Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, đôn đốc và tạo điều
kiện cho sự tham gia giám sát của nhân dân, của cộng đồng đối với Chủ tịch
UBND các xã, phường và cá nhân các đồng chí lãnh đạo đứng đầu cơ quan
chức năng chịu trách nhiệm về việc để xảy ra vi phạm về trật tự xây dựng đô
thịtrên địa bàn. Tập trung chỉđạo đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo
điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục cấp phép; tiếp tục tiến hành rà soát, nghiên cứu, bổsung cơ chế chính sách và
văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên để
tăng cường quản lý trật tự xây dựng đô thị; phân công rõ trách nhiệm, quyền
hạn cho các xã, phường, thị trấn; xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
từng cá nhân trong quản lý trật tự xây dựng đô thị. Cụ thể:
- Trước mắt cần tập trung chỉ đạo, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố; thực hiện
đồng thời việc kiểm điểm, xử lý những cán bộ, công chức có liên quan đến các sai phạm, như: Cán bộđược phân công phụ trách quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn, Thanh tra Xây dựng được phân công phụ trách địa bàn tại các
xã, phường, thị trấn nơi xảy ra các vi phạm;
- Đối với các công trình vi phạm nghiêm trọng, phải thực hiện đồng bộ
các biện pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời các sai phạm, như: yêu cầu ngừng thi
công; cưỡng chế xử lý các sai phạm; không được vận chuyển vật liệu xây
dựng; ngừng cung cấp điện, nước; không được đưa công trình vào sử dụng, giao dịch khi chưa khắc phục xong hậu quả của các sai phạm... Đó là những biện pháp mà Thanh tra Xây dựng đã chỉ đạo xử lý rất có hiệu quả đối với các công trình xây dựng sai phép trong những năm qua. Đồng thời, làm tốt công tác quản lý cán bộ; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng
thẩm quyền, đầu tư cơ sở vật chất để các lực lượng làm công tác quản lý trật tự xây dựng đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Kịp thời khen thưởng các tập
thể, cá nhân có thành tích, đi đôi với kiểm điểm, xử lý tổ chức, cá nhân
không hoàn thành nhiệm vụ, buông lỏng quản lý, bao che, dung túng cho hành vi vi phạm trật tự xây dựng; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính,
bảo đảm trong sạch đội ngũ công chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng
đô thị.
- Công khai các quy hoạch và cắm mốc giới thực địa. Trên cơ sở quy
hoạch được công bố, cần tạo điều kiện và hướng dẫn cho nhân dân khi có
nhu cầu xây dựng, cải tạo và sửa chữa nhà ở; đơn giản, công khai, minh bạch các thủ tục khi cấp phép xây dựng. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử
dụng đất đai, kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng đất
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1.Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến quản
lý nhà nước về trật tự xây dựng, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm của quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng; quy trình quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; các nội dung trong quản lý nhà nước về trạt tự xây dựng; các yếu tốảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Trên cơ sở thực tiễn quản lý nhà nước về trật tự xây dựng ở Việt Nam và một số kinh nghiệm về công tác quản lý nhà
nước về trật tự xây dựng trên thế giới, nghiên cứu đưa ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho thành phố Hòa Bình.
2. Công tác quản lý xây dựng nói chung và quản lý đô thị, trật tự xây dựng
nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển đất nước và là một trong sự
những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương. Vi phạm trật tự xây dựng luôn là điểm nóng đối với các địa phương trong quá trình đô thị hóa.
Để hoạt động xây dựng, kiến tạo đi vào nền nếp ổn định, cần có nhiều giải pháp
đồng bộ, mà trước hết là tăng chi tiêu cho hoạt động quản lý trật tự xây dựng.
