Ở Việt Nam, trong thời gian qua, việc nghiên cứu về hoạt động quản lý trật tự
xây dựng nhìn chung còn mới mẻ, chưa được quan tâm đầy đủ, do trên thực tế những công trình khoa học nghiên cứu hoạt động thanh tra xây dựng còn rất ít.
Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy, các công trình khoa học nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hai nhóm:
- Nhóm nghiên cứu về pháp luật xây dựng nói chung như: Đề tài khoa
học "Xác định mức độ thất thoát trong đầu tư xây dựng" của Tổng Hội xây
dựng Việt Nam (năm 2005); “Phòng, chống tham nhũng trong xây dựng cơ bản” của tác giả Lê Thế Tiệm; Bài giảng môn học “Pháp luật và quản lý đô thị
” của TS.KTS Lê Trọng Bình Trường Đại học Kiến trúc...
- Nhóm nghiên cứu về quản lý trật tự xây dựng cụ thể là nghiên cứu về thanh tra xây dựng hiện nay còn rất ít công trình khoa học nghiên cứu. Nhóm này có một số công trình như: Thanh tra Nhà nước (2007): "Những nội dung
cơ bản của Luật thanh tra" - Sách hướng dẫn nghiệp vụ. Nguyễn Ngọc Tản
"Một số vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra” - Tạp chí Thanh tra số 1 – 2007; Luận văn “Hoàn thiện pháp luật về Thanh tra xây dựng ” của TS. Nguyễn Văn Kim...
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích lý giải nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra và thực trạng của thanh tra và pháp luật về thanh tra nói chung. Tuy nhiên, các công trình
đó chưa đề cập cụ thể đến những vấn đề của hoạt động thanh tra chuyên
ngành trong lĩnh vực xây dựng vốn được coi là một trong những vấn đề bức
xúc của công tác thanh tra hiện nay. Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu
những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thanh tra xây dựng ở nước
ta hiện nay để từđó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý trật tự xây dựng đô thị.
Mặc dù vậy, những công trình khoa học đã được công bố nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của luận văn.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU