của các tài liệu, sổ liệu và các báo cáo quyết toán của đơn vị, đảm bảo thực hiện được mục tiêu của quản lý tài chính
Căn cứ để thực hiện giải pháp bảng cân đối hoạt động tài chính của bệnh viện qua tháng, quý, năm và tính hình hoạt động thực tế tại bệnh viện. Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nhăm thực hiện 5 mục tiêu của bệnh viện như sau:
- Cán cân thu - chi: xem sổ sách
- Bệnh viện cải thiện chất lượng: đề ra các chỉ số chất lượng
- Sự hài lòng của nhân viên bệnh viện: Thu nhập mỗi nhân viên; Công tác học hỏi liên tục, bồi dưỡng đúng lúc, cải thiện điều kiện làm việc, ...
- Phát triển bệnh viện ngày càng uy tín: Số lượng bệnh nhân đến khám và nhập viện, bao nhiêu khoa phát triển, bệnh viện đổi mới cơ sở vật chất ra sao, ...
- Công bằng y tế: Vấn đề các hoạt động dịch vụ, vấn đề miễn giảm viện phí (tỉ lệ miễn giảm), ...
Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá nói chung và riêng với lĩnh vực tài chính là công việc quan trọng giúp Bệnh viện thấy được kết quả hoạt động của mình so với mục tiêu đã đề ra, từ đó thấy được những thành tựu đã đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại để khắc phục đồng thời có những định hướng phát triển đúng đắn để đạt được những kết quả tốt hơn, giúp Bệnh viện phát triển và đáp ứng được tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người dân hơn nữa.
Do vậy, Bệnh viện cần quan tâm đúng mực và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tới toàn bộ hoạt động của Bệnh viện và công tác kiểm toán tài chính
Thứ nhất, Bệnh viện nên thành lập một bộ phận thanh tra cùng phối
hợp và trợ cho ban lãnh đạo bệnh viện để có điều kiện kiểm tra thường xuyên hoạt động của Bệnh viện nhằm có những giải pháp kịp thời, đúng lúc trước mọi tình huống.
Thứ hai, cần phải thuê các dịch vụ kiểm toán của các cơ quan kiểm toán
độc lập khi cần thiết vì kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ đơn vị, kiểm toán độc lập có giá trị pháp lý trong hoạt động đối ngoại với các cơ quan bên ngoài.
Thứ ba, Bệnh viện cần đề ra các tiêu chuẩn để kiếm tra và đảm bảo việc thực hiện theo các tiêu chuẩn nay như:
- Chất lượng thực hiện: phải tuân thủ theo các chuẩn của Bộ Y tế. - Hiệu quả thực hiện: đảm bảo tỉ lệ chi như sau:
Nhóm 1 (lương): không quá 20%.
Nhóm 2 (chuyên môn): không quá 50% và không dưới 45%.
Nhóm 3 (duy trì và phát triển): phải trên 20% (bình quân trong 3 năm). Nhóm 4 (điều hành khác): không quá cao, từ 15 - 20%
Cần tăng cường kiểm tra, thanh tra đối với các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán và các biện pháp điều hành liên quan đến hệ thống tài chính.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Tự chủ về tài chính là một xu thế tất yếu đối với nhiều đơn vị sự nghiệp trong đó có các bệnh viện công lập nhưng không phải là vấn đề hoàn toàn mới trong thực tiễn. Thời gian qua, nhiều bệnh viện công lập, trong đó có Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang đã thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo tinh thần Nghị định số 43 của Chính Phủ. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang thời gian quan đã dẫn đến nhiều thay đổi trong công tác quản lý tài chính nói chung cũng như quản lý chi thường xuyên nói riêng tại Bệnh viện, có cả những mặt tích cực và cả những mặt hạn chế cần được tổng kết, đánh giá.
Đề tài: “Quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh
viện đa khoa Đức Giang” đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra và có
những đóng góp sau:
Thứ nhất, đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý chi thường xuyên nói chung, quản lý chi thường xuyên tại các bệnh viện công lập nói riêng theo cơ chế tự chủ tài chính. Để làm rõ căn cứ đánh giá về quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện công lập theo cơ chế tự chủ tài chính, đề tài đã làm rõ những quy định của pháp luật về chi thường xuyên và quản lý chi thường xuyên trong các bệnh viện công lập, chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chi thường xuyên tại các bệnh viện công lập.
Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang thời gian qua. Đề tài đã làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế cùng nguyên nhân của những hạn chế đó. Đó là căn cứ để xác định những vấn đề cần giải quyết nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi thường xuyên tại Bệnh viện Đa Khoa Đức giang trong thời gian tới.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang khi chuyển sang thực hiện tự chủ hoàn toàn về tài chính, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang trong thời gian tới. Đồng thời đưa ra những kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề xuất có hiệu quả.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Nhà nước và Bộ Y tế
Để nghị định 43/2006/ NĐ-CP được áp dụng hiệu quả, Nhà nước cần thiết phải đổi lại chế độ thu một phần viện phí, chế độ thanh toán BHYT để tạo điều kiện cho các bệnh viện tự chủ về nguồn thu ở vùng người dân có khả năng chi trả phí KCB cao và dành NSNN đầu tư cho các bệnh viện ở vùng nghèo, kinh tế không phát triển và phải miễn viện phí nhiều.
Đối với các bệnh viện có nguồn thu quá thấp Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý đảm bảo bù đắp tiền lương tăng thêm theo tiến độ cải cách tiền lương, phấn đấu để tạo điều kiện tăng thu khi kinh tế phát triển, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân.
Nguồn thu từ BHYT và viện phí đóng vai trò ngày càng lớn trong bệnh viện, vì vậy ngoài việc củng cố BHYT bắt buộc cần phải phát triển các hình thức BHYT tự nguyện, BHYT cho người nghèo và đặc biệt là các bệnh mạn tính. Củng cố BHYT bắt buộc, nâng dần mệnh giá BHYT để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT.
Mục tiêu lâu dài tiến tới BHYT toàn dân với nhiều hình thức đa dạng, để BHYT là nguồn thu chủ yếu đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh.
5.2.2. Đối với chính quyền Thành phố
Tạo môi trường đầu tư cởi mở cho các tổ chức, cá nhân nhằm thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở vật chất cũng như phát triển cơ sở hạ tầng của Bệnh viện đa khoa Đức Giang
Cần tiến hành cổ phần hóa các bệnh viện quy mô nhỏ. Xây dựng một số bệnh viện tư nhân để có thể tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực không chỉ của Nhà nước mà của cả nền kinh tế quốc dân nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe.
Cần có những quy định rõ ràng, cụ thể về chính sách thuế (cả thuế GTGT và thuế thu nhập).
Các văn bản, chế độ quy định định mức chi tiêu đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu còn nhiều bất cập như: chính sách thu một phần viện phí, các quy định về chi tiêu công tác phí, hội nghị phí... Vấn đề đặt ra là cần sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về tài chính cho các đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu nói chung, trong các bệnh viện công nói riêng. Cụ thể là xây dựng một khung định mức chuẩn (có tính đến yếu tố đặc thù của mỗi ngành) để các bệnh viện căn cứ vào đó để xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với mình nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý ưu tiên dành ngân sách cho lĩnh vực phát triển kỹ thuật cao, kỹ thuật mũi nhọn và đổi mới phương thức cấp phát kinh phí. Thay cho việc cấp vốn ngân sách theo đầu vào bằng việc cấp vốn theo kết quả đầu ra. Nghĩa là thay cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách dựa vào số giường bệnh kế hoạch như hiện nay bằng việc cấp vốn căn cứ vào kết quả đầu ra như: khám và điều trị được bao nhiêu người bệnh, bệnh viện đã chăm sóc và chữa khỏi được cho bao nhiêu bệnh nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (2018). Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh hàng năm 2016-2018.
2. Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (2018). Báo cáo tài chính hàng năm 2016 - 2018. 3. Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (2018). Dự toán thu – chi năm 2016 – 2018. 4. Bệnh viện Đa Khoa Đức Giang (2018). Quy chế chi tiêu nội bộ 2016 - 2018. 5. Bộ Tài chính (2006). Thông tư 71/2006/TT -BTC ngày 09/08/2006 hướng dẫn
thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4 /2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.
6. Bộ Tài chính (2016). Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp.
7. Bộ Tài chính (2018). Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.
8. Bộ Y tế, Bộ Tài chính (2015). Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 Ban hành quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội.
9. Chính phủ (2002). Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu trong đó có bệnh viện.
10. Chính phủ (2006). Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
11. Chính phủ (2009). Nghị định 62/2009/NĐ-CP ngày 27/07/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
12. Chính phủ (2012). Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 về Cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. 13. Chính phủ (2014). Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 về việc “Quy
14. Chính phủ (2015). Nghị định 17/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang.
15. Chính phủ (2015). Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
16. Đặng Thái Long (2017). “Quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn - Thành phố Hà Nội”.
17. Luật ngân sách nhà nước năm 2015
18. Nguyễn Thị Thanh Huệ (2015). “Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại bệnh viện Bạch Mai”.
19. Văn Nam (2018). Cơ chế tự chủ tài chính: Giúp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Thời báo tài chính Việt Nam ngày 24 tháng 1 năm 2018.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Ngày tháng năm 2018
Thông tin về người trả lời Họ và tên:
Nam/nữ…...…..; Tuổi……… Bộ phận công tác:
Chức vụ công tác hiện tại:
Số năm công tác ở nhiệm vụ này: .………năm; Số năm tham gia công tác ở đơn vị…...…năm.
Để giúp cho việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang” đạt kết quả tốt, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp, mong ông (bà) vui lòng cung cấp một số thông tin và trả lời trực tiếp vào phiếu phỏng vấn. Xin chân thành cảm ơn!
I/ Dành cho cán bộ quản lý bệnh viện, quản lý các khoa phòng
STT Chỉ tiêu Có Không
1 Khoa, phòng của ông/bà có tham gia xây dựng dự toán không?
2 Khoa phòng của ông/bà có lập kế hoạch sử dụng vật tư văn phòng phẩm, tài liệu ấn chỉ gửi phòng chức năng không?
3 Khoa phòng của ông/bà có được khảo sát kiểm tra tình trạng máy móc trang thiết bị chuyên môn cuối năm không?
4 Khoa phòng của ông/bà có được khảo sát kiểm tra tình trạng máy móc trang thiết bị tin học không?
5 Khoa của ông bà có lập kế hoạch sử dụng thuốc, hóa chất, vật tư y tế không?
STT Chỉ tiêu Tốt Bình thường
Chưa tốt
1 Ông/bà hãy đánh giá về lập kế hoạch sử dụng vật tư văn phòng phẩm, tài liệu ấn chỉ
2 Ông/bà hãy đánh giá về công tác khảo sát kiểm tra tình trạng máy móc trang thiết bị chuyên môn cuối năm
3 Ông/bà hãy đánh giá về công tác lập kế hoạch nhân sự 4 Ông/bà hãy đánh giá về lập kế hoạch sử dụng thuốc,
hóa chất, vật tư y tế
5 Ông/bà hãy đánh giá về về công tác lập dự toán tại bệnh viện
Ông/bà có đề xuất kiến nghị gì với ban lãnh đạo bệnh viện về lập dự toán chi thường xuyên tại bệnh viện?
………...……… ………...………
II/ Dành cho tất cả các cán bộ
* Về thực hiện chi thường xuyên
Nội dung Hợp lý Chưa hợp lý
Đánh giá về mức lương và các khoản phụ cấp theo lương Đánh giá về định mức và quy chế phân phối thu nhập
tăng thêm
Đánh giá về các khoản thưởng Lễ, Tết Đánh giá về mức khoán công tác phí Đánh giá về chi nghiệp vụ chuyên môn (chất lượng, số
lượng thuốc, hóa chất, vật tư sử dụng) Đánh giá về việc sửa chữa máy móc trang thiết bị (tính
kịp thời, hiệu quả, chất lượng) Đánh giá hiệu quả của hoạt động liên doanh liên kết, dịch
*Về quy trình chi thường xuyên
Nội dung Tốt Bình
thường
Chưa tốt
Đánh giá về việc hướng dẫn quy trình thanh toán chi
thường xuyên
Đánh giá về thời gian chi trả các khoản chi thường xuyên
Đánh giá về các mẫu biểu phục vụ chi thường xuyên
*Về hệ thống kiểm soát nội bộ Nội dung Tốt Bình thường Chưa tốt Đánh giá về việc phối hợp thanh toán các khoản chi thường xuyên
Đánh giá về tính công khai, minh bạch trong thực hiện chi thường xuyên
Đánh giá về thực hiện quản lý chi thường xuyên (thời gian, chế độ, phân công sử dụng lao động, …)
Ông/bà có đề xuất, kiến nghị gì với ban lãnh đạo bệnh viện về quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện? ………...………
………...………
………...………
………...………