Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xâydựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)

2.1.5.1. Các cơ chế chính sách của Nhà nước liên quan đến quản lý hoạt động

xây dựng

Chế độ chính sách về xây dựng trong những năm gần đây vẫn còn nhiều biến động, đơn cử một trong những quy định hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/6/2014 thay thế Luật Xây dựng số

16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 đã có hàng loạt các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành được thay thế quy định, hướng dẫn công tác quản lý

hoạt động xây dựng. Hiện nay Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007

của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xây

dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đã được thay thế bằng Nghị định

139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017 của Chính Phủ Quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh

khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý

sử dụng nhà và công sở. Một khi thay đổi chủ trương, chính sách thì nó kéo theo

thay đổi nhiều mặt quản lý kinh tế. Ngành Xây dựng cần sớm nhấn mạnh luật lệ, chính sách để mọi mặt trong xây dựng có thể ổn định chính sách cụ thể liên quan

đến quản lý hoạt động xây dựng nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng.

2.1.5.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng

Theo Điều 3 Luật Xây dựng 2014, Cơ quan quản lý nhà nước về xây

dựnggồm Bộ Xây dựng,Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương (sau đây gọi chung là Ủy bannhân dân cấp tỉnh) vàỦy ban nhân dân

huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làỦy ban nhân

Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Thiết lập một bộ máy đồng bộ từ cấp trung ương đến địa phương là điều kiện tiên quyết để giải quyết vấn đề quản lý một cách có hiệu quả.

Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vai trò của chính quyền là rất quan trọng: Là người chủ trì, người tạo điều kiện và người tổ chức thực hiện mọi hoạt động cải tạo và xây dựng đô thị.

Năng lực của chính quyền đô thị được khẳng định khi làm tốt bốn chức năng sau:

- Chức năng định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch và các chính sách.

- Chức năng tạomôi trường pháp lý và cơ chế chính sách để phát huy các

nguồn lực xã hội cho sự phát triển đô thị, đồng thời tạo được trật tự, kỷ cương trong quá trình kiểm soát phát triển đô thị.

- Chức năng hỗ trợ phát triển, xây dựng và cung cấp kết cấu hạ tầng kinh

tế - xã hội, và kỹ thuật quan trọng và hệ thống an ninh xã hội.

- Chức năng đảm bảo sự phát triển bền vững của đô thị và tính tích cực của

các cân đối vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.

2.1.5.3. Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng

Năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý về xây dựng cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về trật tự xây dựng. Đội

ngũ cán bộ, công chức có giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ mới có thể thực thi, thi

hành công vụ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Do đó kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý trật tự xây dựng tại các xã, phường, thị trấn; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn, thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc cấp giấy phép xây dựng là một trong những điều kiện cần thiết để nâng cao công tác quản lý trật tự xây dựng tại địa phương.

2.1.5.4. Cơ sở vật chất phục vụ công tác trật tự xây dựng

Công tác quản lý trật tự xây dựng muốn tốt cũng cần được đầu tư cơ sở vật chất đẩy đủ, đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hướng đến hoạt động quản

lý, cơ sở vật chất có tốt, hiện đại mới đảm bảo việc quản lý được đầy đủ và đạt hiệu quả cao.

Cần đầu tư trang thiết bị hiện đại, máy tính cấu hình đủ mạnh để sử dụng, lưu trữ được những file dữ liệu của đồ án và phải có các thiết bị hỗ trợ khác như máy định vị GPS, phần mềm quản lý GIS để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về xây dựng nói chung và quản lý trật tự xây dựng nói riêng là một trong những điều cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng.

2.1.5.5. Ý thức chấp hành pháp luật của chủ đầu tư

Ý thức chấp hành pháp luật của người dân là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao công tác quản lý trật tự xây dựng. Mỗi năm dân số thành phố tăng lên, kéo theo sức ép về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, do đó khi đã có hạ tầng hiện đại, đồng bộ, nếu mỗi người dân không có ý thức giữ gìn trật tự, văn minh đô thị, thì diện mạo thành phố không thể sạch đẹp được.

Việc tuyên truyền, giáo dục, nhằm thay đổi nhận thức của người dân, để mỗi người dân phải nhận thức việc chấp hành giữ gìn vệ sinh môi trường, trật tự đô thị là trách nhiệm của mình. Chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, trật tự xây dựng và nâng cao chất lượng quản lý đô thị, giáo dục đạo đức công vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,

đồng thời xây dựng phong cách thanh lịch, văn minh, nhất là về nhận thức, ý

thức chấp hành và trách nhiệm thực thi pháp luật. Phải coi việc chấp hành và

thực hiện tốt các quy định về quản lý trật tự xây dựng chính là giữ gìn kỷ cương, phép nước, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển tình nhà theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại. Làm tốt điều đó cũng là nghĩa vụ và vì lợi ích của toàn dân, toàn xã hội.

2.1.5.6. Giám sát của cộng đồng

Sự nghiệp cải tạo và xây dựng đô thị là của dân, do dân và vì dân. Một khi vai trò của cộng đồng và sự tham dự của dân cư được coi trọng thì công tác quản lý nhà nước sẽ được phát huy hiệu lực.

Vai trò của cộng đồng và sự tham gia của dân cư được phát huy trong tất cả các giai đoạn; Lập, xét duyệt quy hoạch xây dựng đô thị; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng đô thị; tổ chức cải tạo và xây dựng đô thị; khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, môi trường đô thị.

Công tác giám sát của cộng đồng thông qua các hình thức: Thực hiện công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố hòa bình, tỉnh hòa bình (Trang 41 - 44)