chủ tài chính tại các bệnh viện công lập
2.1.5.1. Các yếu tố khách quan
a. Chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trong cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước giao quyền tự chủ cao trong hoạt động quản lý lao động và quản lý tài chính cho các bệnh viện công lập nhằm mục tiêu thực hiện việc quản lý các đơn vị đó tốt hơn cơ chế trước đây. Cùng với quyền tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu là phải chủ động trong các mặt quản lý khác nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp.
- Hệ thống các chính sách nhằm đa dạng hóa, xã hội hóa dịch vụ y tế mà trước tiên là chính sách thu một phần viện phí đã có tác dụng tích cực trong việc huy động thêm nguồn lực cho các bệnh viện công lập thực hiện chức năng, nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn thu viện phí và BHYT là một phần ngân sách sự nghiệp y tế của Nhà nước giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng để đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Các bệnh viện được phép giữ lại 100% số thu viện phí theo chính sách, chế độ viện phí. Nguồn thu viện phí và
BHYT không ngừng tăng trong những năm qua và trở thành nguồn thu kinh phí chủ yếu cho hoạt động thường xuyên của bệnh viện, chiếm khoảng 50-90% tổng kinh phí hoạt động của bệnh viện. Chính điều này cũng đã ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập bởi nó liên quan đến nguồn thu và các hoạt động chi tiêu từ các nguồn này trong bệnh viện.
Đối với khoản thu từ nguồn viện phí và bảo hiểm y tế, mặc dù đây là khoản thu Nhà nước khống chế mức thu theo khung giá nhưng có xu hướng ngày càng tăng. Do đó vấn đề đặt ra là phải tổ chức hợp lý phương pháp kế toán các khoản thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nâng cao quyền tự chủ của đơn vị trong quá trình huy động và sử dụng nguồn kinh phí này.
- Để tăng cường nguồn thu cho các bệnh viện công lập, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn cho phép các đơn vị sự nghiệp nói chung và các bệnh viện nói riêng vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn từ cán bộ, viên chức trong đơn vị, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và cung ứng dịch vụ của đơn vị. Hình thức huy động vốn được tiến hành theo chủ trương xã hội hóa đã góp phần trang bị kịp thời những máy móc, thiết bị có công nghệ thích hợp cho hoạt động chẩn đoán, điều trị; tăng cường trách nhiệm cho người sử dụng; làm cho cán bộ nhân viên gắn bó với bệnh viện và có thêm kinh phí cho các tổ chức đoàn thể hoạt động nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với công tác quản lý tài chính đối với bệnh viện công lập.
b. Nhu cầu xã hội về dịch vụ khám chữa bệnh
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí và mức sống của đại đa số nhân dân được nâng lên dẫn đến nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cũng tăng nhanh về số lượng và đòi hỏi cao hơn về chất lượng. Vì vậy nguồn thu viện phí và các khoản chi của bệnh viện cũng có xu hướng gia tăng theo.
Ngày nay những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là việc áp dụng công nghệ cao và hiện đại trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị đã mở ra cơ hội hiện đại hóa, phát triển bệnh viện cả về số lượng và chất lượng. Bệnh viện nào không chú ý hoặc không có khả năng áp dụng khoa học công nghệ thì chắc chắn sẽ trở nên lạc hậu, khó thu hút khách hàng.
2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan
a. Quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện
Ngày nay do kinh tế xã hội phát triển đòi hỏi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện cũng phải tăng để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao và đa dạng của nhân dân cũng như để cạnh tranh với các hình thức cung cấp dịch vụ y tế khác. Khi quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện tăng lên lại đòi hỏi các bệnh viện phải đầu tư mua sắm thiết bị, phương tiện hiện đại, kỹ thuật mới, thuốc mới cũng như phải đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề của đội ngũ nhân lực. Điều này đặt hoạt động quản lý tài chính bệnh viện trước những thách thức mới trong bối cảnh quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện công hiện nay còn hạn chế. Tuy nhiên nếu xác định quy mô bệnh viện phù hợp và nâng cao được chất lượng khám chữa bệnh sẽ tạo cơ sở để tăng thu nhập và cân đối thu chi tài chính cho bệnh viện.
b. Tổ chức bộ máy quản lý
Tổ chức bộ máy quản lý tại các bệnh viện công lập cũng là một những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu và tăng thêm số thu đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép.
Nói chung, đối với các nguồn thu nếu có kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời từ đó đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) sẽ góp phần hạn chế tình trạng thất thoát nguồn thu.
Đối với các khoản chi, việc tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi sẽ góp phần thực hiện yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thu- chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng bởi kiểm tra tài chính có tác dụng tăng cường quản lý thu - chi, đảm bảo thực hiện kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản thu- chi nhằm tăng hiệu quả của vốn đầu tư cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.
Đối với quản lý tài chính bệnh viện công lập thì sự phát triển khoa học công nghệ nói chung, công nghệ trong y học nói riêng vừa tạo cơ hội để phát
triển bệnh viện, đồng thời cũng đặt ra những thách thức trong bối cảnh thu - chi sẽ ngày càng cao hơn, phức tạp hơn. Việc áp dụng các tiến bộ trong lĩnh vực y học và hiện đại hoá bệnh viện đòi hỏi bệnh viện phải có nguồn tài chính đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị hiện đại, đồng thời để đào tạo, thu hút các bác sĩ, nhân viên kĩ thuật để sử dụng công nghệ hiện đại đó. Vì vậy bệnh viện cần tranh thủ xã hội hoá, đa dạng hoá các nguồn thu trong khuôn khổ luật pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao, tạo điều kiện nâng cao năng lực khám chữa bệnh của bệnh viện.
c. Trình độ cán bộ nhân viên
Con người là nhân tố trung tâm và quyết định sự thành công của bệnh viện. Đặc biệt do đặc thù của bệnh viện là cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ con người nên đội ngũ y bác sĩ, nhân viên của bệnh viện có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bệnh viện. Đội ngũ này đòi hỏi phải vừa có y đức vừa có tay nghề chuyên môn tốt. Đội ngũ cán bộ, nhân viên làm việc ở tất cả các bộ phận khác nhau của bệnh viện, thông qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mình, đều có ảnh hưởng đến quá trình quản lý tài chính bệnh viện công lập. Tuy nhiên, vấn đề chế độ đãi ngộ, chế độ lương, thưởng… cũng có ảnh hưởng rất quan trọng đối với đội ngũ cán bộ này bởi trong bối cảnh các bệnh viện công lập được quyền tự chủ về tài chính, nhưng chưa thực sự được chủ động trong việc chi trả các khoản lương, thu nhập cho đội ngũ cán bộ y tế trình độ cao có thể cạnh tranh được với các bệnh viện tư.
Đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính ở bệnh viện công lập cũng là một trong những yếu tố quyết định trong quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Trình độ quản lý của lãnh đạo bệnh viện tác động rất lớn đến cơ chế quản lý tài chính của bệnh viện. Giám đốc là người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, quyết định việc xây dựng dư toán thu chi, quy định mức tiền lương, thu nhập tăng thêm, phúc lợi và trích lập quỹ của bệnh viện.
Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tài chính kế toán cũng đòi hỏi phải có năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác để đưa công tác quản lý tài chính kế toán của bệnh viện đi vào nề nếp, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính kế toán của nhà nước góp phần vào hiệu quả hoạt động chung của bệnh viện.
d. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Tổ chức quản lý thu - chi tại các bệnh viện công lập cũng là một những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính tại đơn vị. Công tác tổ chức tốt mới có thể tạo thêm được nhiều nguồn thu và tăng thêm số thu đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện các nguồn thu cho phép.
Nói chung, đối với các nguồn thu nếu có kế hoạch, dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời từ đó đề ra các biện pháp tổ chức thu thích hợp đối với các nguồn thu từ phí, lệ phí (các nguồn thu không phải từ NSNN cấp) sẽ góp phần hạn chế tình trạng thất thoát nguồn thu.
Đối với các khoản chi, việc tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi sẽ góp phần thực hiện yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thu- chi tại các đơn vị sự nghiệp có thu thì kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng bởi kiểm tra tài chính có tác dụng tăng cường quản lý thu - chi, đảm bảo thực hiện kế hoạch sử dụng hợp lý các khoản thu- chi nhằm tăng hiệu quả của vốn đầu tư cũng như góp phần thực hành tiết kiệm, tôn trọng chính sách, chế độ, kỷ luật tài chính của Nhà nước.