4.4.2.1. Quy mô và chất lượng khám chữa bệnh của bệnh viện
Thời gian vừa qua, với việc thực hiện dự án Đầu tư nâng cấp Bệnh viện Đức Giang - tổng mức đầu tư: 861,9 tỷ đồng, bao gồm Nhà Kỹ thuật nghiệp vụ - hành chính & cấp cứu; Khu điều trị nội trú, hậu cần và dinh dưỡng; Nhà Đông Y- Dược; Nhà Khoa Lây; Nhà để khí y tế và gara xe cấp cứu và Hạ tầng kỹ thuật đồng bộ từ nguồn ngân sách nhà nước, Bệnh viện Đức Giang có hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ. Cụ thể là công trình bệnh viện – hạng I với 620 gường bệnh
có tổng diện tích sàn xây dựng toàn dự án: 46.773 m2, chiều cao công trình: từ 1 -
7 tầng (01 tầng hầm) với các khu khám, điều trị bệnh nhân hiện đại, các khu phụ trợ đảm bảo vệ sinh phù hợp với công năng sử dụng,.
Với công trình mới, hiện đại được nhà nước giao cho khi đưa vào sử dụng có thể tạo điều kiện cho Bệnh viện mở rộng quy mô, đa dạng hóa, đồng thời nâng
cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh phục vụ nhân dân qua đó gia tăng nguồn thu cho Bệnh viện. Tuy nhiên, việc vận hành khu nhà Nghiệp vụ, kỹ thuật cấp cứu và điều hành đã phát sinh nhiều chi phí tốn kém như điện nước, vệ sinh, bảo vệ, duy tu bảo dưỡng… Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại bệnh viện.
4.4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay bệnh viện thực hiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính theo hướng gọn nhẹ và hoạt động hiệu quả. Bệnh viện thực hiện ban hành hướng dẫn về quy trình, thủ tục, thời hạn thanh toán cho cán bộ viên chức trong bệnh viện thực hiện và thường xuyên điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi về chính sách cũng như khi định mức chế độ chi tiêu không còn phù hợp.
Tại bệnh viện đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống máy tính cho bộ máy kế toán và đầu tư xây dựng phần mềm kế toán áp dụng thống nhất trong toàn bệnh viện. Cuối năm 2016, bệnh viện đã lên kế hoạch triển khai phần mềm tin học kết nối dữ liệu với cổng thông tin của Bảo hiểm xã hội nhằm tiến tới kiểm soát các chi phí sử dụng cho bệnh nhân bảo hiểm y tế theo ngày, giảm thiểu các sai sót và nhầm lẫn không đáng có. Đồng thời bệnh viện cũng lên kế hoạch xây dựng bệnh viện thông minh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Có thể nói kế toán không chỉ đơn thuần là việc hạch toán mà là sự nhanh nhạy trong việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích cung cấp thông tin kinh tế cho đối tượng quản lý để có những biện pháp quản lý hiệu quả. Yêu cầu nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tài chính kế toán là nhiệm vụ đặt ra ở bất kỳ một đơn vị sự nghiệp có thu nào, nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán và quản lý tài chính.
4.4.2.3. Trình độ cán bộ nhân viên
Bệnh viện thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ làm công tác quản lý tài chính không những giỏi về chuyên môn mà còn thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính.
Tuy nhiên, hầu hết cán bộ trong ban lãnh đạo đều là bác sĩ hay cán bộ quản lý làm công tác khác nên không có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính dẫn đến công tác quản lý nhiều khi xảy ra sai sót, đặc biệt trong khâu lập dự toán:
- Tại bệnh viện hiện nay vẫn còn một số cá nhân trong ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ nhân viên chưa có trình độ tương xứng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của dự toán trong công tác quản lý tại bệnh viện. Sự phân quyền tạo điều kiện cho các bộ phận độc lập trong việc đưa ra các quyết định trong phạm vi công việc của mình, trình độ chưa tương xứng nên đôi khi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận khác và lệch khỏi mục tiêu chung của tổ chức. Ngoài ra kỹ năng tiếp thu và ứng dụng công nghệ thông tin của một số nhân viên chưa cao do đó việc thu thập dữ liệu vẫn chưa kịp thời và còn thiếu chính xác.
- Tại BVĐK Đức Giang, công nghệ áp dụng cho dự toán và đánh giá hiệu quả hoạt động chưa được quan tâm. Phần mềm hiện tại chỉ mới áp dụng tập trung vào kế toán tài chính, các báo cáo phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận vẫn chưa được thiết kế bàng phần mềm ứng dụng nên bộ phận phải lập thủ công. Chính vì vậy, thông tin mà họ cung cấp thường không kịp thời, gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhà quản trị.
- Do công tác phân tích, đánh giá thành quả quản lý thuộc về chức năng của phòng kế toán tài chính, kế toán tổng hợp kiêm luôn công tác đánh giá trách nhiệm nên đội ngũ cán bộ thực hiện các công việc liên quan đến đánh giá hiệu quả hoạt động vẫn còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực này.
Vì vậy, các tiêu chí đánh giá trách nhiệm của các trung tâm còn khá đơn giản và thủ công, chủ yếu dựa trên các số liệu thực tế và kế hoạch đặt ra.
4.4.2.4. Hệ thống kiểm soát nội bộ
Công tác hạch toán kế toán trong bệnh viện được thực hiện theo thông tư số 107/2017/TT – BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp.
Tuy nhiên bệnh viện chưa có bộ phận chuyên trách đảm nhiệm kiểm soát nội bộ nên cơ chế kiểm soát tài chính chỉ diễn ra tự kiểm tra là chính. Mọi công tác thu chi, thanh quyết toán đều được tập trung vào bộ phận kế toán. Các khoản chi chỉ được thanh toán nếu có đủ chứng từ, đúng định mức nằm trong dự toán và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và được giám đốc bệnh viện phê duyệt. Bệnh viện có thành lập ban thanh tra nhân dân để giám sát tất cả các hoạt động trong bệnh viện trong đó có kiểm soát tài chính. Hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ bệnh viện chưa được tiến hành thường xuyên, các thành viên làm công tác kiểm tra, kiểm toán thường là bác sĩ và cán bộ làm công tác chuyên môn khác nên hạn
chế về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính do đó việc kiểm tra quá trình thu chi, phân phối chênh lệch hàng năm cũng như quản lý tài sản bệnh viện chủ yếu mang nặng tính hình thức và hiệu quả thấp, chưa phát hiện được các sai sót và điều chỉnh kịp thời.