Nguyên tắc trong quản lý Nhà nước về trật tự xâydựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 31)

2.1.3.1. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

a. Trong quá trình tiến hành xử phạt vi phạm hành chính người có thẩm quyền phải tuân thủ các nguyên tắc sau

- Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị

đình chỉ ngay. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành kịp thời, công minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính do người có thẩm quyền tiến hành theo

đúng quy định của pháp luật.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm

hành chính do pháp luật quy định.

- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Tổ chức, cá nhân

có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử lý từng hành vi vi phạm. Nhiều tổ chức, cá nhân cùng thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì mỗi tổ chức, cá nhân đều bị xử phạt.

- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi

phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích đáng.

- Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế

cần thiết, sự kiện bất khả kháng, vi phạmhành chính khi đang mắc bệnh tâm thần

hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

b. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

Theo quy định tại Điều 3, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017

của Chính phủ quy định như sau:

- Hình thức xử phạt chính:

+ Cảnh cáo;

+ Phạt tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng

đến 24 tháng.

- Biện pháp khắc phục hậu quả: Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính,

ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

+ Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;

+ Buộc nộp lại số lợi bấthợp phápcó được do thực hiện vi phạm hành chính;

+ Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;

c. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng

* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền:

+ Đến 300.000.000 đồng đối với lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh

khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở;

+ Đến 1.000.000.000 đồng đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b ở trên.

* Thẩm quyền xử phạt của Chánh thanh tra Sở Xây dựng

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành

nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b ở trên.

* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành

nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b ở trên.

* Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Cảnh cáo.

- Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

- Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b ở trên.

d. Trình tự xử phạt vi phạm hành chính

- Lập biên bản vi phạm hành chính:

- Thời hạn ra quyết định xử phạt:

- Chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

đ. Các hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng

- Thi công xây dựng không che chắn hoặc có che chắn nhưng để rơi vãi vật

liệu xây dựng xuống các khu vực xung quanh hoặc để vật liệu xây dựng không

đúng nơi quy định. Căn cứ vào loại công trình xây dựng, địa điểm xây dựng mà các đối tượng vi phạm có thể phải chịu mức phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất

công trình lân cận (mà các bên không thỏa thuận được việc bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự); gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác. Căn cứ vào loại công trình xây dựng, địa điểm xây dựng mà các đối tượng vi phạm có thể phải chịu mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

- Nhà thầu tiếp tục thực hiện thi công xây dựng công trình mà chủ đầu tư

công trình đó đã bị lập biên bản vi phạm hành chính phải chịu mức phạt từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.

2.1.3.2. Nguyên tắc phân cấp trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng

- Sở Xây dựng chỉ đạo, quản lý các Đội TTXD cấp huyện về tổ chức bộ

máy; chuyên môn nghiệp vụ; đôn đốc các Đội TTXD kiểm tra thường xuyên hàng ngày các công trình xây dựng, lập hồ sơ vi phạm chuyển UBND các cấp xử lý. UBND cấp huyện chỉ đạo, điều hành Đội TTXD cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn theo quy chế phối hợp do UBND Thành phố ban hành; phối hợp với UBND cấp phường, xã để quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn. Tiếp nhận hồ sơ hoặc chỉ đạo UBND xã tiếp nhận hồ sơ vi phạm trật tự xây dựng do Đội TTXD chuyển đến để xử lý theo thẩm quyền.

Thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm trật tự xây dựng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Điều 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77 và Điều 78

của Nghị định 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ Quy định xử

phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển

nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; khoản 1, Điều 38 Luật Xử lý vi phạm

hành chính 2012.

2.1.3.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng

Theo Điều 4, Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 23/11/2016 của

UBND tỉnh Hòa Bình ban hành, quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm trật tự xây dựng như sau:

- Công trình, bộ phận công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng phải được phát hiện, lập biên bản, ngăn chặn, xử lý kịp thời và triệt để theo đúng quy định của pháp luật về xây dựng;

- Việc xử lý công trình vi phạm trật tự xây dựng phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục được pháp luật quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và công dân cùng tham gia giám sát các hoạt động về xây dựng trên địa bàn;

- Mọi thông tin phản ánh về công trình vi phạm trật tự xây dựng đều phải

được kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

- Quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế phá dỡ và các văn

bản thông báo thời gian tổ chức cưỡng chế phải được gửi cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo đúng quy định và phải được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã (nơi có công trình vi phạm) để mọi tổ chức, công dân biết và giám sát thực hiện;

- Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà

thầu tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có hành vi vi phạm pháp luật

về trật tự xây dựng phải bị xử lý và công bố công khai hành vi vi phạm trên trang tin điện tử của Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Xây dựng theo quy định;

- Trường hợp xử lý đối với công trình vi phạm qua thông tin phản ánh do

các tổ chức hoặc cá nhân chuyển đến thì phải thông báo kết quả xử lý đến tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin được biết để tiếp tục tham gia giám sát.

2.1.3.4. Nguyên tắc công khai, minh bạch

- Quản lý trật tự xây dựng là việc các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm

quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc chấp hành của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng công trình tuân thủ giấy phép xây dựng, quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị được phê duyệt.

- Việc kiểm tra trật tự xây dựng được thực hiện công khai, minh bạch,

khách quan, đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Việc kiểm tra trật tự xây dựng đối với các công trình xây dựng được tiến

hành thường xuyên từ khi khởicông đến khi hoàn thành việc xây dựng nhằm kịp

thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, bảo đảm ổn trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh, hạn chế thiệt hại, tổn

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, kịp thời, đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

2.1.3.5. Nguyên tắc phối hợp

- Công tác phối hợp phải đồng bộ, thống nhất, đúng chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn của Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, ban, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo kịp thời trong quá trình kiểm tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng.

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Sở Xây

dựng, Thanh tra Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp

xã, ban, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết công việc, tránh

chồng chéo, đùn đẩy trong việc quản lý trật tự xây dựng.

- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện

đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định.

- Mọi hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong phạm vi quản lý Nhà

nước về trật tự xây dựng phải được kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và được thông tin bằng văn bản về hành vi vi phạm trật tự xây dựng đến các cơ quan liên quan biết để phối hợp xử lý.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thống nhất chỉ đạo quản lý trật tự xây dựng

trên địa bàn mình quản lý. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao nhiệm vụ cho Phòng chuyên môn, đơn vị phụ trách quản lý trật tự xây dựng cấp huyện và Ủy ban

nhân dân cấp xã có trách nhiệmphối hợp kiểm tra, xửlý về tình hình vi phạm trật

tự xây dựng trên địa bàn quản lý. Chỉ đạo Phòng chuyên môn, đơn vị phụ trách quản lý trật tự xây dựng cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Thanh tra Sở Xây dựng trong việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được pháp luật quy định.

- Mọi biện pháp xử lý hoặc kiến nghị, đề xuất xử lý phải được các thành

viên bàn bạc, dân chủ, công khai, đặc biệt là phải có sự thống nhất giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp theo đúng quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 26 - 31)