Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xâydựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 96)

Hiện nay, Phòng Quản lý đô thị thành phố chỉ có 12 cán bộ chuyên môn

trong đó có 03 lãnh đạo phòng, với lượng công việc tương đối nhiều của một đô

thị trẻ, công việc quản lý nhà nước nhiều mảng gồm: giao thông, xây dựng, quy hoạch, kiến trúc, trật tự giao thông, xây dựng, dịch vụcông ích điện, môi trường,

cây xanh, thoát nước .... Do đó sự phối hợp chuyên môn và công tác tuần tra,

kiểm sát, xử lý trật tự xây dựng đôi lúc còn chưa kịp thời, thiếu sót.

Đối với công tác cấp phép cũng khó khăn khi chỉ có 01 cán bộ tiếp nhận và xử lý, dẫn đến cán bộ thụ lý hồsơ làm không kịp với số hồsơ mỗi ngày càng

nhiều, chưa tính đến các hồsơ tồn đọng qua các tháng vì chưa hợp lệ trả lại, chủ

yếu là thủ tục vềđất đai, mà thủ tục xác minh và giải quyết về đất đai thì mất rất nhiều thời gian vì liên quan đến phối hợp của các cơ quan khác như Phòng Tài

nguyên-Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất ... Có thể nói thiếu cán bộ là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác thụ lý hồ sơ cấp GPXD đôi lúc bị chậm trong thực hiện thủ

tục hành chính một cửa về cấp GPXD.

Đối với thành phố Hòa Bình việc không có thanh tra viên về trật tự xây dựng hiện nay làm cho công tác này xử lý chậm và không hiệu quả vì chỉ trong một thời gian ngắn nếu không được xử lý kịp thời công trình xây dựng có thể thực

hiện được mục đích lấn chiếm của mình như đổ trụ, lấn ban công, đất công ... Còn

đối với các xã, phường do chức danh cán bộ phụ trách xây dựng chưa được bổ

sung, kiện toàn trong biên chế của các xã, chỉ được kiêm nhiệm do chức danh cán bộ địa chính, vì vậy người được làm nhiệm vụ phụ trách xây dựng cũng không

yên tâm công tác và mong muốn làm vị trí khác ổn định hơn, vì vậy có địa phương

đôi lúc còn buông lỏng công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng.

Về Phía Sở Xây dựng là cơ quan giúp việc cho UBND tỉnh trong công tác kiến trúc, quy hoạch được quy định tại Quyết định số 13/2016/QĐ

21/4/2016 của UBND tỉnh Hoà Bình về việc ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình,

Các phòng ban chuyên môn của Sở Xây dựng có liên quan đến quản lý trật

tự xây dựng gồm các phòng Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Phòng

Quản lý hoạt động xây dựng và Thanh tra. Đội ngũ các bộ có chuyên môn theo quy định cơ bản đủ tuy nhiên đều mới tham gia công tác quản lý, chưa có nhiều thực tiễn kinh nghiệm nên việc chủ động đề xuất các hoạt động phục vụ cho công tác quản lý hạn chế, mặt khác một số nhiệm vụ không được phân định cụ thể cho các phòng dẫn đến tính hệ thống thông tin trong công việc bị gián đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết công việc.

Hiện tại việc phân cấp quản lý giữa Sở và Chính quyền thành phố trong

công tác lập, thẩm định các đồ án quy hoạch đô thị và cấp phép xây dựng còn chưa rõ ràng chính vì vậy việc quản lý cảnh quan, không gian, mĩ thuật công trình trong đô thị gặp rất nhiều khó khăn.

Đội ngũ cán bộ hiện tại còn chắp vá, chênh lệnh về khoảng cách và tuổi tác nên

sự phối hợp trong công việc có nhiều khó khăn. Người có kinh nghiệm lâu năm thì có

trách nhiệm cao, nhưng sức khoẻ hạn chế, sự nhiệt huyết chủđộng sang tạo, cập nhất cái mới chậm nên hiệu quả công việc không có nhiều đột phá. Người trẻ tuổi năng động thì lại thiếu thực tiễn, kinh nghiệm nên nhiều việc làm nhanh nhưng dễ sai sót,

dẫn đến phải sửa chữa khắc phục. Thể hiện ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. Đánh giá năng lực ca cán b qun lý xây dng

TT Tiêu chí đánh giá Tổmng sẫu ố Mức đánh giá

Tốt Trung bình Yếu

1 Hiểu biết pháp luật về quản lý xây dựng

90 81 7 2

2 Trình độ chuyên môn 90 68 17 5

3 Ý thức trách nhiệm 90 62 21 7

4 Đạo đức nghề nghiệp 90 77 12 1

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 95 - 96)