng I và là đơn vị đứng đầu trong tỉnh về khâu tuyến dụng nhân sự, với đội ngũ nhân viên nhiều kinh nghiệm, công tác lập dự toán được giao trực tiếp cho những người được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng và độ tin cậy của công tác lập dự toán.

4.3.2.2. Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Trong thời gian qua, công tác quản lý tài chính của bệnh viện nói chung và công tác quản lý chi thường xuyên của bệnh viện nói riêng đã đạt hiệu quả cao trong việc thực hiện tăng thu và tiết kiệm chi tiêu khi Nhà nước thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và mới nhất là nghị định 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Việc trao quyền tự chủ giúp bệnh viện từng bước mở rộng hoạt động, chủ động khai thác nguồn lực tài chính đặc biệt là nguồn tài chính ngoài NSNN để chi cho hoạt động thường xuyên, mua sắm sửa chữa, thu hút nhân tài, chương trình mục tiêu và Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động nội bộ của bệnh viện.

4.3.2.3. Từng bước cải thiện cơ sở vật chất và nâng cao thu nhập của cán bộ viên chức

Qua phân tích thực trạng quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện cho thấy, việc bệnh viện sử dụng nguồn tài chính ngày càng hợp lý hơn theo hướng tăng tỷ trọng chi cho công tác chuyên môn và dịch vụ công cộng cũng như tăng cường trích quỹ phát triển sự nghiệp dành cho đầu tư cho mua sắm sửa chữa trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, nhờ đó từng bước cải thiện cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, phát triển các kỹ thuật mới.

Thực hiện quản lý chi thường xuyên hiệu quả ngoài việc đảm bảo tiền lương cơ bản theo cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định bệnh viện còn từng bước nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức thông qua việc chi trả thu nhập tăng thêm từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm. Việc chi trả thu nhập cho cán bộ viên chức trong bệnh viện thực hiện theo nguyên tắc đơn vị, cá nhân có hiệu quả công việc cao thì được chi trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Cụ thể, khi thực hiện tự chủ tài chính theo nghị định 43/2006/NĐ-CP, mức thu nhập của cán bộ viên chức bệnh viện đều tăng lên. Cụ thể năm 2016 thu nhập bình quân của đội ngũ y bác sĩ khoảng 10.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý khoảng 14.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của nhân viên khoảng 7.000.000 đồng/tháng nhưng đến năm 2018 thì thu nhập bình quân của đội ngũ y bác sĩ khoảng 15.000.000 đồng/tháng, thu nhập bình quân của cán bộ quản lý khoảng 20.000.000 đồng/ tháng, thu nhập bình quân của nhân viên khoảng 10.000.000 đồng/ tháng (Theo báo cáo tổng kết bệnh viện năm 2018).

4.3.2.4. Góp phần đa dạng hóa lĩnh vực khám chữa bệnh và nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học

Bệnh viện đã sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị như điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ thầy thuốc, trang thiết bị phương tiện hiện có để thực hiện mở rộng, đa dạng hóa loại hình khám chữa bệnh, tổ chức khám chữa bệnh lưu động… Bệnh viện thực hiện liên kết khám chữa bệnh với các bệnh viện tuyến trung ương như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức, mời chuyên gia, giáo sư tham gia vào công tác khám chữa bệnh và chuyển giao các kỹ thuật mới. Nhờ đó chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên và quy mô bệnh nhân của bệnh viện cũng không ngừng tăng lên.

Bệnh viện đã tham gia và hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học từ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh, đến cấp ngành, cấp bệnh viện góp phần tích cực vào sự phát triển của bệnh viện. Các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu đã cung cấp cho các nhà quản lý nhiều luận cứ khoa học về chính sách phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao sức cạnh tranh của các bệnh viện….

4.3.2.5. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đã góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu và thúc đẩy tiết kiệm chi tiêu của bệnh viện

Tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bệnh viện được quyền quyết định các khoản thu, được chủ động sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Bệnh viện cũng được chủ động quy định một số định mức chi thường xuyên và chi thu nhập tăng thêm.

Cơ chế tự chủ cũng tạo điều kiện cho bệnh viện thực hiện việc kiểm soát chi tiêu nội bộ, phát huy tính dân chủ, chủ động, sáng tạo của người lao động, từng bước giảm sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp trên, yêu cầu về công khai, minh bạch trong tổ chức sắp xếp công việc, nhân sự, chi tiêu tài chính được thực hiện.

Theo cơ chế tự chủ tài chính, bệnh viện được phép ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, theo quy chế này đơn vị có thể định mức chi hoạt động thường xuyên cao hơn hoặc thấp hơn so với định mức chung do nhà nước quy định. điều này giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc chi tiêu để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao mà các khoản chi đó vẫnđ bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính cho thấy cùng với việc gia tăng các khoản thu thì các khoản chi cũng gia tăng tương ứng. Có được điều đó

bởi cơ chế tự chủ tài chính cho phép các đơn vị trên cơ sở nguồn thu được phép tăng khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ. Đối với phần kinh phí tiết kiệm được trong chi tiêu và chênh lệch thu chi cuối năm được phân phối tăng thêm thu nhập cho người lao động, điều này đã khuyến khích đơn vị thực hiện tốt tăng thu, tiết kiệm chi và nâng cao hiệu suất lao động trong đơnvị.

Nếu như trước đây, chưa thực hiện chế độ tự chủ, phần kinh phí NSNN cấp phát cho chi thường xuyên trong năm bệnh viện chưa chi hết phải hoàn trả NSNN. Điều này gây ra tình trạng các đơn vị sự nghiệp nói chung trong đó có bệnh viện tìm cách để chi hết kinh phí được cấp, dẫn đến có khoản chi lãng phí và không hiệu quả. Thực hiện chế độ tự chủ tài chính, cho phép các đơn vị được chuyển phần chênh lệch thu chi cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển sang năm sau để chi tiếp. Với quy định này đã giúp cho đơn vị bố trí thực hiện các khoản chi theo thời điểm hợp lý, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

Đơn vị thực hiện tốt chu trình quản lý tài chính ở cả ba khâu: lập dự toán,

chấp hành dự toán và thực hiện quyết toán. Đảm bảo quá trình lập, chấp hành, quyết toán theo đúng chế độ quy định hiện hành và đúng tiến độ.

Bệnh viện nghiêm túc chấp hành các quy định của Nhà nước với các định mức, chế độ, tiêu chuẩn cho các nội dung chi nêu trên. Nói chung công tác quản lý tài chính của bệnh viện trong thời gian qua đã dần đi vào nề nếp, chất lượng dịch vụ được đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện đa khoa đức giang (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)