Để quản lý có hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng, các nhà làm chính sách nước ta cần bổ sung các chính sách tương ứng, chính quyền các đô thị cần “hiện đại hóa” năng lực trị lý và quản lý đô thị, và các chuyên gia quy hoạch cần đổi mới phương pháp luận quy hoạch. Bên cạnh đó cần phải có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cơ quan quản lý liên quan nhằm rà soát, kiểm tra lại việc thực hiện các công việc liên quan tới công tác quản lý quy hoạch đô thị, cấp phép xây dựng, những yếu tố bất hợp lý trong quá trình triển khai, thực hiện nhằm đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác.
Trong điều kiện tiến trình đô thị hóa phát triển với tốc độ cao, công tác
quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng ở thành phố Hoà Bình càng trở nên cấp bách
và quan trọng.Để công tác quản lý trật tự xây dựng trong thời gian tới thực sự đi
vào nền nếp, nhiệm vụ trọng tâm là cần có sự tập trung cao độ trong điều hành, quyết liệt trong chỉ đạo của chính quyền các địa phương; phát huy được vai trò phối hợp của các đoàn thể, ngành liên quan. Việc xử lý các công trình vi phạm cần phải nghiêm túc, kịp thời và kiên quyết, nhằm lập lại trật tự trong xây dựng, bảo đảm tuân thủ các quy định về xây dựng theo quy hoạch và xây dựng theo
giấy phép xây dựng. Các cấp chính quyền, Mặt trận, đoàn thể cần có kế hoạch triển khai sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng đến từng địa bàn dân cư; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự xây dựng, đất đai và các quy định có liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chấp hành pháp luật về xây dựng. Thực hiện việc rà soát các quy hoạch xây dựng trên địa bàn, điều chỉnh, lập mới các đồ án, quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, nhất là
các khu vực đất nông nghiệp nằm xen kẽ trong các quy hoạch chỉnh trang khu
dân cư để giải quyết nhu cầu đất ở cho người dân; thực hiện tốt việc theo dõi, cập nhật về tình hình xây dựng các công trình, cấp giấy phép xây dựng đúng quy định pháp luật. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo cho quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, nhà ở người dân đúng theo quy hoạch xây dựng, thiết kế kiến trúc được duyệt; kịp thời ban hành các quyết định xử lý, xử phạt theo quy định, kiên quyết phá dỡ các công trình xây dựng vi phạm theo pháp luật quy định; kiên quyết xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuộc quyền quản lý được phân công làm nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng và người đứng đầu UBND các địa phương khi có biểu hiện buông lỏng việc quản lý trật tự xây dựng, để xảy ra nhiều sai phạm. Tập trung rà soát, có giải pháp thiết thực xử lý đúng pháp luật các vụ việc vi phạm còn tồn đọng. Kiện toàn, tổ chức bộ máy quản lý trật tự xây dựng, bố trí cán bộ, công chức chuyên trách có đủ năng lực, trình độ chuyên môn làm công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn các xã, phường, thị trấn; bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại phòng chuyên môn của UBND các huyện,thành phố theo quy định.
3. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hiện nay bao gồm: (1) Cơ chế
chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động xây dựng;(2)Tổ chức
bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng, cơ sở vật chất về quản lý nhà nước về
trật tự xây dựng; (3) Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về
xây dựng (4) Ý thức và sự hiểu biết của chủ đầu tư (5) Giám sát của cộng đồng.
4. Để quản lý nhà nước về trật tự xây dựng của thành phố Hòa Bình
trong thời gian tới tốt hơn cần thực hiện các giải pháp như: i) Hoàn thiện quy hoạch phát triển đô thị, ii) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý cấp phép xây dựng, iii) hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, kiện toàn tổ
chức bộ máy trong quản lý trật tự xây dựng, iv) Tăng cường công tác thông tin
tuyên truyền, nâng cao ý thức tự giác của người dân trong chấp hành các quy định trong quản lý trật tự xây dựng; v) Đẩy mạnh phối hợp trong quản lý trật tự xây dựng.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với Bộ Xây dựng
Đề nghị Bộ Xây dựng sớm ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số
139/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật
liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ
tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà
và công sở thay thế Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 và Nghị
định số 108/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ để có cơ sở áp dụng
biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt bằng tiền thông qua các tổ
chức tài chính tín dụng.
