Cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 86)

xây dựng

Có thể thấy hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay là Luật chờ Nghị định,

nghị định chờ thông tư hướng dẫn, thông tư hướng dẫn chưa đầy đủ khiến các cấp, ngành khi thực hiện lại phải chờ xin văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới thực hiện. Trong khi chờ đợi các văn bản hướng dẫn để hoàn thiện thủ tục thành lập

đội quản lý TTXD thì tình trạng vi phạm về TTXD sẽ còn diễn ra tràn lan do

thiếu lực lượng chuyên trách ngăn chặn và xửlý vi phạm.

Bất cập trong công cụ pháp luật cũng là một nguyên nhân quan trọng ảnh

hưởng đến công tác cấp phép xây dựng. Việc thường xuyên thay đổi những quy chế mới, tiêu chuẩn mới về định mức, tiêu chuẩn mới, đơn giá hay hình thức xử lý vi phạm... Khiến việc thẩm định hồ sơ và tính toán chi phí xây dựng cho từng

công trình và hạng mục công trình của các chủ đầu tư phải tính lại nhiều lần, gây

mất thời gian và tăng chi phí

Quy định pháp luật chưa thực sự rõ ràng khiến cho việc hiểu sai hoặc vận

dụng ở các đơn vị là khác nhau, tạo kẽ hở cho việc vi phạm trật tự xây dựng diễn

ra. Cụ thể tại thông tư số 02/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 121/2013/NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng (có hiệu lực từ ngày 30-11-2013) quy định về cách tính giá trị phần xây dựng sai phép, không phép làm cơ sở để tính số tiền phạt mà chủ đầu tư công trình phải nộp cho Nhà nước và chỉ áp dụng hình thức đóng tiền phạt để tồn tại phần nhà trái phép đối với

trường hợp công trình vi phạm được phát hiện khi công trình đã hoàn thành, đưa

vào sử dụng hoặc khi hành vi vi phạm đã kết thúc. Quan điểm này không khác gì

cho phép được nộp phạt để các công trình xây dựng trái phép được tồn tại và cho

thấy nhiều nơi đang bất lực khi thi hành pháp luật về TTXD. Vì các trường hợp xây dựng trái phép đều được nộp phạt thì dẫn đến “nhờn luật”. Từ đó phải xem xét từng trường hợp cụ thể, trường hợp nào cho phép nộp phạt để tồn tại, trường hợp nào có thể tịch thu xung công ích hoặc nếu không đáng thì lên phá, nếu không nó sẽ tạo điều kiện cho các chủđầu tư sẵn sàng nộp tiền phạt để vi phạm. Mặt khác, mức quy định xử phạt hành chính trong hoạt động xây dựng như hiện nay có một số mức còn nhẹ, vì vậy chưa dăn đe được các chủ đầu tư vi phạm (Phạm Sỹ Liêm, 2014).

Văn bản hướng dẫn cấp phép xây dựng các công trình nhà ở của nhân dân tại một số khu vực chưa có quy hoạch chi tiết hoặc khu có mặt cắt đường từ 22,5m trở lên hoặc chiều cao nhà từ 5 tầng trở lên trên địa bàn thành phố

phải thỏa thuận xin ý kiến của Sở Xây dựng dẫn đến mất nhiều thời trong thủ

tục cấp phép.

4.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng, cơ sở vật chất phục vụ công tác trật tự xây dựng

4.2.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa

bàn thành phố Hòa Bình

Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý trật tự xây dựng

Từ sơ đồ trên ta có thể thấy: Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân thành phố, Sở Xây dựng trong công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình; Công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng được thực hiện thường xuyên, liên tục thống nhất đúng thẩm quyền, phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

UBND tỉnh

Sở Xây dựng UBND thành phố

Thanh tra Xây dựng UBND phường Phòng Quản lý đô

thị thành phố

UBND xã Đội quản lý trật tự

đô thị Đội số 1 Đội số 2

UBND tỉnh

Sở Xây dựng và Uỷ ban nhân thành phố cùng thực hiện việc quản lý, chỉ đạo Thanh tra Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị thành phố và Đội quản lý trật tự trong quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố, cụ thể:

- Sở Xây dựng chỉ đạo Chánh Thanh tra Sở xây dựng quản lý, chỉ đạo Đội

thanh tra xây dựng về tổ chức, chuyên môn nghiệp vụ, đôn đốc Đội Thanh tra xây

dựng kiểm tra thường xuyên, hàng ngày việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng đối với việc xây dựng các công trình trên địa bàn, lập hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng theo quy định và chuyển hồ sơ đến Uỷ ban nhân dân các cấp để xử lý theo thẩm quyền và theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

- Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo, điều hành Đội quản lý trật tự thành

phố phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự

trên địa bàn theo quy định của pháp luật (Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn do Đội Quản lý trật tự

thành phốchuyển đến để xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo thẩm quyền và theo

trình tự, thủ tục được pháp luật quyđịnh).

- Phòng Quản lý đô thị thành phốchịu sự quản lý, chỉ đạo của Sở Xây dựng

về tổ chức chuyên môn nghiệp vụ; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban nhân dân

thành phố về quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.

4.2.2.2. Các cơ quan quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành

phố Hòa Bình

a. Phòng Quản lý đô thị thành phố Hòa Bình

Phòng Quản lý đô thị thành phố Hòa Bình là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của UBND thành phố Hòa Bình, sự

chỉđạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Sở Xây dựng Hòa Bình.

* Chức năng của Phòng

Giúp UBND thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quy hoạch, xây dựng, kiến trúc, phát triển đô thị, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, giao thông, hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị, công viên cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị).

* Nhiệm vụ của phòng:

Quản lý xây dựng, cơ sơ hạ tầng, quy hoạch kiến trúc, nhà ở… trong đó,

+ Thụ lý hồ sơ cấp phép xây dựng, hồsơ cấp phép đào đường, hè phố, hồ

sơ cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trình UBND thành phố quyết định theo

phân cấp của UBND thành phố.

+ Phối hợp Thanh tra chuyên ngành, Công an thành phốvà UBND phường kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ và sử dụng các công trình hạ tầng

kỹ thuật đô thị, phối hợp kiểm tra quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố.

+ Kiểm tra các chủđầu tư thực hiện đúng trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản.

+ Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, quản lý hồ sơ tài

liệu khảo sát, thiết kế xây dựng, hồ sơ hoàn công các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của UBND thành phố. Hướng dẫn lập Dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật các công trình xây dựng, thẩm định Thiết kếcơ sở, Thiết kế bản vẽ thi

công các công trình được thành phố phân cấp

b. Đội trật tự đô thị

Đội Trật tự đô thị là đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hoà Bình, thực

hiện chức năng kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về

kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng nhà ở, công sở, môi trường và công tác vệsinh đô thị, trật tự an toàn giao thông trên phạm vi thành phốđể báo

cáo các cơ quan chức năng và UBND thành phố Hoà Bình xử lý theo quy định

của pháp luật.

Đội Trật tự đô thị chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của UBND

thành phốđồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của các Sở: Xây dựng, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường.

* Nhiệm vụ.

- Giúp UBND thành phố xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra việc

chấp hành các quy định của nhà nước trên các lĩnh vực quản lý đô thị.

- Kiểm tra, phát hiện, lập biên bản đề nghị xử lý vi phạm hành chính đối với

các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực sau:

+ Vi phạm các quy định về quản lý công trình hạ tầng cơ sở, vi phạm lấn

chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, lấn chiếm vỉa hè gây cản trở

giao thông.

+ Quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Các vi phạm trong quản lý và sử dụng công trình hạ tầng cơ sở, các công trình công cộng, quản lý, sử dụng nhà ở.

+ Các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, sử dụng đất đai không đúng

mục đích, chuyển dịch mốc giới, lấn chiếm đất công.

+ Các vi phạm trong hoạt động:

` Quy hoạch, cải tạo, sửa chữa, xây dựng các công trình mới, các quy định

của nhà nước về quản lý xây dựng, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đá, không

gian kiến trúc.

` Hành lang an toàn giao thông, đê điều, vi phạm các quy định về bảo vệ

các công trình quốc phòng, an ninh khu di tích lịch sửvăn hoá.

` Bảo vệ vệsinh môi trường, cây xanh, cảnh quan đô thị.

- Thực hiện chếđộ thông tin, báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ vềlĩnh

vực được giao với UBND thành phố Hoà Bình và với các Sở: Xây dựng, Giao

thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND thành phố Hoà Bình giao.

c. UBND các phường, xã

- Chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng (không phân biệt nguồn vốn) phát sinh trên địa bàn thuộc quyền quản lý (bao gồm cả các công trình do Sở Xây dựng và UBND cấp huyện cấp phép).

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra các công trình, nhà ở

riêng lẻđang thi công xây dựng trên địa bàn (trừ các công trình thuộc dự án đầu

tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang

bộ, Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư và các

công trình do Sở Xây dựng, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Chủ tịch UBND cấp huyện chủ trì kiểm tra).

- Phối hợp với các cơ quan chủ trì kiểm tra công trình, nhà ở riêng lẻ trên

địa bàn.

- Bố trí công chức thường xuyên kiểm tra tình hình xây dựng trên địa bàn do mình quản lý nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm trật tự xây dựng.

- Chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phụ

trách và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp huyện nếu để xảy ra vi

+ Không phát hiện kịp thời công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng sai giấy phép xây dựng, trái phép trên đất nông nghiệp chưa cho phép chuyển đổi mục

đích sử dụng đất.

+ Không phát hiện, báo cáo kịp thời công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý. Không tổ chức triển khai thực hiện việc phá dỡ theo quyết định cưỡng chế phá dỡ của cấp có thẩm quyền.

+ Không chỉ đạo xử lý dứt điểm công trình xây dựng đã bị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm nhưng vẫn tiếp tục tái phạm tại hiện trường.

- Thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt

động xây dựng theo quy định. Trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải lập thủ tục và chuyển ngay hồsơ vi phạm hành chính cho cấp có thẩm quyền để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Tổng hợp tình hình xử lý trật tự xây dựng trên địa bàn, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện theo định kỳtháng, quý, năm và đột xuất khi có yêu cầu.

d. Thanh tra xây dựng

Thanh tra xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc và chịu sự chỉ đạo, trực tiếp, toàn diện của Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng thực hiện mối quan hệ phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý tình hình trật tự xây dựng trên địa bàn.

Chỉ đạo Đội thanh tra xây dựng cấp huyện xây dựng kế hoạch kiểm tra

và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra một cách thường xuyên đối với hoạt

động xây dựng trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Đội thanh tra xây dựng cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, lập hồ sơ biên bản vi phạm trật tự

xây dựng, chuyển hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng và đề xuất biện pháp xử

lý(trong vòng 24 giờ kể từ khi lập biên bản) đến chủ tịch uỷ ban cấp huyện hoặc Chủ tịch uỷ ban nhân cấp xã để xử lý theo thẩm quyền.

Chỉ đạo Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện bố trí các Tổ công tác của

Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện đặt tại địa bàn một hoặc nhiều xã, phƣờng,

thị trấn để phối hợp với uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm quản lý

trật tự xây dựng trên địa bàn.

Chỉ đạo, đôn đốc Đội Thanh tra xây dựng cấp huyện tổng hợp, báo cáo

Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng về tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, tham mưu đề xuất các giải pháp

quản lý đảm bảo hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo

định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất của Sở Xây dựng, Thanh tra Sở xây dựng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

4.2.2.3. Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn

thành phố Hòa Bình

Từ khi có Luật Xây dựng ban hành năm 2003 và sau đó được thay thế bằng Luật Xây dựng ban hành năm 2014, Bộ Xây dựng đã chủ trì soạn thảo các thông tư, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị.

Ngoài ra Bộ Xây dựng còn phối hợp với nhiều Bộ, ngành soạn thảo các

văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý đất đai, quản lý

trật tự đô thị, cải cách thủ tục hành chính, quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...

Về phía tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số

47/2016/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy

định về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số

55/2016/QĐ-UBND ngày 27/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định về

cấp giấy phép quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số

56/3016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định quản

lý cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình; Quyết định số

57/2016/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh ban hành quy định phân

công, phân cấp quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Sở Xây dựng đã ban hành các hướng dẫn triển khai các công tác liên quan đến việc lập và quản lý quy hoạch xây dựng, cấp giấy phép xây dựng đáp ứng kịp thời cho việc đưa các quy định của nhà nước đi vào cuộc sống

UBND thành phố cũng đã tích cực chỉ đạo phòng ban chuyên môn xây dựng các văn bản triển khai, đã xây dựng Quy chế đô thị, trong đó có các nội dung quy định về trật tự xây dựng đô thị và văn hóa đô thị tuy nhiên các nội dung vẫn còn sơ sài, chưa đi vào chi tiết từng công việc cụ thể.

Đến nay khung pháp lý để quản lý quy hoạch xây dựng cơ bản đã đầy đủ tuy nhiên Bộ Luật Dân sự, Luật Đất đai, môi trường, luật xây dựng, kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)