3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Bắc Ninh
a. Điều kiện tự nhiên
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh, xưa là xứ Kinh Bắc, là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Với vị trí thuận lợi, Bắc Ninh ngày nay chính là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc và trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long. Bắc Ninh còn là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, có nhiều lợi thế về
phát triển kinh tế - thương mại và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh nằm trong phạm vi từ 20o58’ đến 20o16’ vĩ độ Bắc và 105 o54’ đến 106 o19’ kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp Thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.
Thành phố Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30km, cách sân bay quốc tế Nội bài 30km, cách Hải Phòng 110km. Vị trí địa kinh tế liền kề với Thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh chính là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Diện tích
Diện tích toàn tỉnh Bắc Ninh là 822,7 km2. Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là địa phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 63 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra diện tích đất tự nhiên của Bắc Ninh, đến năm 2015, toàn tỉnh có 60,3% diện tích đất nông nghiệp với tổng diện tích 49.615,3 ha; 39,4% diện tích đất phi nông nghiệp (32.440,7 ha) và 0,3% diện tích đất chưa sử dụng (215,1 ha).
Khí hậu
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu, Đông. Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa Hè nóng ẩm và mùa Đông khô lạnh. Trong khoảng 12 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình năm là 24oC; số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.417 giờ; độ ẩm tương đối trung bình khoảng 81%; lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500mm. Mùa mưa chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm.
Địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ
cao phổ biến 300 - 400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong. Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ.
b. Điều kiện Kính tế - Xã hội
Dân cư - lao động
Năm 2016, dân số Bắc Ninh là 1.214.000 người, chỉ chiếm 1,21% dân số cả nước và đứng
thứ 39/63 tỉnh, thành phố, trong đó nam 502.925 người và nữ 521.547 người; khu vực thành thị 270.987 người, chiếm 35% dân số toàn tỉnh và khu vực nông thôn 853.485 người, chiếm 65%. Mật độ dân số Bắc Ninh năm 2010 đã lên tới 1,262 người/km², gần gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả nước và là địa phương có mật độ dân số cao thứ 3 trong số 63 tỉnh, thành phố, chỉ thấp hơn mật độ dân số của Hà Nội và của thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289 người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.
Bắc Ninh có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 665.236 người, chiếm 64,93% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 258.780 người, chiếm 25,26% tổng dân số còn nhóm người trên 60 tuổi có 100.456 người, tức chiếm 9,8%.
Tăng trưởng kinh tế
Năm 2017, quy mô kinh tế tiếp tục mở rộng, vị thế của Bắc Ninh ngày càng nâng cao so với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Tổng sản phẩm (GRDP) năm 2017 chiếm 3,11% GDP cả nước, xếp thứ 4/63 tỉnh, thành phố; tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 19.12 % (kế hoạch đề ra tăng 9,0-9,2%) là tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2017.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng: khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 75,2%; dịch vụ chiếm 21,8%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 3,0%.
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2017 ước đạt 1.049 nghìn tỷ đồng (giá hiện hành), giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đứng thứ 2cả nước, sau TP. Hồ Chí Minh. Đây là động lực mới giúp cho kinh tế của tỉnh Bắc Ninh tăng trưởng cao trong năm 2017.
Công tác thu hút đầu tư được đẩy mạnh với cơ chế, giải pháp thông thoáng. Bắc Ninh đứng thứ 2 toàn quốc về thu hút FDI với 160 dự án mới và điều chỉnh tăng vốn cho 115 dự án với tổng vốn đăng ký sau điều chỉnh đạt 3,5 tỷ USD. Lũy kế đến nay, tỉnh Bắc Ninh cấp đăng ký đầu tư ước 1.112 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký sau điều chỉnh khoảng 16 tỷ USD.
Hoạt động ngoại thương tạo kỳ tích mới với kim ngạch xuất khẩu lần đầu tiên cán mốc gần 30 tỷ USD, chiếm 14,9%/XK cả nước. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 29,85 tỷ USD, vượt 47,5% KH và tăng 59,5% và giữ vững vị trí thứ 2 toàn quốc.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh ước 21.597,7 tỷ đồng, đạt 131,5% dự toán năm, tăng 20,1% so với năm 2016 (tương ứng tăng 3.585 tỷ đồng); trong đó thu nội địa là 16.137 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX đề ra (đến năm 2020, thu nội địa đạt 14.930 tỷ đồng).
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh; các tiêu chí tiếp tục gia tăng, đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt; bình quân số tiêu chí đạt chuẩn là 18,14 tiêu chí/xã, tăng 0,94 tiêu chí. Dự kiến hết năm 2017, có tổng số 70 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 72,1% số xã, tăng 12 xã so với năm 2016, có 02 đơn vị là huyện Tiên Du và thị xã Từ Sơn được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Công tác cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt. Trong năm 2017, tỉnh đã thành lập và đưa Trung tâm hành chính công tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố hoạt động hiệu quả; đồng thời thực hiện giải thể, sáp nhập các đơn vị hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, giảm 11 đầu mối, qua đó, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện. Bắc Ninh là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về chính sách an sinh, phúc lợi xã hội. Công tác
giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm hộ nghèo xuống còn 2,5%.
Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh thực hiện và phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các ngành rà soát, chuẩn hóa lại số liệu về phát triển kinh tế- xã hội năm 2017 và dự kiến các chỉ tiêu năm 2018 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành, địa phương tiếp tục chủ động, tận dụng những thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện đồng bộ các giải pháp đột phá, phấn đấu xây dựng và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong thời gian tới.
3.1.2. Giới thiệu bệnh viện sản nhi Bắc Ninh
3.1.2.1. Lịch sử hình thành
Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Bắc Ninh được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-UBND, ngày 16/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh, trên cơ sở nâng cấp Khoa Sản và Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh.
Bệnh viện Sản - Nhi là đơn vị sự nghiệp y tế công lập hạng II, có thu, tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên theo Nghị định số 43/2006/NĐ- CP và Nghị định số 85/2012/NĐ-CP, trực thuộc Sở Y tế. Với quy mô 200 giường bệnh, 06 phòng chức năng, 03 khoa lâm sàng, 04 khoa cận lâm sàng và 03 khoa hậu cần phục vụ.
Bệnh viện Sản Nhi là bệnh viện chuyên biệt đầu tiên về Sản nhi của tỉnh Bắc Ninh, xây dựng trên diện tích 24.000m2, quy mô 200 giường với tổng mức đầu tư trên 360 tỷ đồng. Bệnh viện gồm khối nhà kỹ thuật nghiệp vụ, điều trị nội trú 9 tầng, khối nhà phụ trợ tổng hợp 3 tầng và hạng mục phụ trợ khác. Hệ thống trang thiết bị chuyên môn, đồng bộ, hiện đại, tiên tiến; đội ngũ cán bộ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề và trình độ cao, thái độ phục vụ tận tình. Tất cả nhằm hướng tới một mục đích chung là đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Bệnh viện Sản nhi tỉnh Bắc Ninh thành lập và đi vào hoạt động đã đánh dấu một bước tiến mới của ngành Y tế tỉnh nhà, nâng cao chất lượng y tế, giảm tải cho tuyến trên.
3.1.2.2. Tổ chức bộ máy
Sơ đồ 3. 1. Tổ chức bộ máy quản lý Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh
Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, BV Sản Nhi Bắc Ninh (2017) Bộ máy tổ chức của bệnh viện gồm:
+ Ban giám đốc: 1 Giám đốc và 4 đồng chí Phó Giám đốc.
+ 07 Phòng chức năng: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tổng hợp, Công nghệ thông tin, Tài chính kế toán, Điều dưỡng, Hành chính quản trị, Vật tư và trang thiết bị y tế.
+ 06 Khoa lâm sàng: Khoa Khám bệnh, Khoa phẫu thuật gây mê hồi sức, Khoa Sản, Khoa Phụ, Khoa Nội Nhi, Khoa Ngoại - Liên chuyên khoa.
+ 04 Khoa cận lâm sàng: Xét nghiệm Trung tâm (bao gồm Huyết học truyền máu, Vi sinh, Sinh hóa, Giải phẫu bệnh tế bào, Thăm dò chức năng), Chẩn đoán hình ảnh, Dược, Kiểm soát nhiễm khuẩn.
KHỐI CẬN LÂM SÀNG XN TRUNG TÂM CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH DƯỢC KHOA KHÁM BỆNH KHOA PHỤ KHOA PT GMHS
KHOA NỘI NHI KHOA SẢN KHOA NGOẠI- LIÊN CHUYÊN KHOA KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC KHỐI LÂM SÀNG PHÒNG CHỨC NĂNG TỔ CHỨC CẤN BỘ ĐIỀU DƯỠNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN KẾ HOẠCH TỔNG HỢP HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ VẬT TƯ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Mô hình cơ cấu tổ chức của bệnh viện áp dụng theo mô hình kiểu trực tuyến. Mô hình cơ cấu tổ chức kiểu trực tuyến là mô hình tổ chức quản lý, trong đó mỗi người cấp dưới chỉ nhận sự điều hành và chịu trách nhiệm trước một người lãnh đạo trực tiếp cấp trên. Đặc điểm của loại cơ cấu này là mỗi quan hệ giữa các nhân viên trong tổ chức bộ máy được thực hiện theo trực tuyến, tức là quy định quan hệ dọc trực tiếp từ người lãnh đạo cao nhất đến người thấp nhất, người thừa hành chỉ nhận mệnh lệnh từ một người phụ trách trực tiếp.
Ưu điểm
Loại hình này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chế độ một thủ trưởng. Tức là, mô hình này đề cao vai trò thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc một thủ trưởng. Thông tin trực tiếp nên nhanh chóng, chính xác. Tạo ra sự thống nhất tập trung cao, chế độ trách nhiệm rõ ràng.
Nhược điểm
Mô hình này chỉ áp dụng cho các tổ chức có quy mô nhỏ ( người lãnh đạo có thể xử lý những thông tin phát sinh) chứ không phù hợp với quy mô lớn, Người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện để chỉ đạo tất cả các bộ phận quản lý chuyên môn. Hạn chế việc sử dụng các chuyên gia có trình độ nghiệp vụ cao về từng mặt quản lý.
Khi cần hợp tác, phối hợp công việc giữa hai đơn vị, hoặc hai cá nhân ngang quyền thuộc các tuyến khác nhau thì phải đi theo đường vòng qua các kênh đã định.
3.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
1. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh
- Tiếp nhận mọi trường hợp người bệnh thuộc chuyên khoa của bệnh viện để khám bệnh, chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú.
- Giải quyết hầu hết các bệnh thuộc chuyên khoa ở địa phương.
- Tham gia khám giám định sức khỏe và khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa trung ương hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.
2. Đào tạo cán bộ
- Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế chuyên khoa ở bậc đại học và trung học, đồng thời tham gia giảng dạy chuyên khoa ở bậc đại học và trung học.
- Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa.
3. Nghiên cứu khoa học về y học
- Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về chuyên khoa ở cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
- Nghiên cứu, triển khai dịch tễ học cộng đồng thuộc lĩnh vực chuyên khoa để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.
4. Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo chuyên khoa tuyến dưới và những người hành nghề tư về chuyên khoa trong địa bàn được Sở Y tế phân công để phát triển kỹ thuật chuyên khoa và nâng cao chất lượng cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa.
- Kết hợp với các cơ sở y tế thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa tại cộng đồng trong khu vực được phân công.
5. Phòng bệnh
- Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng và thực hiện thường xuyên công tác phòng bệnh, phòng dịch.
6. Hợp tác quốc tế
- Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ngoài nước theo quy định của Nhà nước.
7. Quản lý kinh tế
- Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp.
- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi ngân sách của bệnh viện. Từng bước hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
- Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác.
3.1.2.4. Đặc điểm nguồn nhân lực
Bảng 3.1. Tình hình cán bộ viên chức của bệnh viện qua hai năm 2016-2017
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 +/- %