5.2.2. Đối với UBND tỉnh
- UBND tỉnh sớm có quy định vềcơ chế hoạt động của Đội quản lý TTXD
đô thị tại thành phố, các huyện và các Tổ quản lý TTXD các xã, phường.
- Bổ sung thêm biên chế cho Phòng Quản lý đô thị thành phố và Thanh tra Sở Xây dựng đểtăng cường công tác kiểm tra công tác trật tự xây dựng.
- Đẩy mạnh lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị… làm cơ sở cho việc quản lý phát
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài Chính (2010). Thông tư liên tịch số 50/2010/TTLT-BXD- BTC ngày 14/4/2010 của Bộ Xây dựng và Bộ Tài Chính Hướng dẫn việcquản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
2. Bộ Xây dựng (2005). “Văn bản hướng dẫn về Quy hoạch xây dựng”. NXB Xây dựng 2005.
3. Bộ Xây dựng, Bộ Công an (2007). Thông tư liên tịch số 04/2007/TTLT/BXD- BCA ngày 07/07/2007 của Bộ Xây dựng và Bộ Công an hướng dẫn phối hợp xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xây dựng.
4. Bộ Xây dựng (2012). Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng hướng dẫn chi tiết một số nội dung của Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
5. Bộ Xây dựng (2014). Thông tư số 02/2014/TT-BXD ngày 12/02/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.
6. Bộ Xây dựng, Bộ Nội vụ (2015). Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BXD-BNV ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Xây dựng và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tinh về các lĩnh vực quản ý nhà nước thuộc ngành Xây dựng.
7. Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
8. Bộ Xây dựng (2016). Thông tư số 26/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
9. Chính phủ (2007). Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
10. Chính phủ (2012). Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;
11. Chính phủ (2015). Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
12. Chính phủ (2017). Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;
13. Luật Xây dựng số50/2014/QH13, ngày 18/6/2014, Hà Nội; 14. Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12, ngày 17/6/2009, Hà Nội.
15. UBND tỉnh Hòa Bình (2016). Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh Hòa Bình ban hành quy định một số nội dung về công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
16. UBND tỉnh Hòa Bình (2016). Quyết định số 55/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tinh ban hành quy định về cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
17. UBND tỉnh Hòa Bình (2016). Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh ban hành Quy định quản lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
18. UBND tỉnh Hòa Bình (2016). Quyết định số 57/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định phân công phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
PHỤ LỤC
Số: ...
PHIẾU ĐIỀU TRA
Tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hòa Bình I. Thông tin chung vềđầu tư
- Họ và tên: ...Nam/ nữ:... - Tuổi ... Dân tộc ...Tôn giáo: ... - Nghề nghiệp ... Chức vụ ... - Địa chỉ: ... thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình - Trình độ văn hóa:... - Trình độ học vấn:... Từ THCS trở xuống Tốt nghiệp THPT Trung cấp, cao đẳng Đại học và trên Đại học
II. Tình hình về trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã:
+ Xin ông (bà) cho biết :
1. Quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố diễn ra:
Nhanh Chậm Trung bình
2. Quá trình đô thị hóa có tác động đến TTXD không:
Ảnh hưởng nhiều Không ảnh hưởng
3. Theo ông bà các hành vi nào sau đây là vi phạm TTXD đô thị:
Công trình xây dựng theo quy định của pháp luật phải có Giấy phép xây dựng mà không có Giấy phép xây dựng:
- Công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp
- Công trình xây dựng sai thiết kế được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; sai quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với công trình xây dựng được miễn Giấy phép xây dựng):
- Công trình xây dựng có tác động đến chất lượng công trình lân cận; ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dân cư:
Tất cả các ý kiến trên: