Kinh nghiệm quản lý nhà nước về trật tự xâydựng tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 55)

phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Trước đây, đội ngũ quản lý trật tự xây dựng tại Hà Nội đặt ở quận huyện.

chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng, có hiệu lực từ ngày 15-5-2013,

TP Hà Nội đã phải làm thủ tục, hồ sơ tiếp nhận - bàn giao lực lượng Thanh tra

Xây dựng (từ các quận, huyện, thị xã) về Sở Xây dựng đối với 1.364 cán bộ, công chức trong danh sách đủ điều kiện tiếp nhận theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, Thanhtra Xây dựng thành phố hình thành các đội thanh tra xây dựng

quận, huyện để quản lý địa bàn.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, mô hình này dần xuất hiện nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa lực lượng quản lý trật tự xây dựng và chính quyền cấp xã, huyện còn thiếu chặt chẽ nên hiệu quả xử lý vi phạm chưa cao; số vụ vi phạm, đặc biệt là các vụ việc nghiêm trọng không giảm.

Do đó, để quản lý trật tự xây dựng và hoạt động của Thanh tra Xây dựng hiệu quả, thống nhất, phân định rõ trách nhiệm, TP Hà Nội đã chỉ đạo Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã rà soát, đề xuất thành phố mô hình quản lý hiệu quả; trực tiếp chỉ đạo, điều hành Đội thanh tra xây dựng địa bàn; kiểm tra, phát hiện,

đề xuất xử lý vi phạm về Thanh tra Xây dựng. Sở Xây dựng hướng dẫn chuyên

môn, nghiệp vụ, quản lý biên chế của lực lượng này…

Tất nhiên, dù có điều chỉnh lại tổ chức bộ máy nhưng nếu thành phố không cá thể hóa được trách nhiệm thực thi công vụ thì khó hạn chế được vi phạm. Cùng quan điểm này, lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng, địa bàn nào để xảy ra vi phạm nghiêm trọng, cán bộ phụ trách địa bàn đó sẽ bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm. Trường hợp buông lỏng quản lý, để xảy vi phạm, cán bộ đó sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Nếu thực hiện được quy định này, chắc chắn trách nhiệm của cán bộ quản lý trật tự xây dựng sẽ khác và tỷ lệ công trình vi phạm sẽ giảm.

Tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2017, Chính phủ

đã thống nhất, trong khi chưa sửa đổi Nghị định số 26/2013/NĐ-CP và Nghị định

số 37/2014/NĐ-CP, Chính phủ đồng ý cho phép thí điểm thành lập Đội quản lý

trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện tại TP Hà Nội. Tuy nhiên, nội dung thí điểm phải bảo đảm không trái với quy định của các luật liên quan. Thời gian thực hiện thí điểm trong 2 năm.

Chính phủ giao UBND Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng Đề án thí điểm tổ chức Đội quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện tại Thành phố Hà Nội. Trong đó, cần

làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thẩmquyền xử phạt, cơ cấu tổ chức, mối quan hệ công tác với Thanh tra Sở Xây dựng và cơ quan liên quan, bảo đảm không tăng biên chế;

Nhiệm vụ, quyền hạn chính của Đội quản lý trật tự xây dựng cấp huyện sẽ là: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị…; thực hiện kiểm tra chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng trên địa bàn về việc chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự xây dựng, xử lý các hành vi vi phạm; đội trưởng được xử phạt tiền với các hành vi vi phạm; được yêu cầu các cơ quan Nhà nước cung cấp các tài liệu lên quan đến việc xây dựng công trình; lập hồ sơ vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động xâydựng của chủ đầu tư và nhà thầu có dấu hiệu cấu thành tội phạm để kiến nghị Chủ tịch UBND Thành phố xử lý…

Theo các chuyên gia, chuyển đội ngũ quản lý trật tự xây dựng đô thị về địa phương là giải pháp tốt. Bởi rõ ràng, đội ngũ này “nằm” tại địa bàn sẽ bám sát cơ sở hơn, dễ phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm xây dựng. Thực tế, số giấy phép xây dựng do quận, huyện cấp chiếm số lượng lớn nhưng lực lượng kiểm tra

lại mỏng, khó kiểm soát hết.

2.2.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa-

khoa học công nghệ của cả nước có quy mô phát triển và tốc độ xây dựng rất

nhanh, thu hút một lực lượng lớn người lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước về

làm việc, sinh sống và các nguồn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. Từ

tình hình đó, dẫn đến nhu cầu nhà ở của người dân rất lớn. Do nhiều nguyên nhân

khách quan, chủ quan, việc xây dựng các công trình dịch vụ, công cộng và nhà ở

thường xảy ra tình trạng xây dựng không phép, sai phép tại một số địa bàn quận,

huyện không đảm bảo trật tự xây dựng đô thị, tác động đến cảnh quan môi trường

đô thị và không đúng quy hoạch xây dựng.

Theo Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, trong 9 tháng năm 2017, thanh tra xây dựng đã phát hiện 2.545 trường hợp vi phạm xây dựng, tăng 355 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016, trong đó xây dựng sai phép là 856 trường hợp. Các quận có tình trạng xây dựng sai phép tăng cao như quận 9 (106 trường hợp, tăng 72); quận 7 (85 trường hợp, tăng 50), quận Gò Vấp (62 trường hợp, tăng 32). Thanh tra Xây dựng cũng phát hiện 1.216 trường hợp xây dựng không phép, tăng 135 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016, trong đó nhiều nhất là Củ Chi

(281 trường hợp, tăng 180), Cần Giờ (92 trường hợp, tăng 55), quận 9 (61 trường hợp, tăng 40).

Theo Phó Chủ tịch UBND quận 9, tình trạng xây dựng không phép tập trung ở các phường có diện tích rộng như Long Phước, Long Trường, Trường Thạnh. Một số trường hợp xây dựng không phép xảy ra trên đất thuộc quy hoạch khu trung tâm hành chính của quận. Quy hoạch này kéo dài gần 20 năm, đến lúc người dân sửa chữa nhà không được buộc phải xây mới, dẫn đến xây dựng không phép. Bên cạnh đó, sự gia tăng đột biến của người lao động ngoại tỉnh đã kéo theo nhu cầu lớn về nhà ở.

Tình trạng xây dựng không phép tăng ở năm xã thuộc quy hoạch khu đô thị Tây Bắc Củ Chi. Quy hoạch hiện nay là cây xanh, không thể cấp phép xây dựng trong khi nhu cầu xây nhà của người dân là có thật, không cho thì bà con cũng lén xây. Củ Chi cũng là địa phương bị ảnh hưởng bởi cơn sốt đất trong thời gian qua.

Lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép diễn biến ngày càng phức tạp, Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn cho rằng, theo Luật Thanh tra, lực lượng thanh tra chỉ có ở hai cấp là Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Vì vậy, lực lượng TTXD hiện nay trực thuộc Sở Xây dựng, còn ở cấp quận, huyện thì không có bộ máy này nên khó khăn trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở cơ sở. Chỉ khi chuyển lực lượng TTXD trực thuộc Sở Xây dựng về các quận, huyện, trở thành cán bộ trật tự đô thị nhưng vẫn bảo đảm chức năng nhiệm vụ về quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thì việc quản lý sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, cơn sốt đất cũng là nguyên nhân khiến xây dựng trái phép gia tăng. Nhiều gia đình xây nhà không phép để đón đầu hưởng mức bồi thường, hoặc chuyển nhượng bằng giấy viết tay.

Theo các chuyên gia, nhu cầu về nhà ở là có thật và chính đáng của người dân. Trong tình trạng giá bất động sản liên tục leo thang, các dự án nhà ở để phục vụ cho người có thu nhập thấp quá ít, không đáp ứng được yêu cầu cho nên người dân buộc phải chấp nhận rủi ro xây nhà không phép, sai phép để đáp ứng chỗ ở. Do vậy, giải pháp căn cơ và bền vững vẫn là phải thực hiện hiệu quả chính sách về nhà ở cho người thu nhập thấp.

