Qui trình thanh toán viện phí của người bệnh với bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán viện phí tại bệnh viện sản nhi bắc ninh (Trang 71 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Qui trình kcb và thanh toán viện phí tại bệnh viện sản nhi tỉnh Bắc Ninh

4.1.1. Qui trình thanh toán viện phí của người bệnh với bệnh viện

Quy trình thanh toán viện phí tại bệnh viện được áp dụng theo 2 hình thức thanh toán ngoại trú và nội trú (Sơ đồ 4.1).

(9)

Sơ đồ 4. 1. Quy trình thanh toán chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân với Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh

Nguồn: Phòng tài chính kế toán Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh Người bệnh

đến khám

Bệnh nhân có thẻ BHYT

Nhập viện Nơi thu tiền

viện phí Lấy thuốc đi về Bác sĩ khám Bệnh nhân không thẻ BHYT Thanh toán ra viện 1 2 3 4 5 6 7 8 9

(1) Khách hàng đến quầy đăng ký tại bàn tiếp đón ( Sảnh đón tiếp tầng 1); xuất trình giấy ( CMTND, BHYT, Giấy chuyển tuyến ( nếu có)), nhân viên tiếp đón sẽ nhập thông tin cá nhân của khách hàng vào hệ thống máy tính và số thứ tự khám bệnh sẽ được nhập tự động vào máy tính của bác sỹ.

(2), (3) Ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám đã được chỉ định, chờ bác sỹ gọi vào khám bệnh theo thứ tự.

(4), (5) Bác sỹ khám bệnh và ra chỉ định làm dịch vụ cận lâm sàng ( Chỉ định làm xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng..). Người bệnh đến nộp tiền tại quầy thu viện phí sau đó đến phòng lấy mẫu xét nghiệm, phòng chụp X-Quang, phòng siêu âm theo chỉ dẫn trên tờ chỉ định của mình.Tiếp theo bệnh nhân ngồi ghế chờ tại cửa phòng khám để bác sĩ gọi lần lượt vào trả kết quả xét nghiệm và kết luận.

(6) Bệnh nhân không phải nằm viện được bác sỹ kê thuốc đi mua thuốc và ra về.

(7) Bệnh nhân được chỉ định nhập viện

(8) Nộp tiền tạm ứng nhập viện tại phòng thu viện phí (9) Bệnh nhân thanh toán ra viện.

4.1.1.1. Qui trình thanh toán ngoại trú

Quy trình thanh toán ngoại trú với người bệnh không có thẻ BHYT Bước 1: Tại bộ phận hướng dẫn, đón tiếp

Nhân viên tiếp đón hỏi thông tin hành chính, biểu hiện của người bệnh sau đó xác định chuyên khoa cần khám cho người bệnh rồi nhập vào phần mềm, phần mềm tự động đưa ra một mã số bệnh nhân cho mỗi người bệnh. Sau đó nhân viên in phiếu thông tin cho người bệnh rồi hướng dẫn người bệnh ngồi chờ ở trước cửa các phòng khám đợi loa gọi tên theo số thứ tự đã in ra.

Bước 2: Tại phòng khám chuyên khoa

Điều dưỡng phòng khám gọi người bệnh vào phòng theo số thứ tự hoặc ưu tiên (nếu có).

Điều dưỡng nhận phiếu thông tin người bệnh, sổ khám bệnh; ghi thông tin người bệnh đầy đủ vào sổ khám bệnh; nhập thông tin của người bệnh trên phần mềm.

Bác sĩ phòng khám, khám bệnh và cho chỉ định CLS, thủ thuật,...; sau đó bác sĩ in chỉ định khám cho người bệnh điều dưỡng hướng dẫn người bệnh đi nộp viện phí dịch vụ CLS, thủ thuật,... (nếu có chỉ định).

Bước 3: Tại quầy 3 thu viện phí

Người bệnh đưa phiếu chỉ định cho kế toán viên.

Kế toán viên kiểm tra, đối chiếu trên phần mềm, in biên lai tạm ứng và thu tiền của người bệnh. Kế toán viên đóng dấu đã kiểm tra vào các chỉ định của người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến các phòng khám cận lâm sàng để khám.

Bước 4: Tại phòng khám chuyên khoa

Sau khi người bệnh đi làm các dịch vụ CLS, thủ thuật,...có kết quả về nộp cho điều dưỡng. Điều dưỡng tập hợp kết quả khám rồi đưa cho bác sĩ. Bác sĩ kết luận, tư vấn sức khỏe và kê đơn thuốc điều trị (nếu có). Sau đó điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân quay lại quầy thu tiền, thanh toán biên lai tạm ứng rồi ra quầy thuốc mua thuốc theo đơn (nếu có).

Bước 5: Tại quầy 3 thu viện phí

Nhân viên kế toán nhận lại biên lai tạm ứng rồi in hóa đơn tiền khám chữa bệnh cho bệnh nhân sau đó đóng dấu đã thu tiền vào hóa đơn cho người bệnh. Sau đó hướng dẫn người bệnh qua quầy thuốc mua thuốc.

Nếu người bệnh được chỉ định nằm viện, sau khi bác sĩ viết hồ sơ bệnh án nhập viện xong điều dưỡng hướng dẫn người bệnh ra quầy 2 đóng tiền tạm ứng nhập viện. Nhân viên kế toán tại quầy 2 nhập mã bệnh nhân vào phần mềm, thu tiền tạm ứng và in giấy tạm ứng cùng bảng kê tiền tạm ứng ra và đóng dấu đã thu tiền vào rồi đưa cho người bệnh.

Kết thúc quy trình.

Từ 1/1/2017 đến 1/8/2017 trên phần mềm viện phí xuất hiện song song hai bảng giá áp dụng cho người bệnh. Đối với người bệnh không có thẻ BHYT thì thu theo giá của Quyết định 29/2012/QĐ-UBND về danh mục và mức thu dịch vụ khám, chữa bệnh trong cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế thì thực hiện theo mức giá dịch vụ khám bệnh,

chữa bệnh bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT- BTC ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.

Việc áp dụng song song hai bảng giá trên phần mềm khiến nhiều khi bác sĩ cũng nhầm lẫn trong việc cho chỉ định giữa hai bảng giá. Kế toán lúc thu tiền cũng sẽ có lúc nhầm lẫn giữa các đối tượng. Việc này ảnh hưởng đến quyến lợi của cả hai bên người bệnh và bệnh viện đặc biệt là công tác quản lý thanh toán viện phí. Vì vậy phòng công nghệ thông tin khi mã hóa giá của các dịch vụ khám chữa bệnh của hai đối tượng trên cần mã hóa tên của các dịch vụ theo tên của thông tư giá để bác sĩ đỡ nhầm lẫn trong việc cho chỉ định.

Thời điểm đó, người bệnh không có thẻ BHYT vẫn chi trả theo bảng giá cũ được ban hành từ năm 2006 và 2012. Thực tế bảng giá này chưa tính đủ chi phí trực tiếp, chưa có tiền lương nên thấp hơn so với mức giá khám chữa bệnh BHYT. Theo Nghị định 16 thì đến năm 2016 bắt buộc phải thực hiện mức giá tính đủ chi phí trực tiếp và tiền lương. Như vậy theo quy định của Chính phủ thì lộ trình thực hiện mức giá cho người chưa có thẻ BHYT đang chậm hơn. Tuy nhiên, trong năm 2017, viện phí theo hướng tính đúng, tính đủ sẽ được áp dụng đối với người không có thẻ BHYT.

Kể từ ngày 1/8/2017, người bệnh chưa tham gia bảo hiểm y tế; người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế thì áp dụng mức giá theo thông tư 02/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 3 năm 2017 của Bộ Y tế.

Theo thông tư này những người không có bảo hiểm y tế đi khám bệnh sẽ phải trả một khoản tiền rất lớn do viện phí tăng. Đợttăng viện phí mới có hiệu lực được áp dụng với nhóm người không tham gia bảo hiểm y tế. Theo đó, giá viện phí cho 1.900 dịch vụ y tế một số dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT sẽ chính thức được áp dụng giá viện phí mới.

Việc điều chỉnh viện phí lần này nhằm mục đích điều chỉnh viện phí để người không thẻ BHYT và có thẻ BHYT đều chung mức giá như nhau. Mức giá trần này không bao gồm khám, điều trị tại các khoa tự nguyện, theo yêu cầu.

Mức tăng giá mới này khiến cho chi phí khám chữa bệnh của đối tượng không bảo hiểm này tăng cao. Việc tăng giá cần phải được tuyên truyền sâu rộng

đến quần chúng nhân dân tránh trường hợp người bệnh hiểu lầm: “ Mỗi lần đi khám vẫn làm những xét nghiệm đó mà giá lại khác nhau”. Điều đó gây ảnh hưởng không tốt về công tác quản lý viện phí.

Quy trình thanh toán ngoại trú đối với người bệnh có thẻ BHYT Bước 1: Tại bộ phận hướng dẫn, đón tiếp

Nhân viên tiếp đón hỏi thông tin hành chính, yêu cầu người bệnh xuất trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh, hồ sơ chuyển viện

hoặc giấy hẹn tái khám để xác định đúng đối tượng hưởng BHYT. Nhân viên đón tiếp hỏi biểu hiện của người bệnh sau đó xác định chuyên khoa cần khám cho người bệnh rồi quét thẻ BHYT vào phần mềm, phần mềm tự động đưa ra một mã số bệnh nhân cho mỗi người bệnh. Sau đó nhân viên in phiếu thông tin cho người bệnh rồi hướng dẫn người bệnh ngồi chờ ở trước cửa các phòng khám đợi loa gọi tên theo số thứ tự đã in ra.

Bước 2: Tại phòng khám chuyên khoa

Điều dưỡng phòng khám gọi người bệnh vào phòng theo số thứ tự hoặc ưu tiên (nếu có).

Điều dưỡng nhận phiếu thông tin người bệnh, sổ khám bệnh; ghi thông tin người bệnh đầy đủ vào sổ khám bệnh; nhập thông tin của người bệnh trên phần mềm.

Bác sĩ phòng khám, khám bệnh và cho chỉ định CLS, thủ thuật,...; sau đó bác sĩ in chỉ định khám cho người bệnh điều dưỡng hướng dẫn người bệnh đi giám định BHYT.

Bước 3: Tại quầy 4 giám định BHYT

Người bệnh đưa phiếu chỉ định cho kế toán viên.

Kế toán viên kiểm tra, đối chiếu thẻ BHYT trên hệ thống giám định BHYT để xác định người bệnh có được hưởng chế độ BHYT không. Nếu thẻ BHYT và giấy tờ hợp lệ thì giữ lại thẻ, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn rồi đóng dấu đã kiểm tra vào các chỉ định của người bệnh và hướng dẫn người bệnh đến các phòng khám cận lâm sàng để khám.

Bước 4: Tại phòng khám chuyên khoa

Sau khi người bệnh đi làm các dịch vụ CLS, thủ thuật,...có kết quả về nộp cho điều dưỡng. Điều dưỡng tập hợp kết quả khám rồi đưa cho bác sĩ. Bác sĩ kết

luận, tư vấn sức khỏe, in và ký vào bảng kê chi phí KCB ngoại trú, kê đơn thuốc điều trị và hẹn ngày khám lại (nếu có). Sau đó điều dưỡng hướng dẫn bệnh nhân hoặc đại diện người bệnh ký vào bảng kê chi phí KCB ngoại trú, đơn phát thuốc BHYT (nếu có) sau đó hướng dẫn người bệnh quay lại quầy 4 lấy thẻ BHYT và đóng tiền cùng chị trả ( nếu có )

Bước 5: Tại quầy 4 giám định BHYT

Kế toán tiếp nhận hồ sơ KCB ngoại trú, đơn thuốc BHYT ( nếu có); xác định phần đồng chi trả của người bệnh ( nếu có). Nhập mã bệnh nhân trên phần mềm để duyệt chi phí KCB ngoại trú, in hóa đơn và thu tiền (nếu có), kế toán ký tên vào Bảng kê chi phí KCB ngoại trú, ký vào đơn phát thuốc BHYT và đóng dấu đã kiểm tra vào đơn thuốc, trả người bệnh thẻ BHYT và hướng dẫn người bệnh qua quầy 1 cấp phát thuốc BHYT để lấy thuốc.

Nếu bệnh nhân được chỉ định chuyển viện:

Bác sỹ viết giấy chuyển viện, in bảng kê chi phí KCB ngoại trú, ký vào bảng kê chi phí KCB. Điều dưỡng hướng dẫn người bệnh ký vào bảng kê chi phí KCB và ra quầy 4 lấy lại thẻ BHYT và nộp tiền đồng chi trả ( nếu có), sau đó qua phòng B110 kế hoạch tổng hợp để ký và đóng dấu vào giấy chuyển viện.

Nếu người bệnh được chỉ định nằm viện, sau khi bác sĩ viết hồ sơ bệnh án nhập viện xong điều dưỡng hướng dẫn người bệnh ra quầy 2 đóng tiền tạm ứng nhập viện. Nhân viên kế toán tại quầy 2 nhập mã bệnh nhân vào phần mềm, thu tiền tạm ứng và in giấy tạm ứng cùng bảng kê tiền tạm ứng ra và đóng dấu đã thu tiền vào rồi đưa cho người bệnh.

Kết thúc quy trình.

Cuối mỗi ngày kế toán tại quầy số 4 tập hợp các bảng kê chi phí KCB trong ngày lại gửi lên cho kế toán quản lý viện phí cất và lưu trữ để cuối tháng cơ quan BHXH kiểm tra. Cuối ngày các chi phí KCB BHYT đã được duyệt trên phần mềm viện phí sẽ được phòng công nghệ thông tin tự động đẩy vào hệ thống cổng thông tin giám định của BHXH.

4.1.1.2. Qui trình thanh toán nội trú

Bước 1: Người bệnh có chỉ định ra viện. Điều dưỡng hành chính khoa có trách nhiệm hoàn tất thủ tục hành chính và tổng hợp các chi phí nằm viện vào bảng kê chi phí KCB nội trú. Bác sĩ điều trị in giấy ra viện cho bệnh nhân. Điều

dưỡng hành chính chuyển bảng kê chi phí KCB nội trú cùng giấy ra viện xuống phòng kế toán cho kế toán quản lý viện phí duyệt chứng từ.

Bước 2: Kế toán quản lý viện phí nhập mã bệnh nhân vào phần mềm và duyệt chứng từ sau đó ghi phần đồng chi trả vào tờ bảng kê tạm ứng của người bệnh. Rồi chuyển bảng kê tạm ứng cùng với giấy ra viện đó xuống quầy 5 thanh toán nội trú.

Bước 3: Nhân viên phòng thanh toán nội trú căn cứ vào bảng kê tạm ứng, tổng hợp chi phí ra viện. Nhận giấy tạm ứng của người bệnh đối chiếu mã bệnh nhân, họ tên, số tiền người bệnh đã điều trị và số tiền tạm ứng (thừa thiếu) để hoàn trả hoặc thu thêm của người bệnh.

Bước 4: Sau khi người bệnh hoặc thân nhân người bệnh hoàn tất thủ tục thanh toán viện phí, nhân viên phòng kế toán đưa lại cho người bệnh thẻ BHYT và giấy ra viện.

Bước 5: Người bệnh ra về được cấp đơn thuốc điều trị và tư vấn của Bác sĩ. Cuối mỗi ngày kế toán quản lý viện phí tổng hợp bảng kê chi phí khám chữa bệnh nội trú lại cất và lưu trữ chứng từ để cuối tháng BHXH kiểm tra. Cuối ngày các chi phí KCB BHYT đã được duyệt trên phần mềm viện phí sẽ được phòng công nghệ thông tin tự động đẩy vào hệ thống cổng thông tin giám định của BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán viện phí tại bệnh viện sản nhi bắc ninh (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)