Mới đây, tại buổi làm việc với các địa phương gia tăng tình trạng xây dựng sai phép, không phép, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, muốn hạn chế xây dựng trái phép, trước hết thủ tục cấp phép phải giải quyết tốt, nhanh

hơn, ít phiền hà, bớt những thủ tục không cần thiết. Phải có giải pháp xử lý răn đe, nếu cần có thể khởi tố hình sự đối với các trường hợp đầu nậu, lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trục lợi, phân lô hạ tầng không hoàn chỉnh, có khi không có hạ tầng để người nghèo mua đất xây nhà không phép. Sở Xây dựng cần áp dụng công nghệ kỹ thuật để quản lý tốt hơn; cần người giỏi để quản lý chứ không cần số lượng. Việc cấp phép xây dựng trực tuyến là một giải pháp hiệu quả để giúp người dân rút ngắn thời gian khi xin phép xây dựng.

Để lập lại trật tự xây dựng, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh yêu cầu bí thư các quận ủy, huyện ủy của thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, nắm chắc tình

hình xây dựng không phép, sai phép trên địa bàn để có phương án xử lý theo hướng

đồng bộ, quy hoạch đất và thủ tục để nhân dân xây dựng nhà theo nhu cầu, đúng quy hoạch, quy định, ổn định đời sống. Lãnh đạo triển khai thực hiện các giải pháp

chấn chỉnh, bảo đảm bám sát quy chế, chương trình, kế hoạch hành động của các

cấp đã đề ra nhằm kéo giảm số vụ vi phạm xây dựng trên địa bàn.

2.2.2.3. Kinh nghiệm của thành phố Hải phòng

Sở Xây dựng Hải phòng cho biết, năm 2016, trên địa bàn thành phố có

5179 công trình xây dựng, trong đó tới 1010 vụ vi phạm trật tự xây dựng (TTXD), chiếm tỷ lệ 19,5%. Trong số này, 449 công trình xây dựng không phép; 503 công trình sai phép, chiếm gần 50% (gồm vượt tầng, vi phạm chỉ

giới, mật độ xây dựng; xây tạo buồng trên ban công…); 58 công trình xây

dựng trên đất không được phép xây dựng…

Kết quả xử lý cho thấy, 900 công trình bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 7,85 tỷ đồng, thu nộp 5,85 tỷ đồng. Đồng thời, ban hành 799 quyết định đình

chỉ thi công. Chỉ có 219 công trình được xử lý triệt để (trong đó 145 công trình

được bổ sung, điều chỉnh giấy phép xây dựng; 79 công trình do chủ đầu tư tự tháo dỡ hoặc chính quyền tổ chức tháo dỡ).

Vấn đề quan tâm là có tới 791 công trình chưa được xử lý triệt để. Trong đó, 39 công trình vi phạm nổi cộm cần xử lý, tháo dỡ. Hiện đã và đang xử lý 22/39

công trình này.

Liên quan tới tình hình vi phạm trật tự xây dựng, nhiều tập thể, cá nhân phải chịu trách nhiệm. Cụ thể, từ đầu năm đến nay, UBND thành phố có 4 văn bản chỉ đạo kiểm điểm địa phương có công trình vi phạm. Theo đó, Sở Xây dựng kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với lãnh đạo Sở, Thanh tra Sở; kiểm điểm 2 tập thể (đội

Thanh tra Xây dựng số 4 và số 8); kỷ luật 2 lãnh đạo đội với hình thức khiển trách

và cảnh cáo; kiểm điểm rút kinh nghiệm 4 công chức Thanh tra Xây dựng; điều

động 7 công chức sang vị trí công tác khác. Huyện Thủy Nguyên kiểm điểm trách

nhiệm đối với tập thể và cá nhân cán bộ, công chức Phòng kinh tế-Hạ tầng; Chủ

tịch UBND và cán bộ địa chính- xây dựng 2 xã Hòa Bình và Thủy Sơn. Quận Lê

Chân kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể và 3 cá nhân Phòng Quản lý đô thị; tập thể, cá nhân Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND phường phụ trách đô thị và cán bộ địa chính xây dựng thuộc 2 phường Đông Hải và Vĩnh Niệm. Quận Hồng Bàng rút

kinh nghiệm, kiểmđiểm tổ chức, cá nhân trong quản lý trật tự xây dựng, đồng thời

quán triệt yêu cầu quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng đến lãnh đạo UBND, cán bộ quản lý đô thị các phường trên địa bàn quận…

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, 17 công trình vi phạm nổi cộm còn lại hiện đang vướng trong công tác xử lý. Đơn cử, công trình vi phạm xây vượt 3 tầng (từ 7 tầng theo giấy phép lên 10 tầng) của Công ty cổ phần Nguyễn Vũ Gia tại phường Đằng

Lâm, quận Hải An. Từ đầu tháng 7-2017, đơn vị này bắt đầu tiến hành tháo dỡ vi

phạm, tuy nhiên đến nay mới chỉ tháo được phần mái của tum trên tầng 10. Ngoài ra, trong số các công trình được thành phố phê chuẩn phải tháo dỡ, các địa phương lại kiến nghị UBND thành phố tạo điều kiện hoàn tất thủ tục, cho phép công trình vi phạm tồn tại. Lý do là các công trình này chủ yếu xây dựng trên đất nông nghiệp xen kẹt (huyện An Dương); công trình vi phạm 1 phần trên đất quy hoạch khu dân cư (quận Kiến An và huyện An Dương) hoặc công trình xây dựng trên đất dự phòng quy hoạch khu dân cư (quận Kiến An)… Do đó, Sở Xây dựng đang tổng hợp lại và tiếp tục đề xuất UBND thành phố phương án xử lý.

Tuy nhiên, điều dư luận quan tâm là với các công trình xây dựng vi phạm, nếu không xử lý kiên quyết, thẳng tay mà cứ nể nang, tránh né rất dễ dẫn tới “nhờn” pháp luật. Hệ quả là việc xử lý các công trình vi phạm sau này cực kỳ khó khăn. Do đó, một khi UBND thành phố phê chuẩn buộc phải tháo dỡ công trình, ngành chức năng và chính quyền địa phương phải thực hiện nghiêm.

Mặt khác, Sở Xây dựng hoàn thành xây dựng dự thảo Quy định cấp phép xây

dựng thay thế Quyết định 941 ngày 12-5-2014. Theo đó, quy chế cấp phép xây

dựng mới khắc phục những hạn chế của quy chế hiện hành, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho người dân và cả cơ quan quản lý trong quá trình thực hiện thủ tục cấp phép cũng như triển khai xây dựng công trình trên đất hạn chế xây dựng. Đây cũng

là một trong những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế thấp nhất vi phạm TTXD trên địa bàn.

Sở Xây dựng Hải Phòng đã đổi mới trong công tác chỉ đạo điều hành, quán triệt các chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND TP và thực hiện Chủ đề năm của Thành phố; ban hành đầy đủ, kịp thời và chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động của ngành và của Thành phố như ban hành các Chương trình công tác, Kế hoạch để triển khai thực hiện... Tiếp tục tăng cường hiệu lực công tác quản lý nhà nước, giữ vững kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới phương thức làm việc của Sở và các đơn vị trực thuộc; nâng cao vai trò trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quy chế làm việc của Sở và Quy chế làm việc của Đảng ủy cơ quan Sở cũng được đổi mới cho phù hợp với quy định, đặc điểm và yêu cầu của tình hình mới. Tổ chức phân công nhiệm vụ, quy định rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện từng công việc cụ thể đối với tập thể lãnh đạo Sở và các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc.

Về đổi mới và sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Xây dựng. Xác định cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định, ảnh hướng tới chất lượng và hiệu quả công việc. Sở đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành

Quyết định số 403/2017/QĐ-UBND ngày 24/02/2017 quy định điều kiện, tiêu

chuẩn chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng chuyên môn, người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Xây dựng, Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị nhằm đổi mới trong công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Xây dựng.

Công tác cải cách thể chế được quan tâm hoàn thiện. Sở Xây dựng đã chủ động tham mưu giúp HĐND, UBND Thành phố làm tốt công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng như: Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chung thành phố, quy định một số nội dung về quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 48 - 55)